Phát hiện xác ướp 5.300 năm ăn mặc thời thượng
Toàn bộ trang phục của xác ướp thợ săn 5.300 tuổi có biệt danh là Otzi được tìm thấy ở dãy núi Alpơ đều được làm từ da động vật.
Xác ướp Otzi được tìm thấy ở dãy núi Anpơ
Điều đặc biệt là xác ướp đội một chiếc mũ lông gấu, đeo một chiếc bao đựng cung tên thời trang được làm từ da con nai, theo các nhà khoa học.
Các phần trang phục còn lại của Otzi đều làm từ cừu, trâu, bò, dê, nhóm nghiên cứu nói.
Xác ướp Otzi được bảo quản rất cẩn trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng xác ướp từ khi phát hiện nó trong một tảng băng năm 1991.
Otzi là một người đàn ông sống từ năm 3.359 đến 3.105 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học nghiên cứu xác ướp rất kĩ lưỡng
Xác ướp được tìm thấy ở dãy Anpơ, đoạn gần biên giới Áo và Italy. Được biết đây là xác ướp con người tự nhiên lâu đời nhất ở châu Âu.
Video đang HOT
Những phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại Học viện châu Âu Bozano, Ý, được đăng tải trên tạp chí Báo cáo khoa học.
Phân tích gen cho thấy mũ và bao cung tên của Otzi có nguồn gốc từ hai loài động vậthoang dã, gấu nâu và hươu. Áo khoác của xác ướp cũng được chắp vá từ da dê và cừu. Ngoài ra, ông cũng mặc quần tất đùi, được làm từ da dê.
Trang phục của xác ướp được làm từ ít nhất 5 loài động vật
Các nhà khoa học viết: “Trang phục của Otzi được làm từ ít nhất năm loài động vật khác nhau”.
“Áo khoác làm từ da dê và cừu. Có thể đây là những vật liệu có sẵn giúp người đàn ông may quần áo cho mình”
Hình ảnh minh hoạ trang phục của thợ săn Otzi 3.000 năm trước Công nguyên
Theo Trà My – Mirror (Dân Việt)
Giải mã sự thật chấn động về Ai Cập cổ đại
Vào năm 2013, các chuyên gia khai quật được 9 hạt bằng sắt màu đen tại một nghĩa trang gần sông Nile về phía Bắc. Những hiện vật này là của người Ai Cập cổ đại. Chúng được làm từ những mảnh của một thiên thạch bị rơi và là hợp kim sắt-niken. Những hạt sắt này có cách đây vào khoảng năm 3.200 TCN.
Mới đây, phân tích thành phần kim loại của một con dao găm được chôn theo pharaoh Tutankhamun cũng được làm từ quặng sắt lấy từ một thiên thạch. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại đã sử dụng kim loại từ hàng ngàn năm. Theo đó, rất nhiều vật dụng được người thợ có tay nghề cao chế tác từ thiên thạch.
Người Ai Cập thực hiện việc xăm mình từ rất sớm. Họ xăm mình với những mục đích như: thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo hay nhằm thể hiện quyền lực trong xã hội. Các chuyên gia đã phát hiện nhiều xác ướp Ai Cập có những hình xăm hàng ngàn năm tuổi, được xăm bằng mực vĩnh viễn nên vẫn còn rõ nét đến ngày nay. Những hình xăm đó là các biểu tượng hoặc chữ tượng hình vẫn còn hiển thị rõ nét trên tay, cổ, chân của các xác ướp.
Trong đó, xác ướp của một phụ nữ 3.000 năm tuổi ở Deir el-Medina có những hình xăm đặc biệt. Theo đó, trên cơ thể xác ướp này có 30 hình xăm gồm: 1 hình xăm bông hoa sen đang nở ở hông, hình xăm con bò trên cánh tay, con khỉ đầu chó trên cổ và 3 hình xăm đôi mắt trên vai, lưng, cổ (được cho là có liên quan đến Nữ thần Hathor)...
Vào khoảng 4000 năm trước, người Ai Cập đã có nỗi sợ hãi ma quỷ và có những cách đối phó với chúng. Theo đó, người Ai Cập miêu tả ma quỷ trong những hiện vật. Theo đó, các chuyên gia phát hiện hình ảnh 2 con quỷ trên quan tài thời kỳ Trung vương quốc.
Để bảo vệ khỏi ma quỷ, người Ai Cập làm những lá bùa để bảo vệ bản thân như bùa hình con bọ hung. Bọ hung được coi là biểu tượng của sự tái sinh, sáng tạo, sự biến đổi, đem lại sức mạnh cho người đeo nó.
Việc phát hiện những xác ướp Ai Cập cổ đại còn giúp các chuyên gia giải mã bí ẩn về việc làm đẹp của phụ nữ thời xưa. Trong đó, phần tóc của người phụ nữ Ai Cập cổ 3.300 tuổi được tết thành các lọn nhỏ và cố định ở phía trên cao của đầu.
Mái tóc của người phụ nữ này vô cùng đặc biệt khi phần tóc được chia nhỏ thành khoảng 70 lọn nhỏ, được tết và đan vào những lớp khác, được cố định ở phía trên cao của đầu. Từ đó, các chuyên gia phát hiện người dân ở thành phố cổ Amarna (Ai Cập) rất thích tết tóc.
Vào tháng 5/2016, các nhà khoa học Anh thông báo phát hiện bất ngờ khi tìm thấy một bào thai hơn 4 tháng tuổi được ướp xác và đặt trong quan tài nhỏ xíu. Trước đó, các nhà khảo cổ phát hiện quan tài dài 44 cm năm 1907. Khi đó, họ cho rằng bên trong có chứa cơ quan nội tạng ướp khô của người chết trước khi chôn cất. Vì vậy, quan tài sau đó được trưng bày ở Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge, Anh.
Sau một thời gian nghiên cứu, kiểm tra và sử dụng máy quét chụp cắt lớp vi tính, các chuyên gia phát hiện thai nhi đó bị sảy ở tuần 16 - 18 của thai kỳ. Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện xác ướp thai nhi. Trước đó, các nhà khoa học phát hiện thai nhi được ướp xác trong mộ pharaoh Tutankhamun, được cho là qua đời ở tuần 25 - 37 của thai kỳ.
Theo_Kiến Thức
Điểm danh 10 xác ướp nổi tiếng nhất mọi thời đại Năm 1971, một nhóm công nhân Trung Quốc tìm thấy thi thể còn nguyên vẹn của xác ướp phụ nữ trong ngôi mộ thời nhà Hán. Các chuyên gia xác định bà là vợ một vị quan nhà Hán, chết cách đây vào khoảng năm 178 - 145 TCN. Xác ướp này được đặt tên là "Phu nhân Dai", xác ướp nổi tiếng...