Phát hiện xác tàu chiến bị đắm từ Thế chiến II, kỳ vọng tiết lộ về kho báu đã mất của Nga
Các thợ lặn người Ba Lan mới đây cho biết, họ tìm thấy xác một con tàu của Đức từ Thế chiến II. Phát hiện này có thể sẽ giải đáp bí ẩn vài thập kỷ qua về vị trí phòng Hổ phách.
Theo thông tin từ The Guardian, các thợ lặn hôm 1/10 đã tìm thấy xác con tàu Karlsruhe. Đây là con tàu hơi nước của Đức Quốc xã khởi hành từ Knigsberg – nơi từng thành phố cảng ở bờ biển Baltic của Đức, nhưng hiện nằm ở tỉnh Kaliningrad (Nga) vào năm 1945.
Vào thời điểm đó, tàu chở theo nhiều hàng hóa trước khi bị máy bay chiến đấu của Liên Xô đánh chìm ngoài khơi của Ba Lan.
“Chúng tôi đã bắt đầu tìm kiếm những mảnh vỡ của con tàu này từ năm 2019 khi biết được câu chuyện đầy thú vị và bí mật đằng sau nó. Trên thực tế, con tàu này vẫn còn nguyên vẹn. Khi vào bên trong, chúng tôi tìm thấy các xe quân sự, đồ sứ và nhiều thùng hàng chưa được mở”, Tomasz Stachura, một thành viên trong nhóm thợ lặn chia sẻ.
Xe quân sự, đồ sứ cùng nhiều thùng chưa mở được tìm thấy trong xác tàu dưới đáy biển Baltic. Ảnh: The Guardian
Tàu Karlsruhe tham gia vào Chiến dịch Hannaibal của phát xít Đức, đưa hơn 1 triệu binh lính và người dân Đức rời khỏi rời khỏi Đông Phổ trước sự tấn công của Liên Xô nhằm kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.
Tài liệu ghi lại vào thời điểm đó cho thấy, con tàu vội vã rời khỏi Knigsberg với khoảng 1083 người cùng nhiều hàng hóa.
Tomasz Zwara, một thành viên khác trong nhóm thợ lặn cho biết: “Tất cả những điều này đã kích thích trí tưởng tượng của con người. Việc tìm ra con tàu hơi nước của Đức Quốc xã và những chiếc thùng chưa được mở nằm dưới đáy biển Baltic có thể sẽ là bước đột phá quan trọng đối với toàn bộ câu chuyện”.
Bản sao của căn phòng Hổ phách được thợ thủ công Nga xây dựng lại ở cung điện Catherine. Ảnh: The Guardian
Phòng Hổ phách được xây dựng ở Đông Phổ, sau đó được tặng cho Peter Đại đế của Nga vào năm 1716. Căn phòng này được trang trí bằng toàn hổ phách và vàng, là một phần của cung điện Catherine, nằm gần St Petersburg.
Tuy nhiên sau này, Đức Quốc xã đã cho tháo dỡ căn phòng và mang nó tới Knigsberg. Đây cũng là nơi cuối cùng mà căn phòng này được nhìn thấy, sau các cuộc không kích ném bom của quân đồng minh vào thành phố.
Nhiều người cho rằng căn phòng này đã bị phá hủy. Các thợ thủ công người Nga đã xây dựng lại một bản sao của căn phòng này tại cung điện Catherine.
Phát hiện xác tàu nghi chứa phòng hổ phách huyền thoại của Nga
Thợ lặn Ba Lan cho biết đã tìm thấy xác tàu Karlsruhe, có thể giúp giải đáp bí ẩn về phòng hổ phách từng rơi vào tay Đức quốc xã thời Thế chiến 2.
Một thợ lặn Ba Lan kiểm tra xác tàu Karlsruhe REUTERS
Tờ The Guardian ngày 2.10 đưa tin các thợ lặn Ba Lan thông báo đã tìm thấy xác con tàu Karlsruhe của Đức Quốc xã bị chìm ngoài khơi bờ biển Ba Lan hồi năm 1945.
Khi đó, con tàu hơi nước Karlsruhe đang chở theo hàng hóa nặng, khởi hành từ Knigsberg - từng là thành phố cảng ở Đức song hiện là vùng Kaliningrad của Nga, thì bị máy bay chiến đấu Liên Xô đánh chìm.
Các tài liệu thời điểm đó cho thấy con tàu vội vã rời Knigsberg với lượng hàng lớn và 1.083 người.
Nhóm thợ lặn Ba Lan cho biết họ đã tìm kiếm xác tàu từ năm ngoái và con tàu vẫn còn nguyên vẹn. "Trong hầm tàu, chúng tôi phát hiện xe quân sự, đồ sứ và nhiều thùng hàng chưa được mở", theo tờ The Guardian dẫn lời thợ lặn Tomasz Stachura.
Phòng hổ phách là một căn phòng được trang hoàng vô cùng lộng lẫy bằng vàng lá, thủy tinh và những mảng hổ phách với trọng lượng tổng cộng hơn 6 tấn.
Căn phòng mô phỏng phòng hổ phách đã được khai trương tại Nga vào năm 2003 REUTERS
Theo truyền thuyết lâu nay, phòng hổ phách là quà tặng của Vua Phổ cho Sa hoàng Peter Đại đế vào năm 1716. Về sau, nữ hoàng Catherine Đại đế đã mang căn phòng về cung điện Catherine, phía nam thành phố St. Petersburg. Trong Thế chiến 2, phòng hổ phách đã rơi vào tay Đức Quốc xã và bị gỡ ra mang đến Knigsberg. Nó xuất hiện lần cuối ở Knigsberg, trước khi biến mất bí ẩn thời Thế chiến 2.
Nhiều người tin rằng căn phòng đã bị phá hủy. Thợ thủ công Nga đã xây dựng một bản sao của căn phòng hổ phách tại cung điện Catherine.
"Tất cả điều này kết hợp lại sẽ kích thích trí tưởng tượng của con người. Việc tìm thấy tàu hơi nước của Đức và những chiếc thùng chứa đồ đạc chưa được xác định dưới đáy biển Baltic có thể có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ câu chuyện", một thợ lặn Ba Lan khác tên Tomasz Zwara cho hay.
Tìm ra phương pháp hóa trị nhờ một trận ném bom Ngày nay, phương pháp hóa trị (điều trị bằng hóa chất) là một trong những cách chữa bệnh ung thư nhưng ít ai biết nó ra đời từ năm 1945, sau một trận ném bom của Đức Quốc xã xuống cảng Bari, Italy, nơi tập trung hải quân Đồng Minh ở mặt trận Bắc Phi trong Thế chiến II... 1. Sáng sớm ngày...