Phát hiện quả bom nặng 500 cân Anh ở độ sâu 4m
Trong quá trình rà phá bom mìn tại Công trinh âu thuyên tranh tru bao, Đôi ra pha bom min cua Công ty 492 thuôc Tông công ty Xây dưng Trương Sơn phat hiên qua bom năng 500 cân Anh.
Đôi ra pha bom min cua Công ty 492 thuôc Tông công ty Xây dưng Trương Sơn phat hiên qua bom năng 500 cân Anh.
Chiêu tôi ngay 26/11, môt can bô cua Đôi ra pha bom min cua Công ty 492 cho PV Dân tri biêt, quả bom trên được Đôi ra pha bom min cua Công ty 492 thuôc Tông công ty Xây dưng Trương Sơn phat hiên vao sang ngay 25/11/2013 tai Công trinh âu thuyên tranh tru bao, xa Xuân Phô, huyên Nghi Xuân, tinh Ha Tinh.
Tuy nhiên, do qua bom năm ơ dươi nươc co đô sâu hơn 4m nên công tac khoanh vung đê lây lên găp kha nhiêu kho khăn. Nhưng băng sư nô lưc hêt minh trong công viêc nên đên 9h sang ngay 26/11, qua bom noi trên đươc đưa lên khoi măt nươc va xư ly an toan.
Quả bom có trọng lượng 500 cân Anh (tương đương gần 230kg), đường kính khoảng 30cm, dài 1,6m. Theo can bô cua Công ty 492, thi qua bom nay năm cach măt nươc (sâu dươi long đât) 2,5m; lực lượng xử lý đã găp kha nhiêu kho khăn đê đưa đươc qua bom lên bơ an toan.
Lany Nguyên
Theo Dantri
Video đang HOT
Tình cảnh đáng thương ngày về của người đàn bà bị bán sang Trung Quốc
Trở về quê sau 17 năm lưu lạc, tủi nhục ở xứ người, gặp lại những người con ruột thịt bà Nhân đã sống những giây phút hạnh phúc tột độ. Nhưng sau cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt là cả một núi khó khăn đang bủa lấy người đàn bà tội nghiệp.
Cám cảnh
Chia tay người "chồng" thứ 2 ở xứ người sau 15 chung sống, bỏ lại đứa con nuôi đã đến tuổi đi làm, bà Nhân theo chân chị Hảo, một người phụ nữ quê xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) sang Trung Quốc làm ăn trước bà ít năm lên xe trở về quê. Chừng ấy năm sống khép kín với người chồng nghèo khó, nên ngày về quê bà Nhân chỉ có mấy bộ áo quần và ít tiền lộ phí tàu xe.
Suốt chặng đường hàng ngàn cây số bà hồi hộp, mường tượng nơi quê nhà còn đông đủ người thân, ngôi nhà, ruộng vườn năm xưa bà ra đi vẫn còn đó. Nhưng trở về quê, sau giây phút hạnh phúc gặp lại người thân người đàn bà vừa thoát cảnh lưu lạc này như chết lặng khi biết mọi thứ đã không còn như xưa.
Bà Nhân tủ hờn bật khóc trước hoàn cảnh bi đát của gia đình
Đau đớn nhất với bà Nhân như đã nói ở bài trước là chồng bà, ông Nguyễn Đoàn Dũng đã đã không còn nữa. 17 năm trước, dẫu nghèo khó nhưng cuộc sống của vợ chồng bà vẫn đầm ấm, vợ chồng sớm tối có nhau. Sau khi bà mất tích ông Dũng từ một người khỏe mạnh bị sốc nặng rồi đổ bệnh. Suốt nhiều năm ông và những người con đã tìm đủ cách để tìm kiếm bà Nhân nhưng không có kết quả. Bất lực, bệnh tình ngày một nặng rồi ông Dũng qua đời từ 8 năm trước. Vậy là bao hi vọng trở về quê để chăm sóc chồng, bù đắp cho năm tháng xa cách dài đằng đẵng đã qua của bà Nhân đã không còn cơ hội.
