Phát hiện ‘những kẻ săn mồi’ đầu tiên trên Trái Đất tại Australia
Hai nhà khoa học của Đại học Quốc gia Australia tìm thấy dấu vết phân tử của loài vi sinh vật Protosterol Biota khi phân tích những tảng đá 1,6 tỷ năm tuổi thu được từ lãnh thổ phía Bắc nước này.
Giáo sư Jochen Brocks kiểm tra các trầm tích 1,64 tỷ năm tuổi để tìm các phân tử của quần thể sinh vật Protosterol ở Barney Creek, Bắc Australia. (Nguồn: Reuters/Ảnh chụp màn hình)
Các nhà khoa học Australia mới đây đã công bố nghiên cứu về sự tồn tại của một loài vi sinh vật từng sống ở các vùng nước của Trái Đất hàng tỷ năm trước đây, đồng thời cho rằng đây có thể là “những kẻ săn mồi đầu tiên trên Trái Đất.”
Nghiên cứu, do một nhóm nhà khoa học của trường Đại học Quốc gia Australia ( ANU) thực hiện, cho thấy loài vi sinh vật này có tên khoa học là Protosterol Biota, có đặc tính săn lùng và ăn vi khuẩn khác.
Hai nhà khoa học Benjamin Nettersheim và Jochen Brocks của ANU đã tìm thấy dấu vết phân tử của Protosterol Biota trong quá trình phân tích những tảng đá 1,6 tỷ năm tuổi thu được từ lãnh thổ phía Bắc của Australia.
Theo các nhà nghiên cứu, Protosterol Biota thuộc họ sinh vật nhân thực (eukaryote), xuất hiện nhiều trong các hệ sinh thái biển trên khắp thế giới và có thể đóng vai trò chính trong việc hình thành các hệ sinh thái.
Các dạng sinh vật nhân thực hiện đại bao gồm nấm, thực vật, động vật và sinh vật đơn bào.
Tất cả các sinh vật hình thành từ nhân đều được cho là có nguồn gốc từ Tổ tiên chung của Sinh vật nhân thực cuối cùng ( LECA), từng tồn tại cách đây hơn 1,2 tỷ năm./.
Thanh Tú (TTXVN/Vietnam )
Thợ săn gấu trắng Bắc Cực thi triển kỹ năng săn cá voi Beluga cực kỳ điệu nghệ
Nhờ những đoạn phim này mà công việc bảo tồn loài gấu trắng Bắc Cực đã nhận được rất nhiều sự chú ý của dư luận.
Bắc Cực là một trong những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Nơi đây nhiệt độ luôn ở dưới mức 0 độ C, hầu như không có cây cối, ban đêm kéo dài đến 6 tháng trong năm và mặt trời chỉ mọc có duy nhất 1 lần trong năm.
Khắc nghiệt là thế, tuy nhiên Bắc Cực lại là nơi ở của vô số các loài động vật, đa dạng từ kích thước đến nhỏ.
Có một đặc điểm tương đối dễ nhận biết các loài động vật sinh sống ở Bắc Cực, đó là bộ lông có màu trắng như tuyết của chúng. Có thể kể đến một vài loài như: gấu trắng Bắc Cực, thỏ tuyết, cá voi trắng, cú tuyết...
Không có gì lạ khi Bắc Cực luôn là điểm đến yêu thích của các nhà sinh vật học hoang dã. Mới đây, anh Chadden Hunter, một nhà sinh vật học đồng thời kiêm nhà làm phim đã quay được những thước phim đáng giá về cảnh gấu trắng Bắc Cực đi săn cá voi Beluga. Trước đó, Hunter đã đi hết 41 quốc gia trên khắp 7 lục địa, quay hàng loạt những thước phim giới thiệu về các loài động vật hoang dã quý hiếm. Không chỉ thế, ông còn cực kỳ nổi tiếng bởi những bộ phim nói về tác động của con người đến với thế giới tự nhiên.
Theo đó, sau nhiều ngày chờ đợi, Hunter đã bắt được hình ảnh hai con gấu trắng đang dành hàng giờ ngồi trên những hòn đá lớn ngoài biển để chờ cá voi Beluga bơi vào cửa sông Seal.
Gấu trắng Bắc Cực là loài thú săn mồi đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất. Một con gấu trắng trưởng thành có trọng lượng từ 500 - 700 kg và dài đến hơn 2 m. Nhờ vào bộ lông dày bao phủ cả bàn chân, gấu dễ dàng chống chịu được cái lạnh khắc nghiệt để di chuyển trên những tảng băng lớn nhằm tìm kiếm thức ăn.
Lớp lông màu trắng của gấu còn là "chiếc áo" giúp chúng ngụy trang trong băng tuyết. Có một sự thật thú vị đó là, đằng sau lớp lông trắng muốt là làn da đen giúp gấu không bị cháy nắng bởi ánh mặt trời.
Con mồi chủ yếu của gấu Bắc Cực thường là hải cẩu và hải mã. Không giống như phần lớn các loài thú săn mồi, gấu Bắc Cực thích săn mồi một mình và các cuộc đi săn thường diễn ra vào mùa Đông. Đây là loài động vật khá kén ăn, thông thường chúng sẽ lột da con mồi và chỉ ăn lớp mỡ dưới da và bộ lòng của chúng.
Giống như trong đoạn clip, khi gấu trắng phát hiện ra con mồi của mình. Bất chấp dáng vẻ trông có vẻ cục mịch, thân pháp của gấu trắng khi săn mồi cực kỳ lanh lẹ. Không mất quá nhiều thời gian để chú gấu có thể kiếm được thức ăn cho bản thân.
"Khi chúng tôi quay những thước phim này, rất nhiều nhà khoa học đã không tin vào những gì vừa xảy ra. Hoàn toàn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học, công trình nghiên cứu nào về cuộc sống cũng như hành vi của gấu trắng Bắc Cực vùng sông Seal", Hunter cho biết.
Thành phần sự sống bất ngờ hiện ra cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng Nguồn nguyên liệu để bắt đầu một thế giới có sự sống như Trái Đất đã được tìm thấy trong Đám mây phân tử Perseus, một cụm sao và khí trẻ trong không gian sâu. Đám mây phân tử Perseus, còn gọi là IC348, chứa những ngôi sao rất trẻ mới 2-3 triệu năm tuổi đã được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi...