Phát hiện mới: Không có cả nước dạng lỏng và oxy, Mặt Trăng vẫn đang “gỉ” do tác động của Trái Đất
Các nhà khoa học cho rằng một phần nguyên do là ở Trái Đất.
Mặt Trăng là hàng xóm Vũ trụ gần nhất với ta, và cũng là thiên thể duy nhất có dấu chân con người ở thời điểm hiện tại. Chúng ta biết rõ rằng trên bề mặt Mặt Trăng không có không khí, cũng không có nước mà chỉ có băng. Ấy là lý do vì sao các nhà khoa học ngạc nhiên tột độ khi phát hiện ra hematit trên Mặt Trăng: để thứ oxit sắt này hình thành trên Trái Đất, cần có hai điều kiện không thể thiếu là không khí và nước.
Còn một điểm ngang trái nữa: Mặt Trăng liên tục hứng chịu các dòng hydro từ gió Mặt Trời – thứ có thể cung cấp một lượng lớn electron cho vật chất trên bề mặt Mặt Trăng. Bởi lẽ việc oxi hóa chỉ diễn ra khi sắt mất electron, nên điều kiện trên “nhà chị Hằng” quá khó cho việc oxi hóa diễn ra, khi mà gió Mặt Trời liên tục thổi ngang.
Vệ tinh Chandrayaan-1 của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ đã thu được những dữ liệu về sự tồn tại của hematit trên Mặt Trăng. Bên cạnh đó, Thiết bị Vẽ bản đồ Khoáng vật Mặt Trăng (M3) do NASA thiết kế cũng đã tiến hành phân tích quang phổ nhằm tìm hiểu rõ các thành phần có trên bề mặt Mặt Trăng.
Cũng bằng các phương pháp trên, nhà khoa học hành tinh Shuai Li và các cộng sự tại Đại học Hawaii phát hiện ra băng trên Mặt Trăng hồi năm 2018. Trong lần phân tích dữ liệu này, Li tiếp tục phát hiện ra điểm đáng chú ý.
“ Khi theo dõi dữ liệu của M3 khi nó quan sát khu vực cực, tôi thấy một vài dấu vết quang phổ cho thấy nhiều điểm khác biệt với các mẫu có tại nơi vĩ độ thấp và mẫu lấy về từ các sứ mệnh Apollo“, giáo sư Li nói. “ Tôi tự hỏi xem liệu có tồn tại phản ứng giữa nước và đất đá trên Mặt Trăng không. Và sau nhiều tháng tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng mình đang nhìn vào các đặc điểm của hematit“.
Làm thế nào mà vật chất này có trên Mặt Trăng được?
Dữ liệu cho thấy hematit đều xuất hiện ở những nơi có dấu vết của nước và có liên quan tới những vụ va chạm thiên thạch. Các nhà khoa học tin rằng nước băng đã hòa với lớp đất mặt của Mặt Trăng, bị xới tung lên và tan chảy khi thiên thạch va chạm bề mặt Mặt Trăng.
Một điểm thú vị là hematit xuất hiện nhiều ở phần Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Nhà nghiên cứu Li cho rằng đây là bằng chứng hậu thuẫn giả thuyết việc hình thành hematit có liên quan tới Hành tinh Xanh.
Video đang HOT
Hematit ở hai cực của Mặt Trăng.
“ Điều này làm tôi nhớ đến khám phá của sứ mệnh Kaguya do người Nhật thực hiện, cho thấy oxy từ tầng khí quyển trên có thể bị gió Mặt Trời thổi bay tới Mặt Trăng. Vì thế, oxy từ Trái Đất có thể là yếu tố giúp sản sinh ra hematit“. Bên cạnh đó, vào dịp rằm, Trái Đất sẽ chắn tới 99% lượng gió Mặt Trời bay tới Mặt Trăng, nên sẽ có lúc đủ điều kiện để hematit hình thành.
Kết hợp các yếu tố lại, ta thấy Mặt Trăng có thể có một lượng nước nhỏ, một lượng oxy nhỏ từ Trái Đất và mỗi tháng lại có thể tổng hợp hematit một lần; quá trình này kéo dài suốt vài tỷ năm, thì ắt hematit sẽ xuất hiện Mặt Trăng.