Chưa hết tủi hờn vì người chồng qua đời, bà Nhân lại đau đớn khi ngôi nhà của vợ chồng bà vì giông gió, thiếu thốn bàn tay chăm sóc đã hư hỏng, sụp đổ, giờ còn lại một bãi đất trống hoang tàn. Dưới cơn mưa lất phất, ghé thăm ngôi nhà chỉ còn nền đất trống không, đứng bên giếng nước và gốc mít do chính tay bà trồng từ hơn 40 năm trước bà Nhân thẫn thờ, nước mắt tuôn trào.
Bà Nhân thăm lại nhà mà 17 năm trước bà từng sinh sống. Căn nhà đã bị sụp đổ, chỉ còn lại nền, giếng nước và gốc mít do chính tay bà trồng
Tình cảnh 3 người con của bà Nhân cũng bi đát cùng cực vì người mẹ mất tích, xa cách suốt 17 năm. Ngày mẹ mất tích người con trai cả Nguyễn Trọng Dũng đã lập gia đình và vừa được bố mẹ cho ra riêng được vài năm. Đôi vợ chồng nghèo chưa kịp gây dựng được gì đã phải bóp miệng, dành dụm từng đồng để góp thêm tìm kiếm mẹ. Tìm mãi không thấy mẹ đâu anh Dũng sinh ra chán nản, bỏ bê mọi thứ. 3 đứa con gái của vợ chồng anh vì bố mẹ nghèo khó mà phải bỏ học giữa chừng, sống cảnh làm thuê.
Sau khi Dân trí đăng tải các bài viết về cuộc trở về đẫm nước mắt của bà Bùi Thị Hồng Nhân, sau 17 năm bị kẻ xấu lừa bán sang Trung Quốc, nhiều cơ quan chức năng tại tỉnh này đã về xã Kỳ Đồng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh thăm và tặng quà động viên. Chiều qua 23/11, đại diện Sở LĐTB-XH và Hội phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đến thăm bà Nhân. Sau khi động viên, hỏi thăm về cuộc sống quá trình lưu lạc, đại diện hai cơ quan đã trao tặng bà Nhân số tiền 2 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phụ nữ tỉnh cũng đã có yêu cầu Hội phụ nữ huyện Kỳ Anh kịp thời quan tâm, hỗ trợ về tinh thần để bà Nhân sớm hòa nhập cộng đồng.
Cuộc sống của gia đình hai người em của anh Dũng là Nguyễn Thị Nhị (SN 1974) và Nguyễn Thị Giang (SN 1978) cũng chẳng khá hơn. Vì cuộc sống gia đình quá khó khăn nên chị phải xa chồng con sang làm thuê ở Malaixia. Còn chị Giang (khi mẹ mất tích mới 16 tuổi) cuộc sống cơ cực đủ đường. Hai vợ chồng chị Giang đến với nhau với hai bàn tay trắng, gia đình hai bên nội ngoại cám cảnh nghèo khó của hai người đã dựng tạm ngôi nhà bên góc vườn của của vợ chồng ông Dũng bà Nhân. Cuộc sống chỉ dựa vào 2 sào ruộng nên chồng chị Giang đã phải vào nam tìm kiếm việc làm.
Tủi hờn trước hoàn cảnh bi đát của gia đình trong ngày hội ngộ sau 17 năm lưu lạc bà Nhân đã đau đớn thốt lên: "Mười mấy năm trời lưu lạc bên ấy (Trung quốc) tôi không ngờ ở nhà lại ra nông nỗi thế này. Tôi không ngờ các con cũng khổ như tôi".
