Phát hiện nguồn gốc của đợt Ebola mới
Nhóm chuyên gia bất ngờ khi phát hiện virus Ebola tồn tại trên cơ thể một bệnh nhân đã khỏi bệnh sau 5 năm. Đợt bùng phát mới đây có thể do virus truyền qua tinh dịch.
Kết luận trên được các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Guinea Xích Đạo, đưa ra sau khi giải trình tự gene loạt mẫu virus lấy từ những bệnh nhân Ebola trong đợt bùng phát mới xuất hiện ở nước này thời gian gần đây.
Theo The New Y ork Times, kết quả mà nhóm phát hiện khiến họ không khỏi “sốc” vì thời gian sống sót của virus trong cơ thể người khỏi bệnh. Nghiên cứu còn có sự tham gia của Viện Pasteur Senegal, Đại học Edinburgh, Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, Công ty PraesensBio và được công bố trên hai tạp chí Science, Stat.
“Hiện tượng phi thường”
Theo nhóm tác giả, đợt bùng phát Ebola đang xảy ra ở Guinea Xích Đạo gần như chắc chắn xuất phát từ một bệnh nhân từng nhiễm virus và sống sót trong trận dịch lịch sử năm 2014-2016 tại Tây Phi. Virus Ebola đã tồn tại trong cơ thể người này ít nhất 5 năm và sau đó, lây truyền qua đường tinh dịch.
Phát hiện trên dựa trên giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm nhiễm Ebola tại Guinea Xích Đạo. Trước đó, thời gian lâu nhất mà một virus tồn tại trong cơ thể người sau khi họ khỏi bệnh là 500 ngày.
Phát hiện mới do Bộ Y tế Guinea Xích Đạo phối hợp nhiều chuyên gia thực hiện đã cho thấy virus Ebola tồn tại trong cơ thể người khỏi bệnh ít nhất 5 năm. Ảnh: NAIDS.
Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, Mỹ, người không tham gia cuộc nghiên cứu, nhận định: “Đây là điều rất đáng kinh ngạc, một hiện tượng phi thường”.
Đợt bùng phát Ebola của Guinea Xích Đạo trong thời gian gần đây được ghi nhận từ tháng 1. Virus đã lây nhiễm cho ít nhất 18 người và khiến 9 bệnh nhân tử vong.
Việc phát hiện người khỏi bệnh có thể vẫn là ổ truyền virus được đánh giá có ý nghĩa to lớn với công cuộc chống dịch Ebola. Trận dịch trước đó bùng phát ở Tây Phi đã lây nhiễm cho hơn 28.000 người, cướp đi mạng sống của 11.000 bệnh nhân.
Hàng nghìn người sống sót sau đại dịch vẫn phải chịu sự xa lánh của cộng đồng vì nỗi sợ hãi mà căn bệnh gây ra. Viễn cảnh virus tồn tại trong cơ thể người khỏi bệnh nhiều năm khiến điều này càng thêm trầm trọng.
Phát hiện mới làm dấy lên khả năng những đợt bùng phát khác dễ xảy ra trong khu vực do virus có thể đang lây lan từ người khỏi bệnh sang người lành mà không được phát hiện.
Tiến sĩ Schaffner đề xuất giải pháp tiêm vacccine cho phần lớn người dân ở châu Phi Xích Đạo. Một số vaccine ngừa Ebola hiện có sẵn và từng chứng minh được hiệu quả như của Merck hay Johnson & Johnson sản xuất. Tuy nhiên, chúng mới chỉ được sử dụng để đối phó các đợt bùng phát Ebola, chưa dùng cho dự phòng.
Video đang HOT
Phát hiện mới dấy lên lo lắng về đặc điểm dịch tễ học của Ebola. Ảnh: The Sun.
Nguyên nhân?
Thông thường, bệnh nhân sẽ khỏi Ebola khi hệ thống miễn dịch hạ gục virus. Tuy nhiên, một số bộ phận như mắt, hệ thống thần kinh trung ương, tinh hoàn, nằm ngoài tầm với của hệ miễn dịch. Đây cũng chính là khe cửa hẹp, khiến virus có cơ hội ẩn náu trong đó. Nhưng không ai biết nó có thể trốn tránh và tồn tại trong cơ thể người tới 5 năm như phát hiện trên vừa ghi nhận.
Tiến sĩ Schaffner nhận định: “Chúng tôi không biết hiện tượng này có thể xảy ra với tần suất như thế nào. Một nghiên cứu khác đang được tiến hành. Thật không dễ dàng để hiểu rõ vì sao virus ẩn náu tại những nơi đặc biệt trên. Bởi đây là những bộ phận khó tiếp cận”.