Tuy nhiên, những yếu tố trên chỉ mang tính phỏng đoán, ta vẫn chưa lý giải được hoàn toàn bí ẩn này. Ở vùng tối của Mặt Trăng, nơi không thể nhận oxy thổi tới từ Trái Đất do gió Mặt Trời, các vệ tinh thăm dò vẫn phát hiện ra sự tồn tại của hematit.
Nếu có thể cầm được trên tay những mẫu vật quý giá này, và nếu chúng vẫn còn phân tử oxy có nguồn gốc Trái Đất, ta sẽ vừa phân tích ra được quá trình phát triển của khí quyển Trái Đất lẫn lịch sử phát triển của đất đá trên Mặt Trăng.
Giáo sư Li kết luận: “ Khám phá này sẽ thay đổi vốn hiểu biết của ta về các vùng cực của Mặt Trăng. Trái Đất có thể đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bề mặt Mặt Trăng“.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên Science Advances.
Nguyệt thực: Truyền thuyết xa, ảnh hưởng gần
Nguyệt thực là hiện tượng tự nhiên thú vị mà đôi khi con người có thể quan sát được. Nhưng có những câu chuyện kỳ bí xung quanh nguyệt thực lại gây hoang mang cho nhiều người.
Nguyệt thực được mô phỏng nguyên bản qua hình ảnh.
Truyền thuyết
Có nhiều truyền thuyết lý giải việc xuất hiện nguyệt thực trong những nền văn hóa cổ xưa. Đó là thời điểm loài người chưa có đủ kiến thức khoa học để chỉ ra những nguyên nhân thực sự. Ngày nay, dưới ánh sáng khoa học, hiện tượng này được giải thích rất rõ ràng. Dù vậy nhiều truyền thuyết vẫn được lưu truyền và chúng vẫn có những tác động nhất định lên tư duy, văn hóa xã hội từng vùng.
Theo truyền thuyết của người Inca (một nền văn minh cổ ở Nam Mỹ), khi nguyệt thực xảy ra là lúc có một con báo đốm tấn công và ăn Mặt trăng. Mặt trăng bị chảy máu nên mới trở nên đỏ sẫm như vậy. Họ còn sợ rằng sau khi ăn Mặt trăng, con báo sẽ lao xuống Trái đất và ăn thịt người. Vậy nên mỗi lần thấy hiện tượng này, người Inca thường tập trung nhau lại, vung giáo hướng về Mặt trăng đồng thời gây ra nhiều tiếng động, tiếng hò hét... để xua đuổi con báo.
Những người Lưỡng Hà cổ thì cho rằng nguyệt thực là một cuộc tấn công nhắm vào vua của họ. Vậy nên khi nguyệt thực diễn ra, họ liền cho một người lên làm vua tạm thời để thay thế gánh chịu mọi hậu quả. Thông thường, sau khi nguyệt thực kết thúc, vị vua giả này bị thủ tiêu và biến mất để củng cố niềm tin của nhân dân.
Ở phương Đông, bản thân từ "thực" trong nguyệt thực (và cả nhật thực) trong tiếng Việt là lấy lại từ tiếng Hán (và chuyển thể sang Hán - Việt) có nghĩa là "ăn" hay "bị ăn".
Theo truyền thuyết của người Trung Quốc thì nguyệt thực là khi có một con rồng nuốt Mặt trăng và muốn nó nhả ra thì cần phải gây nhiều tiếng động để đuổi nó đi. Thậm chí tới tận thế kỷ 19, trong một lần nguyệt thực, hải quân của nước này còn bắn pháo về phía Mặt trăng vì tin rằng họ đang tấn công con rồng.
Hầu hết các quan điểm cổ xưa đều cho rằng sự xuất hiện của nguyệt thực là một điềm báo xấu. Nó xuất phát từ tâm lý sợ những sự bất thường, những điều khác biệt so với cuộc sống hàng ngày. Cái đáng nói là như một vài ví dụ vừa nêu, những niềm tin thiếu cơ sở đó đã gây ra nhiều thiệt hại trực tiếp cho con người.
Thậm chí cho đến tận ngày nay, niềm tin mơ hồ về những điềm xấu vẫn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của con người ở nhiều nơi. Khi sắp và trong thời gian diễn ra nguyệt thực, nhiều người làm lễ thờ cúng, khấn vái với hy vọng thoát khỏi những tai họa nó mang lại.
