Phát hiện sớm ung thư bằng mũi điện tử
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến thứ hai cho cánh nam giới trên toàn thế giới…
Một bộ thử nghiệm hơi thở của Công ty Menssana (Mỹ) hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến thứ hai cho cánh nam giới trên toàn thế giới, song vẫn còn rất khó khăn để chẩn đoán căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và những phương pháp xét nghiệm máu tiêu chuẩn lại mang lại nhiều sai sót.
Nhưng trong một nghiên cứu vừa công bố gần đây đã cho thấy rằng, những con chó được huấn luyện có thể phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt chỉ bằng vài cú ngửi mùi trên một mẫu nước tiểu, đạt tỷ lệ chính xác 98%.
Dễ nhận dạng mùi
Các nhà nghiên cứu Phần Lan đang dùng một thiết bị mà có thể tiến hành phân tích các phân tử của khí quyển trong “khoảng trống” bên trên những mẫu nước tiểu và bằng việc xét nghiệm các thành phần hữu cơ dễ bay hơi của nó có dính dáng đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Trong một nghiên cứu được công bố đầu năm 2014, phương pháp mới này đã có tỷ lệ phát hiện chiếm 78% và độ đặc hiệu (xác suất của các thử nghiệm là tiêu cực khi vắng mặt ung thư) là 67%.
TS. Niku Oksala từ Đại học Tampere (Phần Lan), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi thấy rằng các phân tử ở giai đoạn khối u là rất nhỏ. Nhưng dù là khối u ác tính hay lành tính thì cũng phải biết để hành động cần thiết”.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu của ông Niku Oksala vẫn đang tiếp tục hoàn thiện phương pháp, chẳng hạn như thông qua việc loại bỏ các tạp chất để phân tích các mẫu sạch hơn, nhưng ông tin rằng nguyên tắc là đáng tin cậy và có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân ung thư khác.
TS. Niku Oksla phát biểu: “Chúng tôi đã tìm thấy có hơn 30 hợp chất phân tử trong một khối u. Cuối cùng điều này có thể được sử dụng như một hình thức xét nghiệm”. Trên toàn thế giới, những cách tiếp cận tương tự cũng được áp dụng cho các chẩn đoán đơn giản cho “những tên giết người của thế giới”.
Năm 2011, Quỹ Gates loan báo rằng sẽ có một gói ngân sách tài trợ cho việc chế tạo một loại mũi điện tử ở Ấn Độ và rằng nó có các chức năng như một xét nghiệm thở để phát hiện bệnh lao.
Một thế hệ mới
Những chiếc mũi điện tử không phải là một khái niệm mới. Các cảm biến y khoa đầu tiên đã xuất hiện vào thập niên 1980 và không thể cung cấp các chẩn đoán đáng tin cậy. Nhưng trong thế hệ các thiết bị mới này, các chuyên gia tin rằng lĩnh vực này đã trưởng thành.
TS. Gary Beauchamp – Giám đốc Trung tâm Các cảm xúc hóa chất Monell (MCSC) ở tiểu bang Pennsylvania cho biết: “Ý tưởng này đã có từ hơn 20 năm và nhiều công ty đã chế tạo ra mũi điện tử mà họ nghĩ rằng nó sẽ hữu dụng cho việc chẩn đoán bệnh tật, nhưng họ đã bán giá cao và rằng đã hủy hoại ý tưởng một thời gian sau đó. Trong khi các thiết bị ngày hôm nay không đến từ việc bắt chước cái mũi con chó, tôi tin rằng chúng sẽ giúp nhận dạng bệnh tật dựa trên mùi cơ thể”.
Theo TS. Gary Beauchamp, khối u ung thư có thể dễ dàng tìm thấy nhưng việc giải mã khối lượng các kết hợp để tạo thành các dạng mùi vẫn hết sức khó khăn.
Ông giải thích: “Mùi là một sự pha trộn các hợp chất và yêu cầu mẫu nhận dạng. Con chó có thể nhận ra một cá nhân thông qua hàng ngàn mùi tại một thời điểm, vì thế bạn cần có một thiết bị để giúp bạn có cùng thông tin và rằng đây là thách thức cho thế hệ kế tiếp”.
Trong ngắn hạn, ông Beauchamp tin rằng nhận dạng mùi có thể được dùng trong cách kết hợp với các xét nghiệm khác, đặc biệt là không gây xâm hại cơ thể, phát hiện sớm có thể được theo dõi nếu cần thiết. Ông hào hứng nói: “Chúng có thể trở thành một phần của một cuộc kiểm tra định kỳ như cái cách xét nghiệm máu… đây là một kịch bản có khả năng”.
Cũng có những ý kiến lo ngại rằng việc chẩn đoán quá rộng rãi có thể đưa ra những quyết định nghiêm trọng thoát khỏi bàn tay của các chuyên gia và rằng các dụng cụ không mấy tin cậy có thể sinh sôi nảy nở. Nhưng các công nghệ tương tự cũng đang được thành lập bên ngoài lĩnh vực y học, cho một loạt các ứng dụng từ xét nghiệm các hóa chất nguy hiểm cho đến kiểm tra chất lượng trong sản xuất thực phẩm.