Các nhà nghiên cứu cho biết trình tự di truyền của các mẫu virus Ebola từ bệnh nhân hiện tại được so sánh trình tự di truyền trong đợt bùng phát 2014-2016. Kết quả cho thấy chúng trùng khớp đến mức khó mà tin được cả hai không có mối liên hệ gì với nhau.
“Có rất ít thay đổi về bộ gene. Để những thay đổi đó xảy ra, virus phải nhân lên. Tôi nghĩ phần lớn virus đang ở trạng thái ngủ đông. Tất cả chúng tôi đều cho rằng đợt bùng phát gần đây là hậu quả của sự lây truyền từ tự nhiên như loài dơi. Nhưng nó có thể đến từ một ổ chứa, không ai khác chính là con người”, tiến sĩ Schaffer nói thêm.
Dịch Ebola đang bùng phát tại Guinea Xích Đạo với 18 người nhiễm bệnh và 9 ca tử vong. Ảnh: Getty Images.
Nhà virus học Michael Wiley, Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, miêu tả đợt bùng phát hiện tại là sự tiếp nối của trận dịch Ebola trong quá khứ. Ông đồng thời là CEO của Quỹ PraesensBio, nơi cung cấp các tài liệu cho nghiên cứu mẫu bệnh phẩm trong dự án mà Bộ Y tế Guinea Xích Đạo thực hiện.
Ông cho biết các bệnh nhiễm trùng dai dẳng và lây truyền qua đường tình dục đã được ghi nhận trong đợt bùng phát dịch ở Tây Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo ông, mỗi cột mốc mới về thời gian tồn tại lâu dài của virus này đều khiến giới nghiên cứu kinh ngạc. Đó thật sự là cú sốc. Đầu tiên là 180 ngày, sau đó là 500 ngày. Và kết quả vừa công bố – 5 năm – là lần đầu tiên họ ghi nhận.
Phát ngôn viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Thomas Skinner, cho biết cơ quan này đã xem xét dữ liệu trình tự gene từ các mẫu được lấy từ đợt bùng phát gần đây ở Guinea Xích Đạo. “Chúng tôi không thể chắc chắn 100% nhưng CDC đồng ý kết luận có thể đợt bùng phát hiện tại liên quan các trường hợp mắc Ebola ở Tây Phi vào năm 2014-2016″, ông Thomas nói.
Vị chuyên gia này cũng đánh giá điều này cho thấy các đợt bùng phát dịch có thể xuất phát từ bệnh nhiễm trùng dai dẳng, một người khỏi bệnh mà không cần đến virus mới xâm nhập từ ổ chứa động vật. Ông nhấn mạnh sự cấp thiết của việc nghiên cứu rõ hơn dịch tễ phức tạp và sinh thái học của Ebola.
Nhà virus học, tiến sĩ Ian Lipkin, Đại học Columbia, Mỹ, cho biết khi các bệnh nhân nam lấy mẫu tinh dịch và cho kết quả âm tính với virus Ebola, họ thường cho rằng mình không bị virus xâm nhập. Nhưng kết quả này không thể khẳng định 100%. Ông cho rằng chúng ta nên theo dõi thường xuyên bệnh nhân từng mắc Ebola, ngay cả khi họ đã khỏi bệnh hay cho kết quả âm tính với virus.
Điều gì xảy ra đối với cơ thể khi được gây mê?
Gây tê hay gây mê là thủ thuật y khoa làm giảm cảm giác đau giúp phẫu thuật đạt kết quả tốt. Điều gì xảy ra với cơ thể khi được gây mê, câu hỏi đang được dư luận quan tâm.
Gây mê hoặc gây tê (anaesthesia) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là một trạng thái mất cảm giác, hoặc nhận thức tạm thời có kiểm soát được gây ra cho các mục đích y tế.
Tham khảo nhanh về gây mê
Có ba loại gây mê chính: Gây mê toàn thân ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến bất tỉnh và mất cảm giác hoàn toàn, sử dụng thuốc tiêm hoặc hít. Dùng thuốc an thần ức chế hệ thần kinh trung ương ở mức độ nhẹ hơn, ức chế cả lo lắng và tạo ra những ký ức dài hạn mà không dẫn đến bất tỉnh. Và gây tê vùng và tại chỗ, ngăn chặn việc truyền các xung thần kinh từ một bộ phận cụ thể của cơ thể.
Tùy thuộc tình hình, thuốc này có thể được sử dụng riêng (bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo), hoặc kết hợp với gây mê toàn thân hoặc an thần. Thuốc có thể được nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh ngoại vi để chỉ gây mê một phần cơ thể bị cô lập, chẳng hạn như gây tê một chiếc răng để làm răng hoặc sử dụng một khối dây thần kinh để ức chế cảm giác ở toàn bộ chi.