Làm rõ bản chất
Bản thân Trái đất và Mặt trăng là những thiên thể không tự phát ra ánh sáng. Ánh sáng có trên mặt đất, ở Mặt trăng là do chúng hấp thụ và phản xạ từ Mặt trời. Những ngày Trăng tròn là thời điểm Mặt trăng nằm ở phía bên kia của Trái đất so với Mặt trời. Lúc đó toàn bộ một nửa được chiếu sáng của nó hướng về Trái đất (nhờ vậy ta mới thấy nó tròn).
Tuy nhiên, có những lần tròn nhất này, Mặt trăng đi vào vùng bóng tối phía sau của Trái đất. Nói cách khác dễ hiểu hơn là Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Như vậy ánh sáng từ Mặt trời tới với Mặt trăng bị Trái đất cản lại, chỉ có một phần rất nhỏ ánh sáng ở bước sóng đỏ và gần đỏ khúc xạ qua khí quyển Trái đất và tới được Mặt trăng. Do vậy mà thiên thể này tối hơn bình thường và chuyển sang màu đỏ.
Có thể thấy rằng đây hoàn toàn là hiện tượng vật lý được lý giải cụ thể. Thậm chí ngày nay việc tính trước ngày nào, giờ nào sẽ xảy ra hiện tương này là một điều hết sức dễ dàng của khoa học.
Vậy nên việc gán cho hiện tượng này sự huyền bí cũng như những dự đoán thiếu lạc quan là phản khoa học. Nguy hại hơn là nó trở thành nguyên nhân của nhiều hoạt động tín ngưỡng không lành mạnh làm ảnh hưởng không tốt tới xã hội.
Ảnh hưởng tới con người
Mặc dù vậy, trên thực tế việc xảy ra hiện tượng này không phải không có ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của con người.
Trái đất chịu tác động hấp dẫn đồng thời của Mặt trời và Mặt trăng. Thông thường, lực hấp dẫn tác động lên hành tinh của chúng ta từ hai thiên thể này không cùng phương mà lệch nhau một góc nhất định.
Vào những ngày Trăng tròn, lực hấp dẫn của hai thiên thể nêu trên với Trái đất gần trùng phương với nhau nên tổng lực là lớn nhất trong mỗi chu kỳ. Khi xảy ra nguyệt thực, ba thiên thể nằm thẳng hàng nên hai lực này gần như hoàn toàn trùng phương và như vậy tổng giá trí của chúng là cực đại.
Khi tổng lực hấp dẫn tăng lên, trước hết nó làm cho các đợt thủy triều mạnh hơn, cao hơn. Thậm chí người Nhật xa xưa đã tin rằng nguyệt thực báo hiệu các trận động đất, sóng thần có thể sẽ tới. Điều này hoàn toàn không phải mê tín mà ngày nay nghiên cứu cho thấy tại những khu vực có hoạt động địa chất không ổn định thì sự gia tăng của lực hấp dẫn là một nhân tố tác động thêm lên khả năng phát sinh các dao động địa chất - nguyên nhân gây nên động đất, sóng thần hay núi lửa.
Đối với lịch sinh học của con người, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm trăng tròn, đặc biệt là nguyệt thực có liên quan tới việc suy giảm melatonin, một hormone liên quan tới việc điều chỉnh chu kỳ ngủ và tỉnh giấc. Vậy nên vào những ngày này người ta thường khó ngủ hơn, đồng thời làm tăng khả năng ức chế thần kinh. Mặc dù vậy ảnh hưởng này là không lớn nên không quá nghiêm trọng đối với cá nhân mỗi người.
Xin lưu ý rằng tất cả những ảnh hưởng vật lý nêu trên đều khá nhỏ. Thực tế chúng có tác động nhưng không đáng kể tới đời sống hàng ngày của con người. Nguyệt thực là dịp để các nhà khoa học quan sát chi tiết hơn bề mặt của Mặt trăng (do cường độ ánh sáng giảm không gây chói như những lần Trăng tròn thông thường), qua đó nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc và các hoạt động của Hệ Mặt trời.
Đây là cách mới để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất Bằng cách tìm kiếm các phân tử ngay trên Trái Đất, giới nghiên cứu hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài không gian. Trong lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất, kính Hubble đã nghiên cứu bầu khí quyển Trái Đất bằng cách sử dụng Mặt Trăng như một tấm gương. Lần nguyệt thực này mang đến cho các...