Phát hiện ‘kho báu’ và 1 thứ chất lỏng lạ lùng trong mộ cổ 3.000 năm, chuyên gia cũng phải ngỡ ngàng
Mở mộ cổ 3.000 năm tuổi các chuyên gia phải ‘ tái mặt’ khi thấy những thứ bên trong.
Ảnh minh họa
Khai quật khu lăng mộ cổ Bắc Bạch Nga ở Trung Quốc đã đem đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin nghiên cứu mới. Theo đó, sau khi khai quật, 9 ngôi mộ, 17 hỗ tro và hơn 500 di tích đã được phát hiện. Đa số đều là các món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng. Những thứ này không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang đậm giá trị văn hóa tinh hoa của thời đại bấy giờ.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra trong 2 chiếc ấm đồng được tìm thấy có 1 chất lỏng kì lạ. Miệng ấm đã được bịt kín đáo, khi mở ra phát hiện 1 thứ chất lỏng trong suốt bên trong. Đem đi phân tích để tìm hiểu nguồn gốc của chất lỏng này, các nhà kho học kết luận rằng chất lỏng này chứa chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ, chính là thành phần cần thiết để sản xuất rượu vang.
Video đang HOT
Đây là phát hiện quan trọng, cho thấy chất lỏng trong các chiếc ấm là rượu trái cây được lên men từ thời nhà Chu. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên và đánh giá cao về giá trị của khám phá này đối với ngành khảo cổ học và nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Việc phát hiện ra thứ chất lỏng kì lạ này không chỉ mang lại những thông tin mới về lịch sử sản xuất rượu trái cây mà còn cung cấp thêm tư liệu để nghiên cứu về hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa khu vực Sơn Tây thời đại xa xưa.
Trước đó, trong 1 cuộc khai quật mộ cổ khác tại Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 1 chiếc bình đồng trong ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi. Trong chiếc bình này cũng chứa 1 chất lỏng không xác định có màu vàng nâu lẫn tạp chất. Sau khi phân tích thì chất lỏng này là 1 hỗn hợp để sử dụng cầm máu và giảm viêm.
Chuyên gia tìm thấy chất lỏng lạ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2 chiếc ấm chứa chất lỏng lạ tại một khu lăng mộ cổ 3.000 năm tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc.
Vào ngày 9/12/2020, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây thông báo rằng họ đã có nhiều khám phá quan trọng trong cuộc khai quật tại khu lăng mộ Bắc Bạch Nga. Khu lăng mộ này nghĩa trang của một gia tộc có tiếng thời nhà Chu. Nó nằm ở Viên Khúc, một huyện thuộc địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Căn cứ vào những chữ khắc được tìm thấy trên các món cổ vật như " Trẫm hoàng tổ trung thị" và " Quắc quý vi yển cơ tác dắng nghiễn" trong ngôi mộ số 3. Trong ngôi mộ số 6, họ đã tìm thấy những món đồ đồng có khắc tên " Thái bảo yển trung" và " Trung đại phụ". Các chuyên gia phỏng đoán rằng người đứng đầu gia tộc này mang họ "Trung" hoặc "Yển".
Khu lăng mộ từ thời nhà Chu được tìm thấy ở Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhuanet)
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 9 ngôi mộ, 17 hố tro và hơn 500 di tích văn hóa khác nhau. Chúng hầu hết là những món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng... Theo các chuyên gia, các hiện vật được khai quật lần này có quy mô lớn, chủng loại phong phú và đều được làm từ những tay nghề có trình độ cao.
Hình ảnh của một vài món đồ bằng đồng xanh và đá được tìm thấy trong khu lăng mộ. (Ảnh: Xinhuanet)
Trong số 8 ấm đồng được tìm thấy có 2 chiếc có thiết kế rất đặc biệt thu hút các chuyên gia khảo cổ. Hai chiếc ấm đồng này đều có miệng được bịt kín nhưng sau khi mở ra, bên trong chúng đều có chất lỏng kỳ lạ màu trong suốt. Việc phát hiện ra chất lỏng này khiến các chuyên gia cảm thấy vô cùng bất ngờ. Những chiếc ấm không có kẽ hở nên khả năng nước từ bên ngoài ngấm vào là rất thấp. Họ quyết định sử dụng các công nghệ tiên tiến để phân tích.
Hình ảnh của chất lỏng được tìm thấy bên trong 2 ấm đồng. (Ảnh: Xinhuanet)
Sau khi phân tích mẫu chất lỏng và mẫu đất được lấy từ những chiếc ấm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ. Đây là những thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu vang. Cuối cùng, họ đã xác nhận được chất lỏng có trong những chiếc ấm là rượu lên men từ trái cây. Chúng đều được làm từ thời nhà Chu.
Kết quả vừa được công bố, ai nấy đều thốt lên kinh ngạc bởi đây là lần đầu tiên họ tìm thấy rượu trái cây từ cách đây hàng nghìn năm. Phát hiện này sẽ giúp họ tiến thêm một bước mới trong chuyên môn. Ngoài ra, từ những món đồ cổ, họ đã có thêm thông tin để nghiên cứu và thảo luận về hệ thống chính trị cũng như chôn cất, liên kết thị tộc và đời sống xã hội của khu vực Sơn Tây.
Nguồn: Sohu, Xinhuanet
Nguyệt Phạm
Đào được 'kho báu' 7.000 năm rùng rợn nhất thế giới Các món đồ cổ vừa được khai quật trong hang động ở Tây Ban Nha. Với niên đại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên, nó thực sự là kho báu, nhưng là một kho báu gây sốc. Viết trên tạp chí khoa học PLOS One, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) và Đại học Cordoba (Tây Ban Nha) tiết...