Những ’shipper’ tự nhiên đang kêu cứu khiến cây cối khóc theo
Khi khí hậu đổi thay, thực vật phải thay đổi phạm vi của chúng. Nhưng chúng có thể kịp di cư không khi ’ shipper’ trong thế giới tự nhiên – những loài động vật phát tán hạt giống – cũng đang kêu cứu.
Cả dơi và chim ở Guam đều đang kêu cứu
Rất nhiều trong số loài thực vật phụ thuộc vào các loài chim và động vật có vú ăn trái cây để phát tán hạt giống (con người trước kia cũng nằm trong đội ngũ “shipper” tự nhiên này). Nhưng người ta vẫn còn tranh cãi liệu các loài động vật có thể phát tán hạt giống đủ xa và nhanh để theo kịp tốc độ nóng lên của thế giới hay không, nhất là khi bản thân động vật cũng đang gặp rắc rối trước sự thay đổi của thế giới do con người gây ra.
Việc nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers bước vào nghiên cứu vấn đề sinh thái này thông qua một loại tai họa do con người tạo ra mà các nhà khoa học gọi một cách hoa mỹ là “thí nghiệm tình cờ”.
Rogers đã nhận công việc vào năm 2002 trên đảo Guam ở Thái Bình Dương và quần đảo Mariana lân cận để nghiên cứu loài rắn cây nâu xâm lấn được đưa đến Guam. Chúng có thể đổ bộ lên đảo từ một tàu chở hàng hồi Thế chiến thứ 2. Trong những thập niên tiếp theo, những con rắn lớn này phát triển mạnh tiêu diệt nhiều loài động vật bản địa.
Nhiệm vụ ban đầu của Rogers là theo dõi những trường hợp được báo cáo từ các hòn đảo gần đó. Rogers mô tả công việc “đã cho tôi rất nhiều thời gian chỉ để nhìn chăm chú vào cây cối, cố gắng phát hiện những con rắn. Và tôi nhận ra rằng thực ra có nhiều khác biệt giữa rừng ở Guam và rừng trên các đảo khác”.
Và vì vậy, trong luận án tiến sĩ của mình, Rogers quyết định giải quyết câu hỏi liệu thủ phạm chính làm thay đổi hệ thực vật ở Guam có phải là những con rắn hay không.
Video đang HOT
Mối liên hệ tiềm năng là thế này: Nhiều loài thực vật dựa vào động vật để phát tán hạt giống và điều đó thường được thông qua trái cây. Giống như kiểu con ngựa thành Troy mini trong hệ sinh thái, trái cây tiến hóa để cùi của nó là mồi nhử bổ dưỡng và hấp dẫn động vật ăn và nuốt cả hạt của cây.
Sau khi ăn, con vật tiếp tục di chuyển. Sau một thời gian, nó thải những hạt đã nuốt ở đâu đó cách xa vị trí cây kia.
Vô số yếu tố sẽ quyết định liệu một hạt giống có thể phát triển thành cây trưởng thành hay không. Nhưng bằng cách sử dụng cánh, chân, ruột và phần lưng của động vật, thực vật có rễ đã tiến hóa theo cách phân tán các hạt giống của chúng đi xa hơn, rộng hơn.
Ở Guam, cây rừng dựa vào 7 loài phân tán chính gồm 6 loài chim và 1 loài dơi, nhưng rắn sau khi có mặt ở đây đã tàn sát chúng. Khi Rogers đến, chỉ còn lại một loài chim làm công việc phân tán hạt và cũng chỉ trong một phạm vi hạn chế, còn số lượng dơi giảm xuống còn khoảng 50 cá thể. Vì vậy, về cơ bản, hạt giống không còn được phát tán một cách bình thường sau khi con người mang rắn tới đây.
