Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh
Nhân loại có thể sớm chạm tới bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh theo cách dễ dàng hơn chúng ta từng nghĩ.
Một nhóm nhà khoa học từ NASA và Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) đã có khám phá quan trọng khi phân tích 2 mục tiêu hàng đầu trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh của NASA: Europa và Enceladus.
Europa và Enceladus lần lượt là 2 mặt trăng khổng lồ của Sao Mộc và Sao Thổ, đều được cho là có đại dương ngầm phù hợp với sự sống bên dưới vỏ băng.
Tàu vũ trụ Cassini bay gần bề mặt “mặt trăng sự sống” Enceladus – Ảnh đồ họa: NASA
NASA đã có những kế hoạch cụ thể để tìm kiếm sự sống trên hai mặt trăng này, bao gồm tàu Europa Clipper dự kiến phóng cuối năm nay và một con rắn robot dùng để chui xuống các khe nứt của vỏ băng Enceladus.
Thế nhưng, giờ đây, các nhà khoa học chỉ ra rằng có thể các tàu vũ trụ dạng robot không nhất thiết phải cố gắng đào sâu hàng chục km để xuyên thủng vỏ băng, tiếp cận đại dương ngầm.
Có những “báu vật” được chôn vùi ở độ sâu khiêm tốn: Chỉ 20 cm hoặc thậm chí là vài mm!
Europa (trái) và Enceladus đều có vỏ ngoài băng giá – Ảnh: NASA
Video đang HOT
TS Alexander Pavlov, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, cho biết: “Dựa trên các thí nghiệm của chúng tôi, độ sâu lấy mẫu an toàn đối với axit amin trên Europa là gần 20 cm vĩ độ cao của bán cầu sau”.
Bán cầu sau của Europa là bán cầu ngược với hướng chuyển động của mặt trăng này quanh Sao Mộc, một khu vực mà bề mặt không bị ảnh hưởng nhiều bởi các vụ va chạm thiên thạch.
Đối với Enceladus, việc lấy mẫu dưới bề mặt thậm chí không cần thiết, bởi các thí nghiệm cho thấy các phân tử axit amin sẽ tồn tại sau quá trình phân hủy do bức xạ ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt mặt trăng này, hoặc cách bề mặt chưa đến vài mm.
Axit amin cũng có thể được tạo ra bởi sự sống hoặc các quá trình phi sinh học.
Tuy nhiên, việc tìm thấy một số loại axit amin nhất định trên Europa hoặc Enceladus có thể là dấu hiệu tiềm tàng của sự sống vì chúng được sự sống trên cạn sử dụng như một thành phần để tạo nên protein.
Protein được sử dụng để tạo ra các enzyme giúp tăng tốc hoặc điều chỉnh các phản ứng hóa học và tạo nên các cấu trúc của cơ thể con người và mọi sinh vật trên địa cầu.
Đối với hai mặt trăng xa xôi nói trên, axit amin và các hợp chất khác từ đại dương bên dưới bề mặt có thể được đưa lên bề mặt thông qua hoạt động của mạch nước phun hoặc chuyển động khuấy chậm của lớp băng.
Ngoài ra, các thí nghiệm cũng cho thấy các tàu NASA, kể cả tàu của các cơ quan vũ trụ khác, trong tương lai cũng cần tránh những vùng giàu silica trên hai mặt trăng nói trên.
Tốc độ phân hủy các phân tử sinh học hữu cơ tiềm ẩn trong các vùng giàu silica trên cả Europa và Enceladus cao hơn so với trong băng nguyên chất, do đó, các vùng giàu silica sẽ có thể vắng bóng dấu hiệu quan trọng của sự sống này.
Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng
Những chuyển động tinh vi trên bề mặt một thế giới ngoài hành tinh có thể là bằng chứng về một đại dương tràn ngập sự sống.
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã tiết lộ chuyển động trượt cạnh nhau dọc theo các "vằn hổ" đặc biệt trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể là dấu hiệu của một thế giới tràn ngập sự sống.
