Phát hiện mới của CDC Mỹ về hiệu quả vaccine Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson
Vào ngày 17/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất giữa 2 loại vaccine Moderna và Pfizer.
Kết quả cho thấy Moderna mang lại khả năng bảo vệ lâu dài hơn so với Pfizer và Johnson & Johnson (J&J).
Cụ thể, các nhà nghiên cứu của CDC đã tiến hành phân tích gần 3.689 người lớn nhập viện do Covid-19 với triệu chứng nghiêm trọng từ ngày 11/3 đến ngày 15/8. Nhìn chung, 12,9% đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine Moderna, 20% được tiêm Pfizer-BioNTech và 3,1% đã được tiêm vaccine J&J.
Báo cáo của CDC Mỹ chỉ ra rằng, vaccine Moderna mang lại hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do Covid-19 ở người Mỹ trưởng thành có hệ miễn dịch không suy giảm. Vaccine Pfizer đạt hiệu quả 88% và vaccine J&J đạt hiệu quả 71% trong ngăn ngừa nguy cơ nhập viện.
Điểm đáng chú ý, báo cáo đã phân tích về hiệu quả vaccine sau các mốc thời gian dao động từ 14 đến 120 ngày sau khi tiêm, và kết quả có sự chênh lệch rõ rệt.
Video đang HOT
Sau khi tiêm chủng, hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện của Pfizer giảm từ 91% trong khoảng thời gian từ 14-120 ngày sau tiêm xuống còn 77% sau mốc thời gian 120 ngày trở lên. Trong khi đó, vaccine Moderna vẫn cho hiệu quả 92% chống lại nguy cơ nhập viện do Covid sau khi tiêm 120 ngày.
Nghiên cứu của CDC Mỹ cũng bao gồm một phân tích riêng về mức độ các loại kháng thể khác nhau do vaccine tạo ra được lấy từ 100 tình nguyện viên. Vaccine Moderna tạo ra lượng kháng thể cao hơn so với Pfizer và Johnson & Johnson ở phần quan trọng của protein gai mà virus thông qua để xâm nhập tế bào.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự vượt trội của vaccine Moderna so với vaccine Pfizer, bao gồm một nghiên cứu của CDC được công bố trước đó. Lý do về sự chênh lệch hiệu quả giữa 2 loại vaccine không hoàn toàn rõ ràng. Nhưng có thể là do sự khác biệt giữa liều lượng tiêm hoặc có thể liên quan tới khoảng thời gian tiêm vaccine, khi vaccine Pfizer tiêm cách nhau 3 tuần trong khi Moderna cách nhau 4 tuần.
“Hiểu được sự khác biệt về hiệu quả của các sản phẩm vaccine có thể giúp định hướng lựa chọn của các cá nhân và định hướng chính sách liên quan đến mũi tiêm nhắc lại. Tất cả các vaccine Covid mà FDA đã phê duyệt đều mang lại mức độ bảo vệ cao khỏi nguy cơ nhập viện do Covid-19″, báo cáo nhấn mạnh.
TPHCM: Thiếu vắc xin Moderna tiêm mũi 2, có thể thay thế vắc xin Pfizer
PGĐ Sở Y tế TPHCM cho biết, vắc xin Moderna và Pfizer có cùng công nghệ sản xuất, có điểm tương đồng.
Trong trường hợp thiếu vắc xin Moderna để tiêm mũi 2, vắc xin Pfizer có thể được thay thế.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn chiều 7/9, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thông tin, hiện tại trên thế giới có 4 công nghệ sản xuất vắc xin khác nhau.
Công nghệ thứ nhất sử dụng một loại virus khác nhưng có đoạn gen tương đồng của SARS-CoV-2. Hiện tại, các loại vắc xin sử dụng công nghệ này là AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sputnik V.
Công nghệ thứ 2 dùng mã di truyền. Hiện thế giới có 2 loại vắc xin Covid-19 áp dụng công nghệ này là Pfizer và Moderna.
Công nghệ thứ 3 sử dụng một đoạn protein của virus.
Công nghệ thứ 4 sử dụng virus gây bệnh nhưng đã làm giảm độc lực.
Vắc xin Covid-19 Pfizer và Moderna sử dụng cùng một công nghệ sản xuất.
Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, theo phân loại, vắc xin Covid-19 Pfizer và Moderna sử dụng cùng một công nghệ sản xuất. Hiện nay, theo các hướng dẫn của ngành y, thành phố có thể tiêm các loại vắc xin Covid-19 có công nghệ tương đồng với nhau.
"Canada và Mỹ đã áp dụng phương án tiêm trộn vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêm trộn đạt hiệu quả tốt và chưa ghi nhận tình huống nguy hiểm nào", ông Nguyễn Hoài Nam thông tin.
Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, hiện tại, việc khan hiếm vắc xin Covid-19 là vấn đề của toàn cầu, TPHCM cũng không ngoại lệ. Do đó, các đội tiêm trên toàn địa bàn đang sử dụng các loại vắc xin phù hợp nhất để tiêm mũi 2 cho trường hợp đã tiêm mũi một.
"Quan điểm của ngành y thành phố là nếu thiếu một loại vắc xin nào đó để tiêm mũi 2 cho người dân, các đơn vị cần cân đối, lựa chọn loại vắc xin khác. Loại vắc xin đó cần đảm bảo an toàn nhất và phù hợp nhất", lãnh đạo Sở Y tế TPHCM khẳng định.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, thông tin tính riêng trong đợt 5, thành phố đã tiêm tổng cộng hơn 6,1 triệu mũi vắc xin Covid-19.
Tổng cộng từ trước đến nay, hơn 6,9 triệu người trên 18 tuổi tại TPHCM đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19, đạt tỷ lệ 89%.
Cảnh báo chứng rối loạn thần kinh sau tiêm vaccine Johnson & Johnson Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) dán nhãn cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson. Theo FDA, GBS là chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây yếu cơ hoặc tê...