Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái Đất
Đây là khoảnh khắc ấn tượng mà các nhà thiên văn nghiệp dư nhìn thấy một vật thể bí ẩn đâm vào Sao Mộc.
Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái Đất
Sao Mộc thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư. Họ tập trung quan sát với hi vọng sẽ khám phá ra những bí ẩn chưa được nhiều người biết đến về gã khổng lồ khí trong hệ mặt trời.
Gần đây, nhà thiên văn học Harald Paleske, Đức đang quan sát bóng của mặt trăng Io của sao Mộc, tạo ra nhật thực thì phát hiện ra vụ va chạm.
Harald Paleske cho biết: “Một tia sáng chói loà khiến tôi ngạc nhiên. Tôi đã chụp ảnh lại từng khung hình và hi vọng xác định được điều gì gây ra tia sáng bất ngờ đó”.
Theo Harald Paleske mô tả, ánh sáng nhìn thấy được, kéo dài khoảng hai giây trong bầu khí quyển của hành tinh. Điều này loại trừ khả năng có một vệ tinh trôi nổi trên sao Mộc.
Các chuyên gia cho biết có hàng trăm tiểu hành tinh có thể va chạm với sao Mộc mỗi năm. Hành tinh lớn nhất hệ mặt trời, với khối lượng gấp 318 lần Trái Đất, hoạt động giống như một bức tường phong ngăn chặn các vật thể tấn công Trái Đất. Tuy nhiên, để chụp được một sự kiện như vậy từ Trái Đất là rất hiếm.
Video đang HOT
Đầu tháng 9, nhà thiên văn José Luis Pereira, Brazil đã chụp được tia sáng từ São Paulo. Anh cho biết là người quan sát lâu năm anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy ánh sáng khác trên sao Mộc. Anh đã gửi thông tin cho Marc Delcroix của Hiệp hội Thiên văn Pháp, người này xác nhận sự kiện được nhìn thấy trong đoạn phim của anh là một va chạm trên sao Mộc.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra sự việc tấn công sao Mộc là vào năm 1994. Từ đó đến nay có khoảng 7 vụ được ghi nhận chính thức. Trong vụ va chạm đầu tiên, thủ phạm gây ra cho sao Mộc là sao chổi Shoemaker-Levy 9 (SL9).
Sao Mộc gây ra nhiều bất ngờ cho các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và những người chỉ đơn giản là quan tâm đến các hành tinh.
Tháng trước, các nhà khoa học tại Đại học Leicester đã cùng các chuyên gia tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA lập bản đồ nhiệt của hành tinh này.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hạt tích điện thoát ra từ mặt trăng núi lửa Io của sao Mộc, bị từ trường của hành tinh này giữ lại, tạo ra cực quang cực tím.
Các bức ảnh về sao Mộc cho thấy những đám mây xoáy dày đặc nhưng trên thực tế chúng chỉ dày khoảng 50 km. Ngay cả những người không có kính thiên văn cũng có thể phát hiện ra sao Mộc trên bầu trời. Nó là vật thể sáng thứ ba trong hệ mặt trời, sau sao Kim và Mặt trăng.
Phát hiện hơi nước xung quanh mặt trăng của sao Mộc, liệu có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất?
Kính thiên văn Hubble tìm thấy bằng chứng về hơi nước trong bầu khí quyển của mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã theo dõi và tìm ra bằng chứng về hơi nước trong khí quyển xung quanh mặt trăng Ganymede của sao Mộc, mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời.
Hơi nước hình thành khi bề mặt băng giá của mặt trăng chuyển từ thể rắn sang thể khí, quá trình mà các nhà khoa học gọi là sự thăng hoa.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra sự tồn tại của hơi nước sau khi nghiên cứu xem xét dữ liệu trong khoảng 2 thập kỷ mà Kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được.
Mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Nghiên cứu trước đây cho thấy Ganymede là vật thể lớn thứ chín trong hệ mặt trời, mặc dù mặt trăng này nhỏ hơn hành tinh của chúng ta 2,4 lần nhưng chứa tổng lượng nước nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại.
Ganymede quá lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào khảng âm 184 độ C, bề mặt là một lớp băng dày đặc.
Ngoài việc là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ mặt trời, Ganymede còn là mặt trăng duy nhất có từ trường. Điều này khiến xảy ra hiện tượng cực quang phát sáng xung quanh cực bắc và cực nam của mặt trăng.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được những hình ảnh tia cực tím đầu tiên về Ganymede vào năm 1998 cho thấy những dải cực quang ở hai cực. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng cực quang xuất hiện là do bầu khí quyển chứa oxy tinh khiết, nhưng sau này họ phát hiện có một số đặc điểm không thể giải thích được với thuyết này.
Nhiệt độ bề mặt của Ganymede có thể thay đổi trong một ngày. Tại đường xích đạo của mặt trăng, vào khoảng giữa trưa, thời tiết ấm hơn nhiều, khiến bề mặt thăng hoa, giải phóng một lượng nhỏ phân tử nước.
Mặc dù lớp vỏ băng của Ganymede cứng như đá, nhưng luồng hạt tích điện từ mặt trời có thể làm xói mòn và giải phóng hơi nước.
Sứ mệnh JUICE của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA sẽ khởi động vào năm 2022 và dự kiến sẽ đến sao Mộc năm 2029. Sứ mệnh của ESA sẽ dành ít nhất 3 năm để quan sát chi tiết về hành tinh khổng lồ sao Mộc và 3 mặt trăng lớn nhất của hành tinh này. Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ hiểu biết thêm về mặt trăng Ganymede như một môi trường sống tiềm năng trong tương lai.
Nhà khoa học Lorenz Roth, Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm, Thụy Điển, trưởng nhóm nghiên cứu tìm ra hơi nước ở mặt trăng của sao Mộc cho biết: "Kết quả của chúng tôi cung cấp cho nhóm dự án JUICE thông tin có giá trị, sử dụng để tinh chỉnh kế hoạch quan sát của họ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tàu vũ trụ".
Gần đây, sứ mệnh Juno của NASA, quan sát Sao Mộc và các mặt trăng của nó từ năm 2016, đã chụp được những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Ganymede sau hai thập kỷ .
Hiểu thêm về Ganymede giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về cách những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và các mặt trăng hình thành, phát triển theo thời gian.
Nghiên cứu đặt hi vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu mặt trăng băng giá, nằm rải rác trong hệ mặt trời có phải là môi trường thích hợp cho sự sống trong tương lai hay không.
Phát hiện hành tinh 'địa ngục', nóng đến nỗi kim loại lập tức bốc hơi Các nhà khoa học vừa phát hiện một thế giới chẳng khác nào "địa ngục", với sức nóng vượt xa sự tưởng tượng của con người và khiến nó trở thành một trong những hành tinh nóng nhất từng được con người tìm thấy. Mô phỏng TOI-1431b trên trục quay bất thường của nó ĐẠI HỌC NAM QUEENSLAND TOI-1431b, còn gọi là MASCARA-5b,...