Phát hiện mã di truyền tuyệt chủng có trước ADN?
Các nhà khoa học từ lâu cho rằng họ nắm rõ hướng tiến hóa của mã di truyền cho phép sự sống xuất hiện trên trái đất, nhưng kết quả nghiên cứu mới có thể đảo ngược hiểu biết này.
Khám phá có thể đảo ngược hiểu biết về mã di truyền. ẢNH: REUTERS
Bất chấp sự đa dạng vô cùng ấn tượng, gần như mọi sự sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến cá voi, đều chia sẻ cùng mã di truyền. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau mã gien chung tiếp tục là đề tài gây tranh cãi.
Chứng cứ mới về mã di truyền chung
Nghiên cứu sinh Sawsan Wehbi của Đại học Arizona (Mỹ) đã tìm được chứng cứ mạnh mẽ thách thức quan điểm được chấp nhận lâu nay về tiến hóa mã di truyền. Trong báo cáo đăng trên chuyên san PNAS, bà Wehbi và đội ngũ của mình cho rằng trật tự sắp xếp của các axít amino trong gien di truyền không tương thích với giả thuyết được đồng thuận trước đây.
“Mã di truyền là điều gì đó thật sự tuyệt vời, bao gồm một chuỗi các ADN và ARN chứa trình tự của 4 nucleotide được diễn dịch thành các trình tự protein bằng việc sử dụng 20 axít amino khác nhau”, theo giáo sư Joanna Masel, người hướng dẫn nhóm của nghiên cứu sinh Wehbi ở Đại học Arizona.
Báo cáo trình bày phát hiện của đội ngũ cho thấy sự sống sơ khai của địa cầu ban đầu chuộng các phân tử axít amino nhỏ hơn so với các axít amino lớn và phức tạp hơn vốn được bổ sung sau đó. Và mã di truyền ngày nay nhiều khả năng đến sau các mã đã tuyệt chủng.
Các tác giả cho rằng hiểu biết hiện có về sự tiến hóa của mã di truyền bị thiếu sót do dựa vào những kết quả thí nghiệm sai lệch thay vì chứng cứ tiến hóa trên thực tế.
Video đang HOT
Ví dụ, một trong những nền tảng của quan điểm chung về tiến hóa mã di truyền đến từ cuộc thí nghiệm nổi tiếng Urey-Miller được thực hiện năm 1952, theo đó tìm cách mô phỏng các điều kiện của trái đất vào thời điểm mới hình thành với mục đích tìm hiểu nguồn gốc sự sống.
Cấu trúc sự sống có trước ADN
Nhóm chuyên gia của Đại học Arizona đã sử dụng một biện pháp mới để phân tích trình tự của các axít amino dọc theo cây phả hệ của sự sống, ngược về thời điểm của tổ tiên chung (LUCA). Đây là quần thể sinh vật sống cách đây 4 tỉ năm và đại diện cho tổ tiên của mọi sự sống trên trái đất ngày nay.
Không như những cuộc nghiên cứu trước đó vốn dựa trên những trình tự protein đầy đủ, bà Wehbi và các đồng nghiệp tập trung vào những vùng protein.
“Nếu protein là một chiếc xe, vùng protine giống như bánh lái”, nghiên cứu sinh Wehbi hình dung để dễ tưởng tượng. Và đó là phần có thể sử dụng cho nhiều chiếc xe khác nhau, cũng như tồn tại lâu hơn những chiếc xe này.
Họ phát hiện hơn 400 nhóm trình tự LUCA. Trong số này có hơn 100 nhóm trình tự tồn tại và được đa dạng hóa trước khi ADN xuất hiện.
“Phát hiện mới mang đến manh mối về các mã di truyền có trước chúng ta, và chúng đã biến mất trong những vòng xoáy của thời gian địa chất”, giáo sư Masel kết luận.
Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đ.e dọ.a thế nào
"Siêu sao" Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan là một trong những cá thể hà mã lùn cuối cùng còn sót lại trên Trái Đất do môi trường sống tự nhiên của chúng đang dần bị thu hẹp bởi nạn phá rừng tràn lan và canh tác nông nghiệp thiếu bền vững.
Với dáng "người" tròn ủng mũm mĩm, đôi mắt tròn xoe dễ thương và những biểu cảm ngộ nghĩnh, "cô" hà mã lùn Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Ngôi sao đang lên này chào đời vào ngày 10/7/2024 và có hai anh chị em là Moo Toon và Moo Warn. Cả ba chú hà mã lùn này đều được đặt tên theo các món ăn Thái Lan, trong đó Moo Deng có nghĩa là "lợn quay", Moo Toon là "thịt lợn hầm" và Moo Warn là "thịt lợn ngọt".
Những hình ảnh và video của Moo Deng không chỉ phủ sóng mạng xã hội xứ Chùa Vàng và còn thu hút đông đảo người hâm mộ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn thú Khao Kheow hiện đang đón 3.000-4.000 người mỗi ngày trong tuần và tới hơn 20.000 du khách vào cuối tuần, hầu hết đều xếp hàng chỉ để ngắm nhìn Moo Deng. Trước đó, số lượng khách trung bình mỗi ngày của vườn thú này chỉ rơi vào khoảng 800 người.
Tuy vậy, điều đáng buồn là Moo Deng và những người anh chị em là những cá thể cuối cùng của loài hà mã lùn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hà mã lùn (tên khoa học là Choeropsis liberiensis) ước tính chỉ còn dưới 2.500 cá thể còn sống. Giới khoa học đã phát hiện rằng, số lượng loài này đã suy giảm với tốc độ chóng mặt. Một cuộc khảo sát kéo dài nhiều năm ở một công viên quốc gia thuộc Bờ Biển Ngà phát hiện có 12.000 con hà mã lùn vào năm 1982; 5.000 con vào năm 1997 và 2.000 con vào năm 2011. Ngày nay, người ta rất khó tìm thấy loài hà mã này ngoài tự nhiên, thậm chí là ở khu vực Tây Phi - quê hương của chúng.