Ngoài ra, gây tê ngoài màng cứng và tủy sống có thể được thực hiện trong chính vùng của hệ thống thần kinh trung ương, ngăn chặn tất cả cảm giác đến từ các dây thần kinh cung cấp cho khu vực của khối. Khi chuẩn bị cho một thủ thuật y tế, bác sĩ lâm sàng chọn một hoặc nhiều loại thuốc để đạt được mức độ thích hợp cho loại thủ thuật và bệnh nhân cụ thể. Các loại thuốc được sử dụng có thuốc gây mê toàn thân, thuốc gây tê cục bộ, thuốc ngủ, thuốc phân ly, thuốc an thần, thuốc bổ trợ, thuốc ngăn chặn thần kinh cơ, thuốc gây nghiện và thuốc giảm đau.
Rủi ro của các biến chứng trong hoặc sau khi gây mê liên quan đến ba yếu tố: sức khỏe bệnh nhân, sự phức tạp của quy trình và kỹ thuật gây mê. Trong những yếu tố này, yếu tố sức khỏe của người bệnh được xem là quan trọng nhất. Những rủi ro chính sau phẫu thuật có thể bao gồm tử vong, đau tim và thuyên tắc phổi, trong khi những rủi ro nhỏ có thể bao gồm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Một số tình trạng như ngộ độc thuốc gây mê cục bộ, chấn thương đường thở hoặc tăng thân nhiệt ác tính, có thể được quy trực tiếp hơn cho các loại thuốc và kỹ thuật gây mê cụ thể.
Cho dù là gây tê hay gây mê đều làm cho cảm giác đau cục bộ hay một vùng rộng. Gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ. Nói cách khác, gây mê thì tác động trên não và làm mất cảm giác toàn thân.
Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Khi được gây mê, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau khi mổ, không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào. Gây tê làm mất cảm giác tại chỗ, làm tê một vùng nhỏ của cơ thể. Người ta dùng thuốc tê tiêm tại chỗ và ức chế cảm giác đau đớn.
Các trường hợp tiểu phẫu thuật đều được áp dụng tê tại chỗ. Vì tê tại chỗ nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh khi làm phẫu thuật. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiền mê bằng vài loại thuốc để bệnh nhân thư giãn hoặc ngủ nhẹ. Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn.
Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.
Những phản ứng của cơ thể khi gây mê
Một số điều xảy ra đối với cơ thể khi gây mê đã được khoa học kiểm chứng.
Ba giai đoạn trong gây mê toàn thân
Giai đoạn cảm ứng: Sau một khoảng thời gian ngắn khi thuốc gây mê tác dụng, người trong cuộc cảm thấy ngứa ran, đặc biệt là ở tứ chi, cơ thể bắt đầu "bồng bềnh", đây là lúc thuốc bắt đầu có tác dụng.
Giai đoạn hưng phấn: Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất trí nhớ, tuy rất ngắn, không nhớ bất kỳ điều gì đang xảy ra. Khi chất lạ bắt đầu can thiệp vào các chức năng cơ thể, như suy nghĩ, thở, di chuyển và cảm giác, não bắt đầu xuất hiện điều gì đó không ổn. Cơ thể cố gắng "cứu vớt tình thế" bằng cách phản ứng với thuốc mê như co giật, nhịp thở và nhịp tim thay đổi, chuyển từ trạng thái tăng vọt rồi giảm mạnh. Người bệnh có thể nôn mửa nếu giai đoạn này kéo dài quá lâu.
Giai đoạn hôn mê: Đây là giai đoạn quan trọng nhất, được gọi là "gây mê phẫu thuật". Trên thực tế, người bệnh không hề rơi vào trạng thái vô thức mà chỉ thực sự bị hôn mê.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong vô thức, tâm trí vẫn hiển thị ba giai đoạn của giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) trên các kết quả đo điện não đồ. Trong trường hợp bị gây mê, tâm trí thực sự không hiển thị những thông số này; có nghĩa, người bệnh đang ở giai đoạn ngủ sâu hơn.
Hệ thống thần kinh tạm ngừng hoạt động
Sau khi được gây mê, thuốc làm tắt hiệu quả hệ thống thần kinh của cơ thể. Đối với gây tê cục bộ, chẳng hạn như Novocain, thuốc hoạt động như một chất giảm đau bằng cách ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não, vì vậy người bệnh không cảm thấy đau.
