Phát hiện loài rận có thể tồn tại dưới đáy đại dương
Các nhà khoa học mới phát hiện ra loài rận ký sinh trên chi sau của hải cẩu voi Nam Cực, có khả năng tồn tại ở độ sâu 2.000 m dưới mực nước biển.
Theo nghiên cứu mới công bố hồi tháng 7 trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, rận Lepidophthirus macrorhini có thể là loài côn trùng có sức chịu đựng cao nhất trong hệ sinh thái biển.
Vào năm 2015, nhà sinh vật biển học Maria Leonardi đã tìm thấy rận Lepidophthirus macrorhini trên các con hải cẩu voi ở đảo King George nằm ngoài khơi Nam Cực. “Bạn có thể quan sát chúng bằng mắt thường. Chúng trông như những con cua thu nhỏ”, chuyên gia này cho biết.
Cụ thể, loài rận ký sinh trên các chi sau của hải cẩu voi và hút máu vật chủ để tồn tại. Đáng chú ý, hải cẩu voi là loài động vật có vú sống dưới nước. Chúng thường dành 10 tháng trong một năm để lặn kiếm thức ăn, mỗi lần lặn kéo dài 2 tiếng và ở độ sâu 2.000 m.
Tiến sĩ Maria Leonardi tìm thấy rận Lepidophthirus macrorhini trên những con hải cẩu voi ở đảo King George (Nam Cực). Ảnh: The New York Times.
Theo tiến sĩ Leonardi, điều này cho thấy rận Lepidophthirus macrorhini có thể sống sót sau những chuyến đi lặn khắc nghiệt của hải cẩu voi. Loài rận cũng có thể chịu được áp suất cao dưới đáy biển.
Nhóm nghiên cứu của bà Leonardi đã dùng nhíp để tách rận từ 15 con hải cẩu voi. Tại phòng thí nghiệm, họ ngâm những con rận vào khay đựng có chứa nước biển, được kết nối với bình nén khí.
Sau đó, sức chống chịu của loài rận được thử nghiệm với nhiều mức độ áp suất, tương đương môi trường biển ở độ sâu từ 300 m đến 2.000 m. Sau 10 phút, có 69 trong số 75 con rận còn sống.
Đồng tác giả của nghiên cứu trên, tiến sĩ Claudio Lazzari tại Đại học Tours (Pháp), cho biết: “Tôi thấy thú vị khi loài rận này có thể sống sót dưới lực áp suất cao. Tất cả số rận đều thích nghi được với sự thay đổi áp suất. Song những con rận trưởng thành có khả năng hồi phục nhanh hơn.
Phát hiện bọ biển khổng lồ tại Indonesia
Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian thuộc Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố loài sinh vật biển mới gọi là Bathynomus raksasa.
Loài giáp xác này được biết dưới cái tên là bọ biển (isopod); bộ Isopoda (động vật đẳng túc) bao gồm khoảng 10.000 loài trong các môi trường sống đa dạng trên đất liền và dưới đại dương, chúng có kích thước dài từ vài mm đến gần 500 mm.
Trong số các động vật đẳng túc sống dưới đại dương, chi Bathynomus bao gồm loài lớn nhất; loài bọ biển mới được tìm thấy, xuất hiện ở Ấn Độ Dương vào năm 2018, là một trong những loài Bathynomus lớn nhất từng được thấy trong tự nhiên.
Được đặt tên là Bathynomus raksasa (rakasa theo tiếng Indonesia có nghĩa là "khổng lồ"), loài bọ biển này có chiều dài trung bình khoảng 330 mm. Các nhà khoa học cho biết, đây là loài isopod khổng lồ mới đầu tiên được mô tả trong hơn một thập kỷ và là loài đầu tiên trong số những loài isopod khổng lồ được tìm thấy ở vùng biển gần Indonesia.
Dù lớn hay nhỏ, tất cả các động vật đẳng túc đều có chung nhiều đặc điểm, chẳng hạn như bốn bộ hàm, mắt kép, hai bộ râu và một cơ thể phân đoạn thành bảy phần, mỗi phần có một cặp chân riêng.
Trong số 16 loài Bathynomus được mô tả trước đây, 7 loài được coi là "siêu khổng lồ" - trưởng thành với chiều dài hơn 150 mm và sau đó sẽ phát triển thêm đến 300 mm hoặc lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được Bathynomus raksasa trong chuyến thám hiểm đa dạng sinh học biển sâu Nam Java; họ đã thu thập được hai mẫu vật, một đực và một cái, ở độ sâu đại dương từ 950 và 1.260 mét. Hình dạng độc đáo của khiên đầu và các đoạn bụng của Bathynomus raksasa, cũng như số lượng lớn gai (11 đến 13 gai) trên bụng, cho thấy loài siêu khổng lồ này là một loài mới.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian thuộc Đại học Quốc gia Singapore, trong chuyến thám hiểm năm 2018, các nhà khoa học đã rất phấn khích khi phát hiện ra loài động vật đẳng túc đáy biển chi Bathynomus, còn được gọi là "Darth Vader của Đại dương", tên một trong những nhân vật phản diện trong phim Chiến tranh giữa các vì sao.
Chuyên gia sưu tập bảo tàng và cũng là thành viên của đoàn thám hiểm Muhammad Dzaki Bin Safaruan đã giơ sinh vật isopod khổng lồ lên khi ở trên tàu nghiên cứu của Indonesia là Baruna Jaya VIII, trong một bức ảnh được bảo tàng chia sẻ trên Instagram năm đó.
Đồng tác giả nghiên cứu, Helen Wong, nhà nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm biển quốc gia đảo St. John, thuộc Viện Khoa học Biển nhiệt đới tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Việc xác định loài mới này là dấu hiệu cho thấy chúng ta biết rất ít về các đại dương. Chắc chắn còn rất nhiều điều để chúng ta khám phá về đa dạng sinh học ở vùng biển sâu trong khu vực của chúng tôi".
Một nhóm các nhà khoa học khác vào năm 2019 đã chụp được bằng chứng hiếm hoi và đáng sợ về hành vi của các sinh vật isopod ở dưới đáy biển, theo Live Science đã đưa tin trước đó. Video dưới nước cho thấy một nhóm bọ biển khổng lồ này đang xé xác và ăn thịt một con cá sấu mà các nhà nghiên cứu đã nhấn chìm ở vịnh Mexico để quan sát tập tính ăn thịt của chúng.
Dù tìm thấy rất nhiều sinh vật mới nhưng sau 2 năm từ cuộc kháo sát, loài Bathynomus raksasa mới được công bố chính thức.
Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, 'hẹn giờ' Đại hồng thủy khủng khiếp Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên 7 mét vào năm 3000. Và nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu. Một nghiên cứu tại đại học Bang Ohio vừa được đăng tải trên tạp chí Nature, cho biết lượng tuyết thường bổ...