Phát hiện mảnh bát khắc mặt người 7.000 năm tuổi
Mảnh bát gốm trang trí hình mặt người với cặp sừng trên trán có thể mang ý nghĩa linh thiêng đối với người xưa.
Mảnh bát gốm khắc hình mặt người với cặp sừng trên trán. Ảnh: Ancient Origins.
Các nhà khảo cổ phát hiện mảnh bát gốm 7.000 năm tuổi tại làng Biskupice, hạt Wieliczka, Ba Lan, Ancient Origins hôm 3/9 đưa tin. Nhóm chuyên gia khai quật ba ngôi nhà cổ tại khu định cư thời tiền sử gắn liền với văn hóa Linear Pottery. Họ tìm thấy tổng cộng 3.000 cổ vật, nhưng mảnh bát khắc hình mặt người là đáng chú ý nhất.
Video đang HOT
“Các mảnh gốm mà chúng tôi phát hiện được trang trí bằng những đường nét của một khuôn mặt. Có hai điểm lồi ra trên trán giống như sừng”, Marta Korczynska, chuyên gia tại Viện Thực vật học Wladyslaw Szafer thuộc Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan, miêu tả. Bà cũng cho biết, chỉ một phần của chiếc bát kỳ lạ này còn lành lặn, bao gồm phần khắc mắt và mũi. Mảnh bát vỡ rộng khoảng 10 cm.
Trưởng nhóm dự án Magdalena Moskal-del Hoyo, tiến sĩ tại Viện Thực vật học Wladyslaw Szafer, cho biết, họ chưa hiểu rõ ý nghĩa của hình trang trí trên chiếc bát. Tuy nhiên, có thể nó mang ý nghĩa linh thiêng nào đó.
Chiếc bát gốm là bằng chứng cho thấy những cư dân của khu định cư cổ xưa đã tiếp xúc với người đến từ nơi thuộc Hungary và Slovakia ngày nay, theo giáo sư Marek Nowak tại Viện Khảo cổ thuộc Đại học Jagiellonia. Nowak nhận định như vậy vì ngoài chiếc bát, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những vật dụng làm từ đá vỏ chai (Obsidian), loại vật liệu không có ở Ba Lan. Đá vỏ chai là một loại thủy tinh núi lửa có bề mặt đen bóng.
Giới khoa học từng phát hiện các loại chậu bát với kiểu trang trí tương tự ở Slovakia và Hungary thời kỳ này, dù khuôn mặt thường không có sừng, theo Korczyska. Tuy nhiên, mảnh bát gốm ở Biskupice là vật thể đầu tiên dạng này được tìm thấy tại Ba Lan.
Rùa 'mặt cười' hồi sinh sau 20 năm tuyệt chủng
Rùa mái nhà Myanmar, loài rùa luôn có vẻ mặt như đang cười, được tái phát hiện và thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng nhờ nỗ lực nhân giống của các nhà nghiên cứu.
Rùa mái nhà Myanmar phục hồi sau nhiều năm vắng bóng. Ảnh: CBS.
Rùa mái nhà Myanmar là một trong những loài rùa nguy cấp nhất trên thế giới, theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS). Các chuyên gia bảo tồn của WCS, tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA) và Bộ Lâm nghiệp Myanmar tái phát hiện loài rùa này trong tự nhiên vào đầu thập niên 2000. Những nghiên cứu về chúng ít ỏi tới mức mãi đến gần đây, một nghiên cứu trên tạp chí Zootaxa mới mô tả rùa non.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ WCS, TSA, Global Wildlife Conservation và Đại học Georgetown, rùa mái nhà Myanmar là loài rùa ăn cỏ lớn sinh sống dưới nước, thường cư trú ở các hệ thống sông lớn của Myanmar. Sự sụt giảm về số lượng trong thời gian dài của chúng đến từ hoạt động thu thập trứng, săn bắt rùa trưởng thành, tình trạng mất môi trường làm tổ. Rùa mái nhà Myanmar trở thành ứng viên cho danh mục tuyệt chủng vào thập niên 1990. Tuy nhiên, một con rùa mái nhà Myanmar được mua lại ở chợ buôn bán động vật hoang dã Trung Quốc và thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập rùa người Mỹ đầu những năm 2000. Không lâu sau, giới nghiên cứu phát hiện hai quần thể ở sông Dokhtawady và thượng nguồn sông Chindwin ở Myanmar.
"Hiện nay, chúng tôi đang theo dõi các khu vực làm tổ của rùa cái ở bờ cát, sau đó thu thập trứng và ấp trong điều kiện tự nhiên ở cơ sở bảo vệ tại làng Limpha, vùng Sagaing, Myanmar", WCS cho biết. "Rùa non được thả trở về sông Chindwin".
Theo WCS, quần thể rùa mái nhà Myanmar nuôi nhốt đã đạt số lượng 1.000 con, có nghĩa chúng ít có nguy cơ tuyệt chủng sinh học. Các nỗ lực bảo tồn tập trung vào duy trì quần thể rùa hoang dã, bao gồm 5 - 6 con rùa cái trưởng thành và hai con đực. Đầu năm nay, nhóm chuyên gia bảo tồn của WCS và TSA tại Myanmar thông báo lần đầu tiên một con rùa mái nhà Myanmar cái chưa bao giờ đẻ trứng bất ngờ đẻ ổ trứng 19 quả, 14 quả trong số đó nở hồi tháng 5/2020.
Các nhà bảo tồn thu thập trứng do rùa cái hoang dã còn sót lại trong tự nhiên đẻ vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm, sau đó ấp trứng ở ngôi làng hẻo lánh ven sông. Trứng nở trong khoảng tháng 5 - 6 và rùa non được nuôi nhốt trong 5 - 6 năm trước khi thả về sông.
Hũ tro cốt 4.000 năm vùi dưới lòng đất Hũ tro cốt được bảo quản trong điều kiện tốt và giúp hé lộ một trong những tập tục mai táng thời Đồ Đồng. Hũ tro cốt được bọc cẩn thận trước khi mang lên từ lòng đất. Ảnh: RTE. Các nhà khoa học phát hiện hũ tro cốt cổ xưa trong quá trình khảo sát một địa điểm xây bệnh viện mới...