Gây mê toàn thân sẽ tiến thêm một bước nữa. Thuốc đi đến não, nơi nó làm chậm phản ứng của bạn với các kích thích nhất định, thậm chí làm tắt các bộ phận của não hiểu và phản ứng với cơn đau. Não hoạt không nhận hoặc phản hồi bất kỳ tín hiệu nào từ hệ thần kinh của bạn. Nhịp tim sẽ không tăng và người bệnh không không còn nhớ những gì đã trải nghiệm.
Bộ não không thể nói chuyện với chính mình
Bộ não của bạn không chỉ không thể nói chuyện với các dây thần kinh gửi tín hiệu từ tứ chi, cơ quan và cơ bắp mà còn không thể nói chuyện với chính nó. Nếu bình thường, các tín hiệu điện di chuyển nhanh chóng giúp giao tiếp tốt với nhau, nhưng khi không thành công, mọi thứ bị đảo lộn. Đầu tiên, các tín hiệu ngừng hoạt động và để phản ứng, cơ thể "chùng xuống".
Nhịp thở và nhịp tim ổn định; nhưng nghiên cứu cho thấy, não lại không còn giao tiếp với chính nó nữa. Điều này xảy ra do một số loại thuốc gây mê liên kết với thụ thể GABAA trong não, chúng làm cho các "cánh cổng" giữa các phần của tâm trí mở ra, cho phép các hạt mang điện tích âm "chảy" vào tế bào.
Về cơ bản cơ thể bị tê liệt
Một bộ phận quan trọng khác của cơ thể có thể cảm nhận được tác động của việc gây mê toàn thân, đó là cột sống. Gây mê toàn thân sẽ tác động tới dòng máu ngay sau khi hít hoặc tiêm thuốc và từ đây nó tác động đến tủy sống. Cột sống cũng là bộ phận điều khiển cảm giác và cử động ở tay chân của bạn.
Vì vậy, khi thuốc gây mê làm suy giảm dòng hoạt động thần kinh qua cột sống, cơ thể bạn sẽ ngừng di chuyển ngay cả khi bệnh nhân còn tỉnh. Nói cách khác là bị tê liệt hoàn toàn. Người trong cuộc sẽ không nhận ra điều này khi đang ở giai đoạn 3 của quá trình gây mê. Khi thức dậy, một số người bị tê liệt, họ không thể cảm nhận hoặc cử động tay chân.
Vì lý do an toàn người bệnh sẽ được giám sát chặt chẽ
Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ túc trực để theo dõi và can thiệp nếu có sai sót xảy ra. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình gây mê, người bệnh có thể bị nôn mửa, dễ nghẹt thở, thậm chí còn bị co giật. Chất lỏng có thể xâm nhập vào phổi dẫn đến viêm phổi hoặc nhiễm trùng. Bạn có thể bị đột quỵ khi đang được gây mê toàn thân.
Phổ biến nhất là khi thuốc quá nhiều đối với não, dây thần kinh; cơ thể của bạn bị ức chế đến mức tim và phổi của bạn ngừng hoạt động. Các bác sĩ gây mê sẽ giám sát chặt chẽ những sự cố này trong suốt quá trình phẫu thuật để can thiệp nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Điều gì xảy ra khi gây mê thất bại?
Một trong những sự cố đáng ngại nhất khi phẫu thuật là gây mê thất bại. Tuy rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra trong thực tế, chuyên môn gọi đây là sự cố anesthesia awareness (Khả năng bệnh nhân bị thức tỉnh, gọi tắt là sự cố AA). Tình trạng bệnh nhân tỉnh trong lúc phẫu thuật hay thủ thuật, có thể nhớ lại những sự kiện hay môi trường xung quanh.
Khi sự cố xảy ra, bệnh nhân có thể nhớ lại các bước phẫu thuật, nhớ nỗi đau, áp lực, sợ hãi; thậm chí có thể nhìn thấy những gì đã xảy ra. Điều này chỉ xảy ra khi thuốc không được đúng hoặc không đúng liều, hoặc sai sót của bác sĩ gây mê. Trong những trường hợp này, đôi khi người trong cuộc vẫn tỉnh táo nhưng bị liệt trong khi phẫu thuật, thậm chí có thể cảm thấy toàn bộ quy trình đang được thực hiện.
Mẹ mang thai dùng thuốc trị mụn con dễ bị rối loạn phát triển trí tuệ Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã đưa ra cảnh báo tới các nhân viên y tế và bệnh nhân về nguy cơ rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ khi mẹ sử dụng thuốc trị mụn isotretinoin trong thời gian mang thai. Nguy cơ trên hiện vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục điều tra, làm rõ,...