Phát hiện những đặc điểm ‘bất thường’ ở quả tên lửa Nga chưa nổ trên chiến trường Ukraine
Các lực lượng Ukraine gần đây đã tìm thấy một quả tên lửa chưa nổ do Liên bang Nga sản xuất với nhiều đặc điểm kỳ lạ và có thể hé lộ một số điều về kho vũ khí của Nga.
Một quả tên lửa do Nga chế tạo bị các lực lượng Ukraine tìm thấy gần đây. Ảnh: StateWatch
Hãng tin Bloomberg của Mỹ ngày 18/8 cho biết vào tháng 6 vừa qua, các lực lượng Ukraine đã tìm thấy một quả tên lửa ở tỉnh Sumy thuộc miền Bắc nước này.
Đây là loại tên lửa sử dụng cho Hệ thống phóng đa nòng Tornado-S, thường được ví von là “kỳ phùng địch thủ” của hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) trong biên chế quân đội Mỹ.
Điểm bất thường đầu tiên là đánh dấu trên vỏ tên lửa cho thấy nó được chế tạo vào ngày 19/5/2023. Trong khi đó, theo StateWatch, một tổ chức phi chính phủ của Ukraine, các lô tên lửa trước khi được sử dụng ngoài chiến trường cần phải trải qua nhiều tháng thử nghiệm.
Điểm kỳ lạ thứ hai là vỏ tên lửa ghi ngày hết hạn sử dụng là ngày 12/9/2023, ngắn một cách bất thường. Theo StateWatch, đây là một dấu hiệu khả dĩ khác cho thấy các nhà sản xuất Nga đang tìm mọi cách đưa tên lửa ra tiền tuyến càng sớm càng tốt.
Việc quả tên lửa không nổ còn giúp các nhà nghiên cứu có thể xem bo mạch chủ cũng như các thành phần linh kiện khác và ở đây cũng phát hiện những điểm không bình thường.
Theo StateWatch, đó không chỉ là một số bộ phận được hàn thủ công, mà linh kiện cũng rất đa dạng, có cả loại sản xuất ở Nga lẫn loại sản xuất bởi các công ty của Mỹ, bao gồm cả thiết bị được chế tạo bởi công ty Altera thuộc quyền sở hữu của hãng công nghệ Intel và công ty Analog.
Điều đáng nói là cả hai công ty Altera và Analog đều cho biết họ không bán hàng cho Nga và tuân thủ nghiêm mọi lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Analog từng nói với tờ Nikkei của Nhật Bản rằng họ đã tăng cường các nỗ lực đấu tranh với hành vi bán lại trái phép linh kiện do mình sản xuất, nhưng việc ngăn chặn hoàn toàn các hành vi như vậy là vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Theo hãng tin Bloomberg, mặc dù không biết khi nào Nga nhập khẩu các bộ phận được tìm thấy trong quả tên lửa bị thu giữ, nhưng quốc gia này đã có thể lách một số lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu bằng cách nhập khẩu các công nghệ bị cấm thông qua trung gian ở các nước thứ ba hoặc lấy chíp từ các thiết bị gia dụng như máy giặt.
Nhà nghiên cứu về cường quốc đại dương và khoa học quân sự Sidarth Kausha tại Viện Royal United, một tổ chức tư vấn có trụ sở chính ở London (Anh), cho rằng việc sử dụng các phụ tùng phi truyền thống đã phản ánh một thực tế rằng người Nga đang phải thích nghi với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng của họ do các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại.
Nga đang đẩy mạnh sản xuất vũ khí. Ảnh: TASS
Trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ sớm có hồi kết, những phát hiện nêu trên cho thấy Nga đang phải đẩy nhanh tiến trình hoàn thành tên lửa để sớm đưa chúng ra chiến trường nhằm duy trì cường độ chiến tranh.
Với những gì nêu trên, đã xuất hiện một số nhận định cho rằng Nga đang cạn kiệt kho dự trữ một số vũ khí tiên tiến, nên mới phải đưa tên lửa ra sử dụng ngay mà không cần trải qua thời gian thử nghiệm.
Tuy nhiên, một quan chức tình báo phương Tây giấu tên nói với hãng tin Bloomberg rằng không nên kỳ vọng quá nhiều từ việc Nga phải vội vàng chế tạo tên lửa Tornado-S vì ngay cả khi không chịu áp lực chiến tranh, cách tiếp cận của Nga đối với các tiêu chuẩn đã kém nghiêm ngặt.
