Phát hiện mới đưa lại hy vọng cho người tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể sớm kiểm tra xem có tổn thương thần kinh không, bằng cách sử dụng một thiết bị hoạt động bằng cách phát hiện bệnh tình qua mồ hôi.
Theo đó miếng dính sẽ thay đổi màu sắc từ màu xanh sang màu hồng khi sức khỏe tốt, miếng dán sẽ không hay đổi nếu có vấn đề với các dây thần kinh.
Bệnh thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
Thông thường, nó ảnh hưởng đến chân – với bệnh thần kinh ngoại biên- ước tính ảnh hưởng lên đến 50% bệnh nhân tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các sợi thần kinh. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau và tê liệt. Nguy hiểm hơn là khi bệnh nhân không cảm thấy bị đau trong đó vết thương có thể bị nhiễm trùng hoặc lở loét. Với người tiểu đường thì vết thương khó có thể chữa lành vì lưu lượng máu đến bàn chân bị giảm.
Video đang HOT
Nhiễm trùng có thể lây lan và gây tử vong hoặc hoại tử mô. Ước tính mỗi tuần có 100 người mất một chân hoặc chân tay vì bệnh tiểu đường.
Phát hiện tình trạng này ở giai đoạn đầu sẽ giảm nguy cơ mất chi vì việc kiểm tra bàn chân hàng ngày giúp phát hiện các dấu hiệu chấn thương.
Nghiên cứu này của của trường Đại học Oxford đã được áp dụng trên khoảng 3.000 người và ghi nhận 86% trường hợp có kết quả chính xác. Theo Stella Vig, bác sĩ phẫu thuật kiêm Chủ tịch của Hội phòng chống khuyết tật do tiểu đường ở London cho hay: “Đây là một sự đổi mới thú vị. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị cắt bộ phận cơ thể do biến chứng của tiểu đường. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa được tới 50% phẫu thuật cắt bỏ chân”.
Thiết bị này được thiết kế đặc biệt cho bàn chân, rất đơn giản và có thể được thực hiện tại nhà .
Theo phunutoday
Phát hiện mới trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Chiều 20-3, PGS-TS.Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, khoa vừa cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị bệnh sởi do virus tấn công thẳng vào phổi
Bệnh nhân là bé Đặng Trúc Chi, 3 tháng tuổi, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, vào viện lúc 22g15 ngày 19-2 với các dấu hiệu sốt, phát ban. Khi đó cháu mới được 2 tháng tuổi và lúc sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Cháu bé vào BV trong tình trạng sốt cao 39 độ C, ho nhiều, chảy nước mũi, nổi ban đỏ.
Bé Chi đã hoàn toàn ổn định sau 30 ngày chiến đấu với virus sởi. Ảnh: T.An
Đáng lưu ý là trong gia đình cháu bé có anh trai 3 tuổi mắc bệnh sởi, biến chứng viêm thanh quản. Cả 2 anh em đều chưa tiêm chủng. Mẹ bé đã tiêm từ khi còn nhỏ. Ngay từ khi mới nhập viện cháu bé đã có nhịp thở nhanh. Lúc đó các bác sĩ cho cháu bé uống kháng sinh, hạ sốt. Tuy nhiên, việc điều trị gặp khó khăn khi cháu bé uống vào là nôn ra ngay. Bác sĩ phải chuyển sang dùng kháng sinh dạng tiêm. Song, diễn biến bệnh của bé Chi nặng lên nhanh. Bé ho nhiều, sốt cao liên tục, phổi có ran ẩm và rít nhiều; bé thở rất nhanh, co rút lồng ngực nặng, tím tái nặng, lượng ô-xy trong máu giảm.
