Phát hiện ngoại hành tinh kỳ lạ có bầu trời màu vàng và mưa sắt
Các nhà nghiên cứu cho biết vừa tìm thấy một ngoại hành tinh được đặt tên là WASP-79b, cách Trái đất gần 800 năm ánh sáng, không có bầu trời xanh như hành tinh của chúng ta.
Theo một tuyên bố từ NASA, WASP-79b quay quanh ngôi sao chủ của nó mất khoảng 3,7 ngày Trái đất và không nằm trong vùng có thể ở được.
Ngoại hành tinh này được chú ý bởi nó không có tán xạ Rayleigh là một loại tán xạ ánh sáng bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Trong khi đó ở Trái đất lại có tán xạ Rayleigh là lý do cho màu xanh của bầu trời và tông màu vàng của Mặt trời.
“Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một quá trình khí quyển không xác định mà chúng ta chưa tính đến trong các mô hình vật lý từng được biết đến. Một số đồng nghiệp của tôi cho rằng phát hiện này thực sự kì lạ”, nhà nghiên cứu Kristin Showalter Sotzen của Đại học Johns Hopkins cho biết.
Video đang HOT
Ngoài việc có bầu trời màu vàng, WASP-79b đặc biệt nóng với nhiệt độ trung bình khoảng 1648.889 độ C. Nó là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất từng được quan sát. WASP-79b được xác định có khối lượng gấp đôi sao Mộc.
WASP-79b cũng có thể có những đám mây rải rác và sắt được nâng lên độ cao có thể kết tủa như mưa. Các nhà nghiên cứu bên cạnh đó còn phát hiện ra một ngoại hành tinh khác, WASP 76-b, được cho là có mưa sắt do nhiệt độ siêu nóng.
Các nhà nghiên cứu hiện không thực sự chắc chắn điều gì gây ra các hiện tượng của ngoại hành tinh mới được phát hiện bởi đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy điều này.
“Chúng ta cần quan tâm đến các hành tinh khác như này bởi vì nó có thể là dấu hiệu của các kiểu khí quyển đặc biệt mà hiện tại chúng ta không biết đến. Chúng ta chỉ có một hành tinh làm ví dụ nên không biết liệu đó có phải là một hiện tượng khí quyển liên quan đến sự tiến hóa của hành tinh đó hay không”, Sotzen giải thích.
Đột phá mới trong hành trình săn tìm sự sống ngoài Trái đất?
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng sự sống hữu cơ có thể phát triển mạnh trên các hành tinh có bầu khí quyển dày đặc hydro.
Trong quá trình khám phá các ngoại hành tinh nghi là nơi người ngoài hành tinh có thể sinh sống, các nhà thiên văn học thường tìm kiếm các môi trường giàu oxy và nitơ như trên Trái đất.
Nhưng nhà thiên văn học Sara Seager tới từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho rằng không nên bỏ qua các môi trường có bầu khí quyển dày đặc hydro.
Trước khi đi tới khẳng định này, Seager và các cộng sự nghiên cứu khả năng chịu đựng của 2 loại vi khuẩn là nấm men và E.coli đối với môi trường 100% là hydro.
(Ảnh minh họa: Pixabay)
Cả hai đều có thể tồn tại trong các môi trường có và không có oxy nên chúng trở thành các ứng viên lý tưởng để kiểm tra môi trường chỉ có hydro sẽ hỗ trợ ra sao cho sự sống.
Nhóm nghiên cứu nuôi cấy 2 sinh vật này và đặt chúng vào các chai riêng biệt có chứa chất dinh dưỡng rồi loại bỏ toàn bộ oxy và thay thế bằng hydro tinh khiết.
Các chai sau đó được đặt trong lồng ấp, khuấy nhẹ để thúc đẩy 2 sinh vật này tiếp cận với chất dinh dưỡng trong môi trường toàn hydro. Họ lấy mẫu liên tục mỗi giờ trong 80 giờ liên tiếp.
Kết quả thu được cho thấy quần thể vi khuẩn phát triển mạnh. Các vi khuẩn mới phát triển và thay thế các vi khuẩn đã chết.
Seager tin rằng thông qua nghiên cứu này, các nhà thiên văn học có thể xem xét tới việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ở các môi trường dày đặc hyhro.
"Có rất nhiều thế giới có thể sinh sống được và chúng tôi xác nhận rằng sự sống trên Trái đất có thể tồn tại trong bầu khí quyển giàu hydro. Chúng ta nên thêm vào các loại hành tinh đó khi tìm kiếm cuộc sống ở các thế giới khác", Seager cho hay.
Phát hiện hành tinh có nhiệt độ lên tới 1.700 độ C Hanh tinh này có kích thước gấp đôi hành tinh Sao Mộc hay con goi la Sao Môc nong. Theo tin tức của Tap chi Yale News, môt nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đa phát hiện ra một hành tinh cach Trái đất 456 năm ánh sáng có nhiệt độ cao tới mức co thê lam bôc hơi kim loai. Trong...