Phát hiện loài mực mới ở Okinawa, Nhật Bản
Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) hợp tác với một nhà nghiên cứu từ Úc đã xác định được một loài mực ống mới sinh sống ở vùng biển Okinawa được đặt tên là Euprymna Brenner để vinh danh cố Tiến sĩ Brenner đã qua đời hồi đầu năm nay.
Theo các nhà khoa học, loài nhuyễn thể chân đầu là động vật thông minh đầu tiên trên hành tinh.
Tiến sĩ Sydney Brenner, nhà di truyền học phân tử người Nam Phi từng được nhận giải thưởng Nobel năm 2002.. Ông là một trong những người sáng lập của Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, nơi quan tâm nghiên cứu động vật chân đầu như mực nang, bạch tuộc và mực. Những sinh vật này có hệ thống thần kinh và hành vi phức tạp, nhưng các nhà khoa học vẫn biết tương đối ít về chúng.
Những phát hiện của các nhà khoa học mới được công bố trên tạp chí Truyền thông Sinh học, làm nổi bật sự đa dạng sinh học phong phú ở vùng biển gần Okinawa, giúp làm sáng tỏ về gen, hành vi và sự phát triển của loài mực.
Ông Gustavo Sanchez, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cố gắng tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ não phức tạp của loài mực. Chúng tôi cũng khám phá lý do tại sao có nhiều loài như vậy ngoài khơi đảo Okinawa”.
Tìm kiếm và phân loại một loài mới
Video đang HOT
Loài mực ống này có những đặc điểm độc đáo là những chấm tròn trên thân như tổ ong. Nhưng chúng có liên quan mật thiết với mực nang. Loài này có thể được nuôi trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu sự phát triển về di truyền và hành vi của động vật nhuyễn thể.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã lùng sục những vùng nước nông ở quần đảo Ryukyan, Okinawa để tìm kiếm loài mực mới. Họ đã tìm thấy ba loại trứng khác nhau và hai cá thể trưởng thành riêng biệt.
Loài mực mới Euprymna brenner. Ảnh: Jeffrey Jolly, OIST.
Bằng cách nghiên cứu DNA và RNA ở 42 cá thể khác nhau trên 10 loài mực, các nhà nghiên cứu đã ghép những con trưởng thành với loại trứng tương ứng của chúng.
Từ các phân tích, các nhà khoa học xác nhận họ đã tìm thấy một loài mới được đặt tên là Euprymna brenner. Đây là loài thứ mười một được biết đến trong chi Euprymna và phát hiện mới này sẽ hữu ích trong các nghiên cứu phát sinh và so sánh trong tương lai.
Ông Rokhsar, người đứng đầu Đơn vị di truyền phân tử tại OIST cho biết: “Thật vinh dự khi đặt tên cho loài mới này theo tên ông như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của ông trong việc tạo ra lĩnh vực sinh học phân tử, và rộng hơn là những nỗ lực của ông để thúc đẩy sự phát triển của khoa học ở Okinawa, Singapore và trên toàn thế giới”.
Ngoài sự tiến hóa của loài mực, các nhà khoa học còn quan tâm đến mối quan hệ cộng sinh của mực ống với vi khuẩn hình que Vibrio fischeri cư trú trong túi mực. Loài mực này che giấu mình dưới cát suốt cả ngày, sau đó nổi lên vào ban đêm để săn mồi. Chúng sử dụng vi khuẩn phát sáng để ngụy trang và bắt mồi thành công hơn trong bóng tối.
Có một mối quan hệ phức tạp giữa vi khuẩn và mực, tiến sĩ Oleg Simakov, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Nếu chúng ta hiểu được mối quan hệ này, thì loài Euprymna brenner có thể là một sinh vật mẫu hữu ích cho các tương tác giữa vi khuẩn và vật chủ.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Phát hiện sinh vật "ăn" được cả thiên thạch
Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loại vi khuẩn có khả năng "ăn" được các thiên thạch phát triển mạnh trên các kim loại được tìm thấy trong các khối đá ngoài Trái đất đã rơi xuống Trái đất.
Được đặt tên là Metallosphaera sedula, các nhà sinh vật học đang nghiên cứu loại vi khuẩn này và khả năng đặc biệt của nó để lấy năng lượng từ các nguồn tài nguyên ngoài Trái đất.
Hình ảnh M. sedula đang "ăn" thiên thạch ngoài Trái đất.
M. sedula ban đầu được phân lập từ một khu vực núi lửa ở Italia. Nó thuộc các sinh vật đơn bào được gọi là archae, không liên quan đến vi khuẩn, virus, động vật, thực vật hoặc nấm. Chúng có thể khai thác năng lượng từ các nguồn vô cơ thông qua một quá trình oxy hóa.
Không giống như các sinh vật khác, M. sedula tiêu thụ các hợp chất vô cơ được tìm thấy trong thiên thạch. Để điều tra điều này, các nhà nghiên cứu đã đưa M. sedula lên các mảnh đã khử trùng của NWA 1172, một thiên thạch đa kim loại giàu sắt được tìm thấy cách đây 19 năm ở Algeria. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng thực sự phát triển nhanh hơn nhiều trên thiên thạch so với các khoáng sản có nguồn gốc trên mặt đất.
Để đảm bảo điều này chỉ là do cấu trúc xốp của thiên thạch cung cấp nhiều diện tích bề mặt hơn, các nhà nghiên cứu cũng đã chạy thử nghiệm tương tự với các mẫu trên mặt đất. Một lần nữa, thiên thạch đã chứng tỏ là "món ăn" dẫn đến sự tăng trưởng nhanh hơn của M. sedula.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tetyana Milojevic, thuộc Khoa Hóa sinh học tại Đại học Vienna, Áo, cho biết, khả năng của M. sedula có thể "ăn" các thiên thạch một cách hiệu quả có thể có một số ứng dụng thực tế. Bằng cách theo dõi sự di chuyển của các thành phần vô cơ từ thiên thạch vào tế bào vi sinh vật, nhóm nghiên cứu đã có thể theo dõi các dấu vết của vi sinh vật để lại trên vật liệu ngoài Trái đất.
Thông tin này cũng có thể được sử dụng như một công cụ để hiểu thêm về vấn đề hóa sinh học của thiên thạch và thậm chí tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời và hơn thế nữa.
"Các nghiên cứu của chúng tôi xác nhận khả năng của M. sedula thực hiện quá trình biến đổi sinh học của khoáng vật thiên thạch, làm sáng tỏ dấu vết vi khuẩn còn sót lại trên vật liệu là thiên thạch và cung cấp bước tiếp theo để hiểu về hóa sinh học của thiên thạch", Milojevic giải thích thêm.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Cá voi lưng gù 'hồi sinh' sau khi gần tuyệt chủng Một số liệu mới cho thấy số lượng cá voi lưng gù ngoài khơi Brazil đã tăng từ khoảng 450 con vào những năm 1950 đến hiện tại là 25.000 con. Các nhà khoa học đã thực sự sửng sốt khi thấy sự "hồi sinh" kỳ diệu của cá voi lưng gù. Sau khi bị săn bắt gần như tuyệt chủng, quần thể...