Dẫu vậy, quan chức này cũng nhìn thấy nhiều dấu hiệu hơn về tình trạng thiếu hụt vũ khí trên chiến trường của Nga.
Đó là việc tướng Ivan Popov, 48 tuổi, là chỉ huy Tập đoàn quân số 58 thuộc Quân khu miền Nam quân đội Nga, đã tham gia vào các cuộc giao tranh ác liệt ở vùng Zaporizhzhia, bị đột ngột cách chức hồi tháng 7 sau khi cáo buộc lãnh đạo Bộ Quốc phòng không hỗ trợ đầy đủ cho lực lượng của ông.
Tướng Popov bị sa thải chưa đầy ba tuần sau cuộc nổi loạn ngắn ngủi của thủ lĩnh tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, ông Yevgeny Prigozhin. Trước đó, ông Prigozhin cũng nhiều lần cáo buộc Bộ Quốc phòng Nga thiếu hỗ trợ cho lực lượng Wagner tham chiến ở Ukraine.
Trên thực tế, những tin đồn về việc Nga sắp cạn kiệt vũ khí đã xuất hiện chỉ vài tháng sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine.
Hãng thông tấn TASS của Nga cho hay vào ngày 24/10/2022, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev nói rằng Moskva đang đẩy mạnh sản xuất tất cả các loại vũ khí, đồng thời nhấn mạnh phương Tây không nên hy vọng về việc Nga sẽ sớm cạn kiệt trang thiết bị quân sự và vũ khí.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cũng cho biết theo lệnh của Tổng tư lệnh, Tổng thống Vladimir Putin, ông đã tới Nizhny Tagil và kiểm tra dây chuyền sản xuất xe tăng của Tập đoàn Uralvagonzavod, một trong những nhà sản xuất xe bọc thép lớn nhất trong khu vực. Hình ảnh được công bố cho thấy phái đoàn do ông Medvedev dẫn đầu thị sát các dây chuyền, trong đó có hàng chục xe tăng chủ lực T-72B3 và T-90M đang hoàn thiện.
Theo ông Medvedev, các cuộc thảo luận diễn ra trong chuyến thị sát chủ yếu liên quan đến vấn đề đẩy nhanh tiến độ vận chuyển thiết bị cho các lực lượng vũ trang để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và khắc phục các vấn đề còn thiếu sót.
“Mục tiêu này đã được đặt ra nhằm thực hiện cẩn trọng các hợp đồng quốc phòng của Chính phủ, ngăn chặn tình trạng gián đoạn trong việc cung cấp trang thiết bị. Tất cả các nhà thầu đều có thể bị quy trách nhiệm, kể cả tội hình sự. Các bộ và cơ quan phụ trách các hợp đồng của chính phủ cũng đã chấp thuận yêu cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát quá trình
Tuổi đời hơn 20 năm, Kornet vẫn là nỗi lo sợ của xe tăng phương Tây
Tên lửa Kornet của Nga đã phá hủy rất nhiều phương tiện chiến đấu của Ukraine trên chiến trường và Tổng thống Putin cũng đánh giá rất cao tên lửa này.
Trong cuộc gặp với các phóng viên quân sự vào ngày 14/6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi hiệu quả của hệ thống tên lửa chống tăng di động Kornet, khi chứng kiến những thành công của tên lửa này trên chiến trường Ukraine và ông nói rằng cần phải sản xuất vũ khí này với số lượng lớn hơn.
Tổng thống Putin tuyên bố: "Nhiều xe bọc thép và xe tăng đã bị bộ binh tiêu diệt bằng vũ khí chống tăng Kornet. Tên lửa này đang hoạt động rất hiệu quả, nhưng chúng tôi cần nhiều hơn nữa và điều này sẽ được thực hiện".
Các hình ảnh trên chiến trường cho thấy nhiều phương tiện thiết giáp của Ukraine đã bị phá hủy, đặc biệt kể từ khi nước này bắt đầu phát động các cuộc tấn công mới nhằm vào các vị trí của Nga gần đây. Bên cạnh những đóng góp của tên lửa Kornet thì các chuyên gia cũng nhắc nhiều tới vai trò của trực thăng Ka-52, phương tiện này cũng đã phá hủy nhiều thiết bị quân sự của Ukraine.