Moo Deng và mẹ tại vườn thú Khao Kheow, Thái Lan. Ảnh: BBC
Lý do hà mã lùn dần biến mất trên Trái Đất
Bản tính nhút nhát là một trong những lý do khiến các nhà thám hiểm rất khó tìm thấy dấu vết của loài hà mã này. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi hà mã lùn cảm thấy thoải mái nhất khi ở sâu trong rừng. Những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đến Liberia vào thế kỷ XIX đã viết trong nhật ký của họ rằng loài hà mã này chọn kiếm ăn vào ban đêm và ẩn mình dưới nước hoặc dưới thảm thực vật rậm rạp vào ban ngày. Nếu ai đó đi ngang qua khu vực mà chúng thường xuyên lui tới, loài hà mã này sẽ từ bỏ tuyến đường đó trong một thời gian cho đến khi "không còn ngửi thấy hơi người".
Tình trạng phá rừng tràn lan và sự xáo trộn liên tục trong môi trường sống quen thuộc đã khiến số lượng loài này suy giảm mạnh, bởi chúng cần sự kết hợp giữa mô hình rừng rậm kết hợp với đầm lầy để tồn tại. Rừng Tây Phi đã mất hơn 80% diện tích ban đầu, khiến hà mã lùn không còn đủ không gian để tìm kiếm thức ăn, phát triển và sinh sản.
Hiện chỉ còn số ít hà mã lùn hoang dã tập trung ở những điểm nhỏ trong Rừng quốc gia Gola (Sierra Leone) và Công viên quốc gia Sapo (Liberia). Một cuộc khảo sát ở rừng nhiệt đới Gola và khu vực xung quanh cho thấy nhiều con đang ẩn náu trên đất canh tác cũ bên ngoài khu vực được bảo vệ.
Sản xuất ca cao có lẽ là nguyên nhân lớn nhất gây mất rừng, sau đó là khai thác vàng và khai thác gỗ không bền vững. Những hoạt động này hiện đang xâm phạm vào các khu bảo tồn rừng và thu hẹp nơi sinh sống của các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài hà mã lùn.
Những nỗ lực bảo tồn rừng trước đây đã thất bại. Các nhà hoạch định chính sách đã đề xuất nhiều phương án mới nhằm cải thiện tình hình này: bao gồm việc trao thưởng cho người dân cho các hành động bảo vệ môi trường, trao quyền cho các cộng đồng lâm nghiệp địa phương trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Điều này đi ngược lại với mô hình quản lý của nhà nước từ trên xuống, gây nên khá nhiều tranh cãi trong giới.
Cần bình đẳng trong bảo vệ môi trường tự nhiên
Trước khi bắt đầu công tác thực địa sâu rộng vào năm 2016, các nhà khoa học đã đán.h giá thấp giá trị của rừng Tây Phi, đặc biệt là khả năng lưu trữ carbon, được cho là giải pháp cho vấn đề nóng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân của sự lầm tưởng này là do rừng Tây Phi thường xuyên bị mây che, khiến việc quan sát từ vệ tinh trên cao trở nên khó khăn. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học phương Tây dường như đã bỏ bê khu vực này và dành nhiều sự chú ý cho các hệ sinh thái khác.
Đồng loại của Moo Deng không phải là những cá thể duy nhất phải đối mặt với nguy hiểm. Rừng Tây Phi là nơi sinh sống của hơn 900 loài chim và gần 400 loài động vật có vú - chiếm hơn 1/4 tổng số loài động vật có vú ở Châu Phi. Tương lai của chúng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn phá rừng tràn lan.
Việc đán.h giá thấp giá trị của rừng Tây Phi đã khiến chúng không được đưa vào danh sách ưu tiên phục hồi rừng toàn cầu. Thật đáng buồn khi tình trạng phá rừng vẫn tiếp diễn. Chỉ tính riêng năm 2022, Ghana đã mất 43.745 ha (gấp đôi diện tích của Manchester), tăng gần 70% so với năm 2021.
Mỗi cánh rừng nhiệt đới đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái toàn cầu, do chúng là môi trường sinh sống tự nhiên của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà quản lý và giới khoa học cho rằng, cần chính phủ cần xây dựng các kế hoạch chi tiết nhằm khôi phục hệ sinh thái rừng, bao gồm việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong việc trực tiếp tham gia vào quá trình này.
Vào tháng 12/2022, hơn 190 quốc gia đã thông qua "Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal" - một cam kết quốc tế nhằm bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Cam kết này bao gồm 23 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3, thường được gọi là "30x30", kêu gọi các chính phủ bảo vệ và quản lý hiệu quả ít nhất 30% diện tích đất liền, vùng nước nội địa, vùng ven biển và vùng biển của thế giới vào năm 2030.
Mục tiêu này cũng chỉ ra mọi hệ sinh thái trên Trái Đất đều có vai trò bình đẳng và cần nhận được sự quan tâm như nhau, để ngôi nhà sinh học của Moo Deng cũng như nhiều giống loài khác sẽ không biến mất một cách đáng tiếc trong tương lai.
Sinh vật lớn nhất trên trái đất, có lưỡi nặng bằng một con voi Cá voi xanh với kích thước khổng lồ, vẻ đẹp uy nghiêm và những bí ẩn chưa được khám phá đã khiến loài động vật này trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Loài cá voi xanh này có tên khoa học là Balaenoptera musculus còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân...