Phát hiện lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ, già hơn Trái Đất 8 tỉ năm
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật ra đời sau vụ nổ Big Bang 440 triệu năm
Theo Live Science, đây là lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ từng được con người quan sát. Nó có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và là lỗ đen trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11.
Lỗ đen này là đại diện cho những con “quái vật” gây bối rối cho giới thiên văn, tồn tại trong vũ trụ trẻ đang phát sáng trong 1 tỉ năm đầu tiên.
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen quái vật – Ảnh: LIVE SCIENCE
Vũ trụ của chúng ta được tính toán khoảng 13,8 tỉ tuổi, đồng nghĩa với việc lỗ đen vừa được xác định đã hơn 13,3 tỉ tuổi, già hơn Trái Đất gần 8 tỉ tuổi.
Làm thế nào các “xoáy nước” cổ đại có thể đạt kích thước khủng khiếp đến vậy chỉ vài trăm triệu năm sau Big Bang, đó vẫn là một câu đố. Vì vậy, việc phát hiện ra một đại diện của thế giới sơ khai bí ẩn là rất quan trọng.
Video đang HOT
“Chúng phải trải qua sự ra đời hoặc hình thành đặc biệt nào đó, với sự phát triển đặc biệt” – GS Roberto Maiolino từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
TS Maiolino và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu ghi nhận từ Thiết bị hồng ngoại trung ( MIRI) và Camera cận hồng ngoại của James Webb, một kính viễn vọng đồng điều hành bởi NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu, Canada), để “gạn lọc” ra dấu hiệu của lỗ đen.
Do kính viễn vọng này có tầm quan sát rất lớn, chưa kể tận dụng các cụm thiên hà, thiên hà tiền cảnh làm “thấu kính hấp dẫn”, nên có thể nhìn xa hàng tỉ năm ánh sáng, cũng là nhìn xuyên về quá khứ hàng tỉ năm trước và xác định các vật thể cổ đại.
Trước đây, người ta tin rằng lỗ đen được sinh ra bởi sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ, kích thước ban đầu khá nhỏ. Chúng không ngừng ngấu nghiến khí, bụi, các ngôi sao khác… thậm chí “ăn thịt” lẫn nhau để đạt được kích thước “quái vật”.
Tuy nhiên, với thời gian vỏn vẹn vài triệu năm sau khi vũ trụ ra đời, lỗ đen siêu khối khó có thể kịp hình thành theo cách đó. Phát biểu của TS Maiolino ngụ ý các lỗ đen cổ đại có thể đã hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay.
Hai lời giải thích khả dĩ nhất cho các con quái vật “trên trời rơi xuống” trong vũ trụ là chúng hình thành trực tiếp từ sự sụp đổ đột ngột của các đám mây khí khổng lồ, hoặc các điều kiện vũ trụ sơ khai đã khiến các lỗ đen và cụm sao hợp nhất một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng một số lỗ đen quái vậy thực sự đã ra đời trước cả vũ trụ.
Anh Thư
Vượt thời gian 13,3 tỉ năm, 'hồn ma' vũ trụ nhân 3 trước người Trái Đất
Kính viễn vọng không gian tối tân nhất thế giới James Webb đã phát hiện thêm một hồn ma cổ xưa của vũ trụ mang tên RX J2129-z95, đến từ thế giới chỉ mới 510 triệu tuổi sau vụ nổ Big Bang.
Nó là một hồn ma vượt thời gian theo nghĩa đen, bởi để ánh sáng từ vật thể truyền đi khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng đến được ống kính của James Webb bay quanh Trái Đất, nó cũng đã mất chừng ấy năm.
Hình ảnh thu thập được là hình ảnh thuộc về quá khứ 13,3 tỉ năm trước (vũ trụ khoảng hơn 13,8 tỉ tuổi). Trong hiện tại, RX J2129-z95 có thể đã tan biến từ lâu.
RX J2129-z95 là một thiên hà bé nhỏ đang hình thành sao, một trong những "thủy tổ" của vũ trụ.
RX J2129-z95 bị nhân ba (G1, G2 và G3) trong dữ liệu James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
"Thể tích của thiên hà bằng khoảng một phần triệu Ngân Hà, nhưng chúng ta có thể thấy rằng nó vẫn đang hình thành với một số lượng sao mỗi năm" - Tiến sĩ Patrick Kelly, nhà thiên văn học từ Đại học Minnesota (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết.
Theo Sci-News, nó có đường kinh chỉ khoảng 106 năm ánh sáng. Để so sánh, thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) có đường kính ít nhất 100.000 năm ánh sáng, chưa tính quầng halo.
"Hồn ma" vừa được "khai quật" từ thế giới cổ xưa này không hiện ra đơn độc, mà làm bối rối các nhà thiên văn bởi 3 hình ảnh bị nhân bản khác nhau.
Chỉ có một cái là thật, còn lại là hai chiếc bóng phản chiếu của nó. Hiện tượng này là do James Webb đã quan sát vật thể cổ xưa này xuyên qua vùng không - thời gian bị bẻ cong do trường hấp dẫn của một vật thể gần hơn, gọi là "thấu kính hấp dẫn".
Thấu kính hấp dẫn lần này được tạo nên bởi một cụm thiên hà khổng lồ, giúp ánh sáng từ vật thể nhỏ bé và cổ xưa sáng hơn 20 lần so với thực tế.
Khám phá này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các thiên hà đầu tiên của vũ trụ, bước khởi đầu cho một loại quá trình hình thành, hủy diệt, sáp nhập... giúp tạo nên thế giới đa dạng của các thiên hà sau này.
Cung cấp cái nhìn về chúng để các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu cũng là nhiệm vụ chính của James Webb, công trình hơn 9 tỉ USD được phát triển và điều hành chính bởi NASA, với sự hỗ trợ của hai cơ quan vũ trụ châu Âu - Canada là ESA và CSA.
Nghiên cứu mới về RX J2129-z95 vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.
Phát hiện hố đen lâu đời nhất gần bằng tuổi vũ trụ Trong một nghiên cứu được công bố ngày 6/11 trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hố đen được hình thành chỉ 470 triệu năm sau Big Bang và được đánh giá là lâu đời nhất cho tới hiện tại. Hình ảnh hố đen hình thành 470 triệu năm sau Big Bang được thu lại bởi...