Phát hiện trung tâm lưu trữ 2.700 năm tuổi
Bộ Cổ vật Israel (IAA) hôm 22/7 công bố phát hiện một trung tâm lưu trữ lớn có niên đại từ thời kỳ Vương quốc Judah ở Jerusalem.
Trung tâm lưu trữ chứa bộ sưu tập con dấu và tượng đất sét ở Israel. Ảnh: UPI.
Khu phức hợp xây bằng đá khối với kích thước và phong cách kiến trúc ấn tượng được xem là một trung tâm hành chính dưới triều đại vua Hezekiah và Menashe (trị vì Vương quốc Judah từ thế kỷ thứ 8 đến giữa thế kỷ thứ 7 TCN). Địa điểm khai quật nằm ngay gần Đại sứ quán Mỹ ở Israel, cách Thành Cổ Jerusalem chỉ 3 km.
Bên trong trung tâm lưu trữ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 120 tay cầm bình bằng gốm được khắc các con dấu có chứa chữ viết của người Do Thái cổ đại, phổ biến nhất là “LMLK” và “LamMeLeKh” (có nghĩa “thuộc về nhà vua”). Một số khác có liên quan đến các cá nhân, như tên của quan chức cấp cao hoặc những người giàu có.
Bộ sưu tập tay cầm bình bằng gốm có chứa các con dấu. Ảnh: UPI.
IAA nhấn mạnh đây là một sưu tập con dấu lớn nhất và quan trọng nhất từng được phát hiện ở Israel. Nó tiết lộ những thông tin giá trị về việc thu thuế trong thời kỳ Vương quốc Judah cách đây 2.700 năm.
“Tại địa điểm khai quật, có những bằng chứng cho thấy hoạt động quản lý và phân phối nguồn cung thực phẩm của chính phủ. Thuế được thu một cách có kỷ luật dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp như rượu vang và dầu oliu”, trưởng nhóm khai quật Nathan Ben-Ari từ IAA cho biết.
Theo các nhà khảo cổ, khu vực này từng là một mảnh đất nông nghiệp rộng lớn với các vườn nho, ô liu và cơ sở chế biến nông sản.
Một số bức tượng đất sét nhỏ dùng cho việc thờ cúng. Ảnh: IAA.
Bên cạnh các con dấu, một bộ sưu tập tượng đất sét – có hình dạng phụ nữ, người cưỡi ngựa, hay động vật – cũng được phát hiện tại trung tâm lưu trữ. Chúng có thể đã được sử dụng trong việc thờ cúng tà giáo.
Các cuộc khai quật mới vẫn đang diễn ra tại khu phố Arnona của Jerusalem. Dự án do Bộ Cổ vật Israel thực hiện được tài trợ bởi Cơ quan Đất đai Israel và Tập đoàn Phát triển Moriah Jerusalem. Các cơ quan đang hợp tác để bảo tồn địa điểm, như một phần trong kế hoạch phát triển bền vững di sản địa phương.
Phát hiện hai loài cá mập tiền sử mới
Răng hóa thạch được tìm thấy ở vùng đông nam nước Mỹ tiết lộ hai loài cá mập cổ đại sống cách đây hàng chục triệu năm.
Theo báo cáo trên tạp chí Fossil Record hôm 22/7, hai loài mới đều thuộc cùng một chi và có quan hệ họ hàng gần với cá mập hổ cát hiện đại. Chúng được đặt tên là Mennerotodus mackayi và Mennerotodus parmleyi.
Nhóm nghiên cứu do Jun Ebersole, Giám đốc Trung tâm Khoa học McWane ở Mỹ dẫn đầu đã thu thập và phân tích hàng trăm chiếc răng hóa thạch ở bang Alabama và Georgia để đi đến kết luận xác nhận loài mới.
Răng hóa thạch 65 triệu năm tuổi của loài Mennerotodus mackayi. Ảnh: Trung tâm Khoa học McWane.
Đây là lần đầu tiên hai loài Mennerotodus được tìm thấy ở châu Mỹ. Trước đây, các mẫu vật của chi cá mập đã tuyệt chủng này chỉ phân bố ở châu Âu và châu Á.
Mennerotodus mackayi được cho là đã xuất hiện trên Trái Đất từ 65 triệu năm trước, ngay sau sự kiện tuyệt chủng xóa sổ hoàn toàn khủng long gây ra bởi một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ.
"Dựa trên số lượng răng mà chúng tôi đã phục hồi, có khả năng M. mackayi phân bố phổ biến ở vịnh Mexico cổ đại", Ebersole cho hay.
Trong khi đó, loài Mennerotodus parmleyi nhỏ hơn sống cách đây khoảng 35 triệu năm. Hàng trăm chiếc răng hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Georgia trong một mỏ kaolinit bỏ hoang mà ban đầu các nhà khoa học nghĩ chúng thuộc về hai hoặc ba loài cá mập khác nhau.
"Bằng cách chắp ghép và kiểm tra răng hóa thạch, chúng tôi nhận thấy hai loài cá mập mới có liên quan chặt chẽ với cá mập hổ cát hiện đại. Chúng có răng cửa cao và nhô ra khỏi miệng giống như răng nanh - công cụ hoàn hảo để ăn cua, cá, mực và thậm chí là những con cá mập khác", Ebersole cho biết thêm.
Cá mập hổ cát (Carcharias taurus). Ảnh: National Geographic.
Dựa trên kích thước của cá mập hổ cát, các nhà khoa học ước tính hai loài Mennerotodus cổ đại có thể phát triển tới chiều dài hơn 3 m.
Phát hiện mới rất có ý nghĩa bởi nó đại diện cho sự xuất hiện đầu tiên của Mennerotodus ở Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, răng hóa thạch của M. mackayi ở Alabama lâu đời hơn so với hầu hết những nơi khác trên thế giới, cho thấy loài cá mập này có thể có nguồn gốc từ vịnh Mexico.
Phát hiện mới cho thấy loài người xuất hiện ở châu Mỹ 30.000 năm trước Nhà khảo cổ học tại Đại học Autonoma de Zacatecas, ông Ciprian Ardelean cho biết các đồ tạo tác khai quật từ hang động ở Mexico có niên đại từ 31.000 năm đến 12.500 năm trước. Các nhà khảo cổ tại hang động ở Mexico. (Nguồn: nationalgeographic) Các vật dụng được khai quật từ một hang động ở miền Trung Mexico mới đây...