Lần đầu tiên con người ở Trái Đất có thể xem Sao Hỏa trực tiếp
Ngày 2/6, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phát trực tuyến trên YouTube một giờ những hình ảnh trực tiếp đầu tiên từ Sao Hỏa.
Miệng núi lửa Belva trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA
Theo hãng tin Reuters, sự kiện này nhằm kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt tàu Mars Express của ESA – sứ mệnh chụp ảnh 3D bề mặt hành tinh Đỏ để có thể quan sát một cách chi tiết hơn.
ESA thông báo người xem trên Trái Đất có thể xem những hình ảnh trên Sao Hỏa trực tiếp trên tài khoản YouTube của ESA từ 18h ngày 2/6 (giờ Trung Âu), tương đương 23h – giờ Việt Nam. Video cập nhật cũng được phát qua tài khoản Twitter.
James Godfrey, Giám đốc điều hành tàu vũ trụ tại trung tâm điều khiển sứ mệnh của ESA ở Darmstadt, Đức, cho biết: “Thông thường, chúng ta nhìn thấy hình ảnh từ Sao Hỏa được chụp vài ngày trước đó. Tôi rất vui khi chúng ta có thể được nhìn thấy Sao Hỏa như bây giờ – càng gần sát với Sao Hỏa ở mức có thể thì càng tốt”.
ESA cho biết thông thường dữ liệu quan sát về Hành tinh Đỏ được lưu trữ ở trên tàu vũ trụ cho đến khi tàu vũ trụ có điều kiện truyền về Trái Đất. Tùy thuộc vào vị trí của Sao Hỏa và Trái Đất trong quỹ đạo quanh Mặt Trời, các hình ảnh được gửi trong không gian có thể mất từ 3 đến 22 phút.
Video đang HOT
Để bắt đầu phát trực tiếp, ESA ước tính sẽ mất khoảng 17 phút để tạo thành hình ảnh truyền trực tiếp từ Sao Hỏa đến Trái Đất qua không gian và sau đó một phút nữa để hình ảnh đi qua dây và máy chủ trên mặt đất.
“Lưu ý, chúng ta chưa bao giờ thử nghiệm bất cứ điều gì như thế này trước đây, vì vậy thời gian di chuyển chính xác của các tín hiệu trên mặt đất vẫn chưa chắc chắn”, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Nóng: Tìm ra thứ lạ lùng 'phát sáng' cạnh miệng núi lửa sao Hỏa
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trong khi sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, nhưng có thể tìm thấy nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt hành tinh.
Cũng giống như trên Trái đất, những mảng màu mà chúng ta có thể thấy trong ảnh chụp từ Sao Hỏa đến từ các khoáng chất đa dạng trên hoặc ngay dưới bề mặt.
Trong trường hợp, do tình trạng xói mòn diễn ra khốc liệt mà các khoáng chất dưới bề mặt xuất hiện những vệt sáng khoáng chất kỳ lạ với các gam màu khác nhau, theo nhóm nghiên cứu giải thích từ camera HiRISE đáng kinh ngạc ngay trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO).
Ở đây, tàu MRO đã quay quanh sao Hỏa và đã chụp được những hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy sự đa dạng ở trên và dưới bề mặt sao Hỏa. Điển hình là vùng miệng núi lửa Kaiser và cánh đồng cồn cát khổng lồ bên trong.
Đây là mục tiêu nghiên cứu thường xuyên của HiRISE, vì vậy các nhà khoa học đã nhận ra những thay đổi theo mùa diễn ra tại cảnh quan luôn thay đổi và dịch chuyển này.
Các nhóm nghiên cứu của HiRISE nói rằng các cồn cát khổng lồ trong miệng núi lửa Kaiser trải qua sự xói mòn mạnh mẽ của các mặt trượt dốc hàng năm vào cuối mùa đông, khi mặt trời sưởi ấm những sườn núi này và sương giá carbon dioxide theo mùa thăng hoa (có nghĩa là nó chuyển từ thể rắn thành khí).
Miệng núi lửa Kaiser nằm ở Noachis Terra, một khu vực trên sao Hỏa nằm giữa hai hố va chạm khổng lồ trên sao Hỏa: Argyre và Hellas.
Noachis được bao phủ dày đặc bởi các hố va chạm đến mức nó được coi là một trong những dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa (thuật ngữ "Noachian" xuất phát từ tên Trái đất là Noah, dùng để chỉ một trong những khoảng thời gian sớm nhất).
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trên thực tế, mặt trăng Titan sao Thổ cũng có cồn cát độc đáo lớn nhất hệ mặt trời. Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ đó ở độ phân giải cao khi Dragonfly thực hiện chuyến thăm mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ vào năm 2034.
Tàu thăm dò NASA gửi hình ảnh đầu tiên về miệng núi lửa Belva trên Sao Hỏa Tàu thăm dò Perseverance của NASA trên Sao Hỏa đã chụp được các hình ảnh bằng thiết bị Mastcam-Z, cung cấp những kiến thức có giá trị về hoạt động bên trong miệng núi lửa Jezero. Miệng núi lửa Belva trên sao Hỏa. Ảnh: NASA Theo đài Sputnik (Nga), đoạn phim mới được NASA công bố đã giúp người xem chiêm ngưỡng hình...