Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt Trời nhất
Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra búp sóng vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất.
Búp sóng vô tuyến hẹp được phát hiện trong 30 giờ quan sát vũ trụ của kính thiên văn Parkes tại Australia vào tháng 4 và tháng 5/2019, theo Guardian.
Hiện tượng này vẫn đang được phân tích. Các nhà khoa học đến nay chưa xác định được nguồn gốc trên Trái Đất của búp sóng bí ẩn, ví dụ như thiết bị phát từ mặt đất hoặc một vệ tinh bay ngang qua vùng quan sát.
Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Breathrough Listen vẫn thường phát hiện những tín hiệu sóng vô tuyết lạ khi sử dụng kính viễn vọng Parkes hoặc Đài quan sát Green Park ở West Virginia (Mỹ). Tuy nhiên, mọi tín hiệu lạ trước đây đều được xác minh là do con người hoặc hiện tượng tự nhiên tạo ra.
Vẫn có khả năng cao búp sóng vô tuyến lạ cũng xuất phát từ một trong những nguồn này. Điều hy hữu là búp sóng hẹp 980 MHz lại có hướng và sự thay đổi tần số phù hợp với chuyển động của một hành tinh gần Hệ Mặt Trời.
Hình ảnh giả lập hành tinh Proxima b xoay quanh Proxima Centauri – ngôi sao gần Hệ Mặt trời nhất. Ảnh: ESO .
Các nhà khoa học đang chuẩn bị một bài nghiên cứu dành riêng cho hiện tượng năm 2019. Búp sóng được gọi là BLC1, đặt theo tên của dự án Breakthrough Listening – được thành lập vào năm 2015 với mức tài trợ 100 triệu USD nhằm tìm kiếm bằng chứng về dạng sống ngoài Trái Đất.
Theo các nhà khoa học, búp sóng có vẻ đến từ khu vực Proxima Centauri, ngôi sao đỏ lùn cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng. Hiện tượng này không được phát hiện thêm lần nào kể từ “tiếp xúc đầu tiên”.
Lần gần nhất một tín hiệu ngoài vũ trụ khiến các nhà khoa học hoài nghi đến vậy về nguồn gốc “ngoài hành tinh” là vào năm 1977. Tín hiệu vô tuyến hẹp được ghi nhận bởi Đài quan sát Vô tuyến Big Ear ở Ohio. Tín hiệu kéo dài 72 giây. Đến nay các nhà nghiên cứu thiên văn vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của nó.
Proxima Centauri có ít nhất 2 hành tinh xoay quanh. Một trong số đó là Proxima b, có địa hình đất đá và lớn hơn Trái Đất khoảng 17%. Nó nằm trong “vùng sống được” và xoay quanh ngôi sao 11 ngày/vòng, với khả năng có nhiệt độ phù hợp để nước được giữ ở thể lỏng nếu có tồn tại.
“Đội ngũ Breakthrough Listening đã phát hiện một vài tín hiệu bất thường và đang điều tra kỹ lưỡng. Những tín hiệu này có khả năng là hiện tượng mà chúng ta chưa thể hiểu hết. Chúng tôi đang cho phân tích thêm”, Pete Worden, cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA và là giám đốc điều hành dự án Breakthrough Listening, chia sẻ.
Lewis Dartnell, nhà sinh học vũ trụ và khoa học viễn thông tại Đại học Westminster, lại cho rằng khả năng tín hiệu đến từ dạng sống ngoài hành tinh là không cao.
“Nếu có trí thông minh ngoài hành tinh, gần như chắc chắn họ đã mở rộng xuyên thiên hà. Việc 2 nền văn minh duy nhất trong cùng thiên hà lại là hàng xóm của nhau, trong khi có đến 400 tỷ ngôi sao, sẽ là kịch bản phá bỏ mọi giới hạn của lý trí”, Dartnell bình luận.
Bí ẩn vũ trụ: Làm sáng tỏ bản chất của sao cộng sinh
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã tiến hành thăm dò quang phổ quang học độ phân giải cao, và quan sát tia X của ngôi sao cộng sinh EF Aquilae. Kết quả của những quan sát này đã gỡ rối về bản chất của đối tượng.
Các nhà thiên văn học cho rằng, các sao nhị phân cộng sinh thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ, đột ngột trong quang phổ ánh sáng, vì một trong hai là một ngôi sao nhỏ, rất nóng, trong khi đối tượng kia là sao lạnh. Nhìn chung, các hệ thống như vậy rất cần thiết cho các nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của quá trình tiến hóa sao.
Nguồn ảnh: Spaceflight Now
Các nhà thiên văn học chia các ngôi sao cộng sinh (SySt) thành hai lớp chính: loại S và loại D. Hầu hết các SySts được biết đến đều thuộc loại S, có quang phổ hồng ngoại gần như thường bị chi phối bởi không gian của ngôi sao mát mẻ. Sao cộng sinh loại D thể hiện sự phát xạ bổ sung do vỏ bụi dày đặc.
Nằm cách chúng ta khoảng 11.000 năm ánh sáng, viết tắt là EF Aquilae- nó là một SySt loại D.
Mặc dù EF Aql được xác định là một ngôi sao biến thiên vào năm 1925, nhưng nó đã được xác nhận là một SySt chính thức vào năm 2016. Tuy nhiên, ngôi sao này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, và bản chất của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Vì vậy, các nhà thiên văn học do Kiril Stoyanov thuộc Viện Thiên văn học và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia ở Sofia, Bulgaria đã điều tra chi tiết về EF Aql.
Bằng cách phân tích dữ liệu chủ yếu từ Kính viễn vọng lớn Nam Phi (SALT), Đài quan sát thiên văn quốc gia Rozhen và từ đài quan sát Neil Gehreb Swift của NASA, họ đã hiểu rõ hơn về các tính chất của hệ thống này.
"Chúng tôi đã thu được quang phổ quang học độ phân giải cao và quan sát tia X của ngôi sao cộng sinh loại D, EF Aql," các nhà thiên văn viết trong bài báo.
Nghiên cứu cho thấy thành phần nóng của EF Aql có nhiệt độ khoảng 54.726 độ C và độ sáng đạt khoảng 5,3 lần độ sáng Mặt trời. Thời gian hoàn thành quỹ đạo của EF Aql được đo là 320,4 ngày, cách chúng ta 10.100 năm ánh sáng; do đó vật thể hóa ra gần Trái đất hơn so với suy nghĩ trước đây.
Theo bài báo, EF Aql là một trong những hệ thống X-quang mờ nhất cho đến nay được phát hiện. Tỷ lệ bốc hơi vật chất trong EF Aql được tính toán là 0,00000025 khối lượng mặt trời mỗi năm.
Mời quý vị xem video: Ngôi sao Già Hơn Vũ trụ 200.000.000 Năm tuổi. Nguồn video: Soi sáng.
Nguyên nhân bất ngờ khiến 'Siêu mặt trời' mờ đi bí ẩn Betelgeuse - một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời mờ đi một cách bí ẩn vào năm 2019. Khi một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm bắt đầu mờ đi vào năm 2019, các nhà thiên văn cố gắng tìm hiểu liệu "siêu mặt trời" này có sắp bùng nổ hay không. Hiện tượng này cuối cùng...