Phát hiện ra thủ phạm khiến Trái Đất không sáng như trước
Các nhà khoa học phát hiện ra Trái Đất không còn sáng như trước đây và đang tối dần đi với tốc độ đáng kể trong vài năm qua.
Nhìn từ không gian, Trái Đất không còn sáng như trước
Phát hiện mới gây chấn động của nhóm các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Mặt trời Big Bear ở Nam California, Mỹ thực hiện trong hai thập kỷ qua.
Họ đã tiến hành các phép đo mỗi đêm trong suốt 20 năm qua để nghiên cứu chu kỳ mặt trời và độ che phủ của mây.
Kết quả cho thấy Trái Đất đang dần tối đi nếu nhìn từ vũ trụ mà nguyên nhân là do biến đổi khí hậu.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, các nhà khoa học đã quan sát hiện tượng ‘ánh sáng Trái Đất’, là ánh sáng mà Trái Đất phản chiếu lên bề mặt tối của Mặt trăng, rồi trả ngược trở lại. Sự phản xạ thay đổi theo từng đêm và theo từng mùa.
Video đang HOT
Thời điểm tốt nhất để quan sát điều này xảy ra ở Bắc bán cầu là những ngày xung quanh trăng tròn vào mùa xuân.
Philip Goode, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ New Jersey, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: “Phản xạ ánh sáng của Trái Đất đang ngày càng giảm. Đây là một điều khá bất ngờ”.
Trên thực tế, Trái Đất hiện đang phản chiếu ánh sáng ít hơn khoảng nửa watt trên mỗi mét vuông so với 20 năm trước, tương đương với việc giảm 0,5% độ phản xạ của Trái Đất. Trái Đất phản xạ khoảng 30% ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Trong 17 năm đầu tiên, dữ liệu về độ phản xạ gần như không đổi đến mức các nhà nghiên cứu gần như tính cách hủy bỏ phần còn lại. Tuy nhiên, ba năm cuối họ ghi nhận sự khác biệt.
Philip Goode cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng phải tiếp tục miễn cưỡng thực hiện thu thập dữ liệu phân tích nghiên cứu trong ba năm sau vì đã hứa với bản thân rằng sẽ có dữ liệu trong 20 năm. Nhưng kết quả cuối cùng khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Phân tích dữ liệu trong ba năm qua đã nhận thấy sự khác biệt lớn. Độ phản xạ giảm rõ rệt vì vậy chúng tôi nghĩ những năm qua chúng tôi đã làm sai điều gì đó. Chúng tôi làm lại vài lần và kết quả vẫn như vậy”.
Những thay đổi trong ánh sáng Trái Đất mà các nhà nghiên cứu quan sát không tương quan với thay đổi định kỳ về độ sáng của mặt trời, do vậy, nguyên nhân đến từ một điều gì đó trên Trái Đất.
Những gì các nhà nghiên cứu nhận thấy là độ che phủ của đám mây giảm dần. Khi độ che phủ của mây giảm, ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ nhiều hơn.
Goode cho biết: “ Trái đất đang trở nên nóng hơn vì ánh sáng phản xạ bị giảm đi, nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào hơn”.
Lượng mây che phủ giảm nhiều nhất là ở các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ, trong khi đó tại khu vực này ghi nhận nhiệt độ nước biển đang tăng lên do sự đảo ngược của một điều kiện khí hậu gọi là Dao động Thái Bình Dương (PDO), có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu.
Trái Đất bị đập vỡ liên tục bởi 1 hành tinh và 1 mặt trăng khác
Nghiên cứu quốc tế mới đã tiết lộ quá khứ kinh hoàng của Trái Đất và cũng là nguyên nhân khiến mặt trăng được hình thành.
Thực tế có thể còn khủng khiếp gấp đôi giả thuyết "hành tinh Theia" đâm vào Trái Đất, sinh ra mặt trăng, theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona (Mỹ).
"Tiền Trái Đất" non nới từng bị đập vỡ kinh hoàn tới 2 lần. Ảnh: Đại học Bern/Đại học Munich.
Nghiên cứu khẳng định giả thuyết rằng mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất được sinh ra trong một sự kiện va chạm thiên thể đầy bạo lực, là có thật. Nhưng không chỉ vậy.
Theo giáo sư Erik Asphaug, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các mô hình cho thấy để mặt trăng của chúng ta được sinh ra, nó cần được hình thành từ một vụ va chạm rất chậm. Cấu tạo đồng vị giống nhau gần như tuyệt đối giữa mặt trăng và Trái Đất cũng là điều khá vô lý với một vụ va chạm thông thường.
Vụ va chạm giữa "tiền Trái Đất" và hành tinh Theia. Ảnh: NASA.
Theo Space, các mô phỏng trên máy tính của nhóm khoa học gia này đã khẳng định phải có tới 2 vụ va chạm. Vụ va chạm thứ nhất từ "hành tinh Theia" to bằng Sao Hỏa, đập thẳng vào "tiền Trái Đất" còn non nớt, khiến vật chất từ 2 hành tinh bắt đầu hòa lẫn vào nhau.
Vụ va chạm thứ 2 xảy ra chỉ 100.000 đến 1 triệu năm sau đó, bởi một vật thể to bằng mặt trăng Phobos của Sao Hỏa ngày nay. Tuy nó khá nhỏ, nhưng đủ tạo nên một cú bồi làm vật chất của Trái Đất và Theia trộn đều vào nhau hơn, do đó số vật chất bị giải phóng lên quỹ đạo đồng nhất hơn với vật chất còn lại từ hành tinh "hỗn hợp" mới - Trái Đất ngày nay. Vật chất giải phóng lên quỹ đạo đó chính là những thứ sau này bồi tụ thành mặt trăng.
Phát hiện địa điểm bí ẩn trên Google Maps, chưa ai từng biết đến Cậu bé 12 tuổi ở Anh đã dùng Google Maps để tìm hiểu về nơi mà gia đình chuẩn bị đến chơi nhưng bất ngờ phát hiện ra địa điểm bí ẩn mà chưa ai từng biết đến. Google Earth và Google Maps là những công cụ hữu ích để nghiên cứu các khu vực trên bề mặt hành tinh của chúng ta....