Phát hiện về loài khủng long mỏ vịt mới tại Chile
Các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile, qua đó mở ra khả năng mới về phạm vi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt.
Với chiều dài lên tới 4 m và nặng 1 tấn, khủng long Gonkoken nanoi sống cách đây 72 triệu năm ở cực Nam của khu vực ngày nay là Chilean Patagonia.
Giáo sư Alexander Vargas – Giám đốc mạng lưới cổ sinh vật học của Đại học Chile, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu trên – cho biết: “Đây là những loài khủng long trông mảnh khảnh, có thể dễ dàng sử dụng tư thế 2 chân và 4 chân để tiếp cận thảm thực vật ở trên cao và mặt đất”.
Phát hiện mới này đã chứng minh rằng Patagonia (vùng đất tận cùng của châu Mỹ, thuộc lãnh thổ hai nước Chile và Argentina) từng là nơi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt thời cổ đại từ 145 đến 66 triệu năm trước. Loài này vốn được cho là rất phổ biến ở Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu trong kỷ Phấn trắng.
Xương hóa thạch của loài khủng long Gonkoken nanoi được phát hiện tại khu vực Patagonia của Chile. Ảnh: Reuters
Theo Giáo sư Vargas, sự hiện diện của loài khủng long mỏ vịt ở vùng đất Nam bán cầu sẽ khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Giới khoa học sẽ phải tìm hiểu về việc tổ tiên của loài khủng long mỏ vịt đã tới được khu vực này như thế nào.
Gonkoken nanoi là loài khủng long thứ 5 được phát hiện ở Chile. Dấu tích của Gonkoken nanoi đã được tìm thấy năm 2013 và trong suốt những thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về loài này.
Tên gọi Gonkoken bắt nguồn từ ngôn ngữ Tehuelche – những cư dân đầu tiên trong khu vực – và có nghĩa là “giống như vịt trời hoặc thiên nga”.
Trung Quốc: Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
Một quái vật với vẻ ngoài nửa giống bò sát, nửa giống chim đã được khai quật từ phiến đá 121 triệu năm tuổi ở kho tàng cổ sinh vật học Đồi Bồ Câu của Trung Quốc.
Theo Sci-News, quái vật nói trên được đặt tên là Migmanychion laiyang, thuộc một nhóm khủng long maniraptorian bao gồm các thành viên biết bay.
Các thành viên maniraptorian xuất hiện lần đầu trong hồ sơ hóa thạch từ kỷ Jura và dòng dõi của chúng tồn tại cho đến ngay nay dưới hình dạng các loài chim hiện đại. Maniraptorian thuộc về một nhóm lớn hơn gọi là "khủng long chân thú", từng được chứng minh là tổ tiên của loài chim.
Chân dung quái vật vừa lộ diện ở Đồi Bồ Câu
Quái vật mới được khai quật là một thành viên hoàn toàn mới của nhóm, chưa từng được phát hiện ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điểm nổi bật của nó là cánh tay dài và bàn tay có ba ngón, cùng xương hình bán nguyệt đặc biệt ở cổ tay.
Nó sở hữu bàn tay khác với các loài khủng long chân thú khác, giúp cung cấp thêm một mảnh ghép quan trọng cho bức tranh phức tạp của dòng dõi này.
Hóa thạch của Migmanychion laiyang đã được tìm thấy tại địa danh mang tên "Đồi Bồ Câu" thuộc hệ tầng Long Giang ở Nội Mông - Trung Quốc.
"Trong thập kỷ qua, một khu vực hóa thạch nước ngọt mới thuộc đầu kỷ Phấn Trắng - Đồi Bồ Câu - đã thu hút sự chú ý rộng rãi vì mang lại những hóa thạch được bảo tồn đặc biệt của Quần xã sinh vật Jehol" - nhà nghiên cứu Yichuan Liu từ Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Quần xã Jehol là một vùng rộng lớn với trung tâm thuộc phía Tây tỉnh Liêu Ninh - Trung Quốc, nơi chứa tàn tích những hệ sinh thái phong phú.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.
Phát hiện siêu quái thú 40 tấn, xương làm thủng cả đường nhựa Những phần xương của con quái thú 90 triệu năm tuổi nặng tới nỗi gây ra tai nạn cho xe chuyên chở; khúc xương rơi khỏi xe không những không sứt mẻ mà còn làm thủng cả mặt đường. TheoLive Science,những mẩu xương hóa thạch đầu tiên của sinh vật nói trên được phát hiện vào năm 2018 trong tình trạng lộ ra...