Các công ty đang sẵn sàng hướng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng bằng mũi điện tử. Công ty Anh-Owlstone hiện đang làm việc trên một hệ thống xét nghiệm hơi thở di động mà có thể cung cấp cho người sử dụng điện thoại các phân tích tức thời về hơi thở của họ, cung cấp các phát hiện sớm của những điều kiện bệnh tật như tiểu đường, lao hoặc ung thư.
Công nghệ của NASA cũng hứa hẹn nghiên cứu như một thiết bị cảm biến di động dùng để phát hiện ung thư phổi. Khi các phân tích phân tử trở nên rẻ hơn và đáng tin cậy hơn thì các ứng dụng nhanh chóng mở rộng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Thận ứ nước
Thận có vai trò lọc chất cặn bã và thải ra ngoài theo đường tiểu. Cả hệ thống làm việc nhịp nhàng gồm: thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo... chỉ cần một đoạn bị tắc thì thận sẽ ứ nước.
"Tắc nghẽn giao thông"
Có nhiều nguyên nhân gây ứ nước ở thận. Trường hợp viên sỏi nằm ngay niệu quản, nước tiểu không thoát được; còn thận thì vẫn tiếp tục hoạt động, nước thải không thể chảy xuống bàng quang nhiều dần, gây ứ thận, khiến thận phình to.
Một vết sẹo do phẫu thuật niệu quản trước đó cũng có thể chít hẹp đường đi, gây cảnh "ngập lụt" ngoài ý muốn. Vùng bàng quang chứa nước tiểu nếu có sỏi hoặc khối u, cổ bàng quang co bất thường, khiến chủ nhân không thể "xả nước" cũng gây căng đầy bàng quang và ngập ngược lên thận. Cuối cùng là niệu đạo, nếu bị hẹp và viêm nhiễm, nước tiểu không thể thoát ra hết cũng gây thừa nước. Hệ thống này còn có thể bị chèn ép bởi các khối u từ các vùng lân cận như: khối u ở cổ tử cung, tuyến tiền liệt, sa tử cung... U não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường rối loạn chức năng của bàng quang do gây trào ngược bàng quang niệu quản cũng làm thận ứ nước. Nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm và chít hẹp đường tiết niệu, làm thận ứ nước.
Do ứ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, nên ngay khi bị ứ nước cấp tính, thận "gửi" tín hiệu báo động ngay như: đau bụng (cơn đau bụng có thể do sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản gây đau). Đau từng cơn, vị trí đau bắt đầu từ hông lưng hoặc sườn lưng, lan tới háng, kèm theo buồn nôn, nôn và vã mồ hôi. Nguy hiểm nhất là trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận sẽ phình to dần và không hề phát tín hiệu "kêu cứu", đến khi phát hiện thì việc điều trị rất khó khăn.
Theo PGS-TS Vũ Lê Chuyên - Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thận ứ nước. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ qua siêu âm, đợi đến khi có triệu chứng thì bệnh đã diễn biến sang độ hai - độ ba, việc điều trị khó phục hồi.
Nhiều phương pháp điều trị
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước, chủ yếu là tạo độ thông thoáng cho hệ thống bài tiết nước tiểu. Sỏi thận, niệu quản, bàng quang... nếu có kích thước nhỏ sẽ được tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser, không cần phẫu thuật. Tia laser làm cho hòn sỏi vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ li ti, đi lọt qua đường tiết niệu ra ngoài.
Trường hợp niệu quản bị sẹo chít hẹp, có thể đặt nòng giá đỡ (stent) để rộng đường thoát nước. Nếu không đặt được stent, sẽ đặt một ống thông vào thận để rút nước tiểu ra ngoài.
Trường hợp bàng quang bị ứ nước, sẽ đặt ống thông để tháo nước tiểu, giảm áp lực nước trong thận - bàng quang, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân.
Phòng từ xa
Để thận "ngập" trong nước sẽ dẫn tới suy thận, muốn điều trị phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Nếu chạy thận nhân tạo, quãng đời còn lại, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện hai-ba lần/tuần, mỗi lần bốn tiếng. Nếu thẩm phân phúc mạc, người bệnh không cần đến bệnh viện, nhưng phải thay dịch lọc tại nhà, mỗi ngày ba-bốn lần. Đây là quá trình điều trị mà bệnh nhân phải trải qua nhiều đau đớn và tốn kém, cả tiền bạc lẫn thời gian. Do đó, khám tổng quát, siêu âm bụng định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sỏi thận và một số bất thường gây bệnh cho thận ở giai đoạn sớm.
PGS-TS Vũ Lê Chuyên hướng dẫn cách phòng bệnh từ xa: Loại bỏ sỏi bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cụ thể: nên sống chung thủy một vợ một chồng, dùng nước sạch để vệ sinh, phụ nữ cần lau rửa theo chiều từ trước ra sau.
Theo PNO
7 xét nghiệm cánh mày râu nên làm Không ai thích đến gặp bác sĩ trừ khi có những vấn đề về sức khỏe. Nhưng sự chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe là những điều nên làm để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại bệnh mà cánh mày râu nên chủ động xét nghiệm. 1. Bệnh tiểu đường Bạn không bao giờ...