Các "vằn hổ" bao gồm 4 vết nứt gần như song song ở cực Nam của Enceladus, được quan sát lần đầu tiên bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào năm 2005.
Bản đồ toàn cầu hồng ngoại của Enceladus chụp từ các phía khác nhau, trong đó hình ảnh chụp từ cực Nam hiện rõ các "vằn hổ" khổng lồ - Ảnh: NASA
"Núi lửa băng" ở khu vực này làm nổ tung các tinh thể băng được cho là có nguồn gốc từ đại dương ngầm ở những vết nứt này, tạo thành chùm tia lớn phun lên gần cực Nam.
Độ sáng của các chùm này và của từng tia dường như khác nhau theo vòng quay kéo dài 33 giờ của Enceladus quanh Sao Thổ.
Điều này khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng hoạt động của các tia nước này bị ảnh hưởng bởi lực thủy triều.
Đó là một tín hiệu đáng mừng, bởi sự tồn tại của thủy triều cho thấy đại dương ngầm bên dưới vỏ băng của thiên thể này có thể được sưởi ấm, cũng như có được thành phần hóa học cần thiết để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích tại sao các tia sáng của Enceladus đạt cực đại vài giờ sau khi áp lực thủy triều đạt mức tối đa hoặc tại sao có một đợt phun trào mạnh thứ hai, nhỏ hơn một chút ngay sau khi Enceladus tiếp cận gần nhất với Sao Thổ.
Mô phỏng số từ Caltech về ứng suất thủy triều của Enceladus và chuyển động của các vết nứt vằn hổ của nó xác định một hiện tượng tương tự như hiện tượng đã thấy ở đứt gãy San Andreas của Mỹ.
Các tác giả phát hiện ra rằng cơ học ma sát điều khiển chuyển động trong các mặt tiếp xúc dọc theo các vằn hổ của Enceladus nơi cả hai phía của vết nứt gặp nhau.
Mối tương quan giữa hoạt động trượt ngang và độ sáng của tia phản lực trong mô phỏng khiến nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sự biến thiên dòng phản lực được kiểm soát bởi sự hiện diện của các "vùng kéo tách" dọc theo các đứt gãy.
Đây là những phần bị uốn cong của các vết nứt, mở ra dưới chuyển động trượt ngang rộng, cho phép nước dâng lên từ đại dương dưới bề mặt xuyên qua lớp vỏ băng giá để nuôi các tia nước lạnh.
Mô hình cũng cho thấy chuyển động trượt ngang này cũng là do thủy triều hết sức mạnh mẽ bên dưới.
"Hiểu được các con đường vận chuyển vật chất dưới bề mặt thông qua các vùng tách giãn hoặc rạn nứt là rất quan trọng để xác định liệu các hạt băng trong các tia của Enceladus có phải là đại diện cho đại dương toàn cầu có thể sinh sống được hay không - TS Alexander Berne, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với Live Science.
Bằng chứng về ảnh hưởng lâu dài của thủy triều đối với sự tiến hóa của Enceladus, vốn cũng làm nóng phần bên trong, ngụ ý rằng đại dương trên mặt trăng này đã tồn tại lâu dài.
Điều này có nghĩa sự sống cũng có cơ hội để sinh trưởng và tiến hóa mạnh mẽ bên trong thế giới thú vị này.
Tất nhiên để xác nhận sự sống đó 100%, chúng ta cần chờ đợi các cuộc thám hiểm trực tiếp.
Vốn tin tưởng rằng Enceladus có sự sống, NASA đang phát triển một con robot hình rắn, dự kiến trong tương lai sẽ tiến đến mặt trăng này, chui xuống các vết nứt để tìm kiếm bằng chứng sự sống bên trong đại dương ngầm.
Phát hiện mới về cơ hội tồn tại sự sống trên mặt trăng của sao Mộc Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Astronomy cho thấy bề mặt băng giá của Europa tạo ra ít oxy hơn chúng ta nghĩ. Ảnh giả tưởng về sự sống trên Europa Mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc từ lâu đã được coi là một trong những nơi dễ hỗ trợ sự sống nhất trong Hệ Mặt trời. Giờ...