"Ngay từ những ngày đầu chụp phổi đã thấy tổn thương 2/3 phổi phải rồi ngay sau đó mờ, diễn biến nhanh, mỗi ngày chụp 1 phim và đều thấy có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả xét nghiệm cho thấy, virus sởi dương tính trong máu; 1 số xét nghiệm khác cho kết quả không bình thường như: Đạm trong máu giảm, hồng cầu giảm, hemophia giảm, tiểu cầu giảm; các kháng thể và miễn dịch trong máu giảm với chỉ số còn bằng 1/2 và 1/3 so với người bình thường. Virus sởi tấn công nhanh. Đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong nhanh"-TS.Dũng cho biết.
Điều đặc biệt trong diễn biến bệnh của cháu bé là những biến chứng do vi trùng xâm nhập theo kiểu "cổ điển" từ trước đến nay không như thông thường. Lúc đầu cháu bé thở ô-xy nhưng cơ thể không hấp thu được nên phải tiến hành đặt ống thở nội khí quản. Và ngay cả 3 loại thuốc chưa bao giờ dùng cho trẻ đã được sử dụng cho bé Chi. Đó là dùng vitamin A liều sớm nhất để bảo vệ không cho virus tấn công niêm mạc đường hô hấp, đồng thời cho thêm thuốc bổ sung kháng thể truyền vào máu.
Sau 8 ngày thở máy, cháu bé đã được cai máy thở và cho thở qua ống nội khí quản với tình trạng ban toàn thân bay hết, nhịp thở tốt, phổi thông khí tốt. Cháu bé được rút ống nội khí quản thì lại xảy ra tình huống nguy hiểm khác khi cháu bé bị viêm thanh quản, thở rít, co rút lồng ngực, nhịp tim tăng. Các bác sĩ đã phải đặt ống nội khí quản trở lại và cháu bé thở máy trong 3 ngày. Đến ngày 15-3, sau 16 ngày điều trị với 2 lần thở máy, cháu bé được cai máy lần 2 và rút được ống nội khí quản, cho thở ô-xy mát, bệnh nhân thở đều, không sốt.
Cho đến hôm nay là tròn 1 tháng điều trị, cháu bé hoàn toàn bình thường, không phải thở ô-xy và bú được. Làm lại các kháng thể trong máu thì các chỉ số kháng thể lại tăng lên gần sát mức bình thường.
Điều đặc biệt ở ca bệnh này là virus sởi tấn công thẳng vào phổi nên nặng rất nhanh. Virus sởi tấn công vào hệ thống miễn dịch khiến kháng thể giảm rất nhiều. Vì thế chiến lược điều trị ngoài việc cấp cứu tránh tử vong, còn phải tiêm truyền kháng thể, dịch thể để tăng sức đề kháng. Chúng ta cứ tưởng vitamin A không quan trọng nhưng thực ra lại vô cùng quan trọng. Dùng kháng sinh chỉ là phòng bội nhiễm, còn vitamin A giúp tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sởi tốt nhất. Đây là cái mới trong điều trị mà chúng ta cần chia sẻ để thay đổi chiến lược điều trị cho bệnh nhân sởi-TS.Dũng chia sẻ.
TS. Đỗ Doãn Lợi, Phó Giám đốc BV Bạch Mai đã chúc mừng thành công tuyệt vời của khoa Nhi. Đồng thời nhấn mạnh, đây là thành công của sự phối hợp giữa các bác sĩ, điều dưỡng trong chăm sóc, phối hợp với các khoa trong toàn BV. Đây là sự chăm sóc đầy tình thương của bác sĩ với các cháu, chăm sóc đầy tính khoa học, không chỉ lo ăn, chữa bệnh mà nghiên cứu cả sự thay đổi dịch tễ học. Qua nghiên cứu khoa học đó, TS.Dũng và các bác sĩ đã thành công.
Theo VNE
Người tiểu đường dễ bị trầm cảm Tiểu đường là bệnh đang gia tăng với tốc độ cao ở nước ta hiện nay. Bệnh có nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau như mắt, răng, tim mạch, não... Điều ít ai ngờ tới là bệnh nhân đái tháo đường lại rất cần đến khám và tư vấn của bác sĩ tâm thần. Theo nghiên cứu của các bác...