Mong có ngày "giải" được nỗi uất ức này
Đã được đoàn tụ gia đình, tìm lại niềm hạnh phúc đích thực cuối cuộc đời, nhưng bà Nhân sẽ không bao giờ quên được chuỗi ngày lưu lạc tưởng như không có lối thoát ở xứ người. Càng đau, càng rớt nước mắt nhớ lại chuỗi ngày tủi nhục ấy bà lại càng uất ức, căm phẫn trước những con người đã đẩy gia đình bà vào cảnh li tán, chịu nhiều nỗi đắng cay.
17 năm bà Nhân vẫn nhớ như in từng chi tiết về những ngày Nguyễn Thị Phán (lấy chồng cùng xóm) tiếp tay cho em gái là Nguyễn Thị Hạnh (trú tại xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) nhẫn tâm lừa gạt, bán bà sang đất nước Trung quốc.
Bà Nhân uất ức: "Tôi không thể quên được. Ở bên ấy cứ nhắm mắt nghĩ đến gia đình là hình ảnh hai con người ấy cứ hiện ra trong đầu tôi. Càng thương chồng con, nhớ quê nhà tôi lại càng uất nghẹn. Tôi đã quá tin, không biết được dã tâm đen tối của chị em họ để rồi bơ vơ lưu lạc, đẩy gia đình vào cảnh li tán, đau thương".
Cũng theo bà Nhân, vì nỗi uất ức mà suốt 17 năm sống ở xứ người bà đã lân la dò hỏi, nhưng sự ngăn cách về ngôn ngữ, địa lí nên bà vẫn không có bất cứ thông tin gì về hai chị em đã đẩy bà vào cảnh khốn khổ, li tán với gia đình.
Anh Nguyễn Trọng Trà nói rằng, sau này, gia đình anh có biết thông tin mẹ bị hai chị em bà ấy bán sang Trung quốc, nhưng mọi nỗ lực liên hệ đều bất thành. "Chúng tôi nhiều lần tìm đến người thân của hai bà ấy để nắm thông tin, nhưng tất cả đều lắc đầu không biết hai bà ấy ở đâu. Hỏi mãi không được rồi thôi. Giờ chúng tôi chỉ nghe phong phanh hai chị em bà ấy vẫn ở bên Trung quốc, trong đó bà Hạnh sống tại Ma Cao" - anh Trà nói.
Anh Nguyễn Trọng Trà mong sẽ có ngày pháp luật trừng trị những kẻ buôn người để mẹ anh phần nào bớt đi nỗi tủi nhục của mình
Anh Trà rớt nước mắt thổ lộ, mẹ anh đã chịu nỗi tủi nhục quá sức chịu đựng của một kiếp người, gia đình anh khốn khổ, bất hạnh suốt 17 năm qua. Vì thế gia đình anh vẫn hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được những con người tội lỗi ra trước vành móng ngựa. "Chỉ có như thế mẹ tôi mới vơi đi phần nào nỗi đau, bố tôi ở dưới suối vàng mới ấm lòng" - anh Trà nói.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Tiến Thuật, Trưởng công an xã Kỳ Đồng cho biết, sau khi bà Nhân đột ngột trở về sau nhiều năm mất tích, công an xã đã có mặt tại nhà anh Trà, chị Giang để nắm thông tin. Theo nguyện vọng của gia đình công an xã để bà nghỉ ngơi ít ngày sau đó sẽ mời lên trụ sở để khai báo việc bà bị bán sang Trung Quốc. Ông Thuật cũng cho biết, công an xã Kỳ Đồng đã báo cáo toàn bộ sự việc lên Công an huyện Kỳ Anh.
Văn Dũng
Theo Dantri
Vì sao bà Ba Sương nhường chức Chủ tịch cho chồng bà Diệu Hiền? Ngày11/11, Cty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) - Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) vào Hội đồng Quản trị (HĐQT). Bà Trần Ngọc sương phát biểu tại đại hội cổ đông bất thường ngày 11/11 Đọc những thông tin kinh...