Kornet là một hệ thống tên lửa cầm tay hạng nhẹ có trọng lượng 28 kg được biên chế cho các đơn vị bộ binh và giống như phần lớn các hệ thống vũ khí hiện có của Nga, Kornet cũng đã được nghiên cứu và phát triển trong thời kỳ Xô Viết.
Binh sĩ Nga sử dụng tên lửa Kornet.
Sau một thời gian dài bị trì hoãn do Liên Xô tan rã, mãi cho tới năm 1998 tên lửa này mới chính thức được đưa vào biên chế, các biến thể ban đầu của Kornet lần đầu tiên được sử dụng chiến đấu trong Chiến tranh Iraq. Tại đây, các lực lượng đặc biệt của Iraq đã sử dụng tên lửa rất hiệu quả để chống lại xe tăng Abrams và xe chiến đấu Bradley của Mỹ vào năm 2003.
Kornet cũng đã chứng minh hiệu quả tương tự khi chống lại xe tăng Merkava của Israel, bao gồm cả biến thể Merkava IV hiện đại nhất. Tên lửa Kornet được lực lượng Hezbollah triển khai lần đầu vào năm 2006 và nó đã phá hủy ít nhất hai mươi chiếc xe tăng trong nỗ lực tấn công của Israel vào miền Nam Liban trong năm 2006.
Lực lượng dân quân từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS cũng sử dụng rất hiệu quả những quả tên lửa Kornet thu được, để vô hiệu hóa nhiều xe tăng Abrams của quân đội Iraq từ năm 2014. Một số báo cáo khác còn chỉ ra rằng, Kornet cũng được lực lượng dân quân sử dụng để chống lại xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Thành công của tên lửa Kornet đã khiến cả Iran và Triều Tiên mua giấy phép và phát triển các biến thể của tên lửa này trong nước.
Vị trí tên lửa chống tăng Kornet của Hezbollah.
Khả năng chiến đấu hiệu quả của Kornet được kế thừa từ những thành công thời Liên Xô, trong việc phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng di động thời Chiến tranh Lạnh. Các hệ thống tên lửa chống tăng Konkurs và Metis của Liên Xô khi đó được đánh giá là những vũ khí chống tăng hàng đầu thế giới và vượt xa những vũ khí tương tự của phương Tây.
Một đặc điểm đáng chú ý của tên lửa là đầu đạn nạp song song, với hai điện tích HEAT được phân tách bằng động cơ tên lửa, cho phép tăng tiêu cự của điện tích thứ hai và do đó cải thiện đáng kể khả năng xuyên phá của tên lửa, đồng thời tăng khả năng sống sót trước các biện pháp đối phó.
Hệ thống ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm với khả năng thu phóng x12/x20 của tên lửa Kornet, vượt trội đáng kể so với các tên lửa tương tự của phương Tây. Bên cạnh đó, tên lửa cũng được trang bị hệ thống dẫn đường bằng tia laze giúp tối đa hóa độ chính xác khi bắn.
Hiện nay, các biến thể nâng cao của Kornet đang được phát triển, đáng chú ý nhất là Kornet-EM có tầm bắn mở rộng, đồng thời nó cũng được bổ sung các tính năng giúp đối phó hiệu quả với giáp phản ứng nổ và khả năng theo dõi mục tiêu tự động.
Mặc dù Kornet vẫn là một vũ khí nguy hiểm và hiệu quả về chi phí, nhưng khả năng của nó ngày càng bị coi là tụt hậu khi so với các tính năng vượt trội được thiết kế cho các hệ thống đời sau như Javelin của Mỹ, Spike của Israel và HJ-12 của Trung Quốc.
Tất cả những tên lửa chống tăng trên đều ra đời muộn hơn nhiều năm sau khi Kornet đi vào hoạt động và được tăng cường thêm khả năng "bắn và quên" mà tên lửa Nga còn thiếu. Tuy nhiên Kornet vẫn chứng minh được giá trị của mình trên chiến trường và nó vẫn được coi là sát thủ đối với xe tăng phương Tây.
Các loại vũ khí Nga sử dụng ở Ukraine có thể buộc NATO phải cải thiện năng lực phòng không NATO đang cân nhắc cách tăng cường hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa để chống các mối đe dọa như máy bay không người lái và tên lửa hành trình mà Nga đã sử dụng ở Ukraine. Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bloomberg, Trung tướng không quân Johnny Stringer, Phó Chỉ huy Bộ...