Bên kia đảo, trái cây giờ đây chỉ còn phát tán hạt mầm bằng những quả rơi xuống đất rừng, ngay dưới gốc chúng. Rogers nhận thấy có người thắng kẻ thua trong số hệ thực vật ở Guam. Một số loài ít phụ thuộc vào động vật đang phát triển mạnh là kẻ thắng. Nhưng nhiều cây ăn quả và cây bụi bản địa đang gặp khó khăn đã trở thành bên thua cuộc. Chỉ có điều kết quả thắng ít thua nhiều dẫn đến hệ sinh thái nơi đây ít sự pha trộn hơn và kết quả là sự đa dạng về thực vật trong rừng cũng thấp hơn.
Đặc biệt đáng chú ý là những gì xảy ra khi một cây trưởng thành bị đổ trong rừng. Thông thường, khi một cây lớn đổ xuống sẽ tạo khoảng trống cho hàng loạt cây con đang phát triển cạnh tranh nguồn ánh sáng mới xuất hiện. Nhưng ở Guam hiện giờ, những khoảng trống này được lấp đầy rất chậm vì hạt giống không được các “shipper” truyền thống là 6 loài chim và 1 loài dơi đưa vào.
Ở xã hội loài người, khi một hãng vận chuyển ngừng hoạt động sẽ có hãng khác xuất hiện thế chỗ ngay, nhưng ngoài tự nhiên thì khác. Rogers nói: “Khi bạn mất đi đội ngũ phân tán hạt giống, sẽ không có đội khác thay thế để có thể đảm nhận vai trò đó trong hệ thống”.
Nếu đây chỉ đơn giản là một kiểm nghiệm vô tình trên một hòn đảo xa xôi giúp xác nhận giả thuyết về sự phụ thuộc của thực vật vào động vật ăn trái cây, thì đó lại là một điều bất hạnh cho không chỉ hệ sinh thái nơi đây. Với việc quần thể động vật hoang dã đang giảm mạnh trên toàn thế giới, giới sinh thái học lo ngại rằng hiện tượng trên đảo Guam lại là một lời cảnh báo có quy mô toàn cầu.
Ở Madagascar, các nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số cây có nguy cơ tuyệt chủng, gồm các loài cọ và baobab do hạt của chúng quá lớn để bất kỳ động vật nào hiện giờ có thể nuốt và phân tán. Các loài vượn cáo và chim voi khổng lồ vốn chịu trách nhiệm phân bố hạt của các loại cây nói trên nhưng chúng đều đã tuyệt chủng. Thảm họa của vượn cáo và chim voi dẫn đến thảm họa cho cây baobab khi hạt của chúng trở thành “trái ma”.
Ở miền Tây nước Mỹ và Mexico, khi số lượng chim giẻ cùi pinyon giảm mạnh, các nhà sinh thái học lo lắng về sự tồn tại lâu dài của loài thông pinon do hạt của chúng được những con chim này thu nhặt và phát tán. Những ví dụ như thế này tồn tại trên khắp thế giới.
Nhưng một vấn đề thậm chí còn lớn hơn là thực vật đang cần động vật triển khai dịch vụ vận chuyển hỏa tốc để phát tán hạt giống nhanh hơn bao giờ hết. Khi nhiệt độ tăng nhanh do biến đổi khí hậu, nhiều loài thực vật sẽ phải di chuyển đến những nơi mát hơn để tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà sinh thái học cho thấy rằng quần thể động vật đang bị thu hẹp trên thế giới không có khả năng “nhận đơn” cho những cuộc di cư này.
Rắn chết thảm vì cố nuốt nguyên con nhím
Một con rắn roi đen đã trả giá bằng mạng sống sau khi nuốt mồi là một con nhím.
Trang YnetNews mới đây đưa tin cuộc chạm trán giữa con rắn roi đen kể trên và con nhím diễn ra ở thị trấn Shoham, miền Trung Israel hồi tháng 8.
Một người đi đường phát hiện con rắn nằm bất động trên bãi cỏ khi dắt chó đi dạo, miệng ngậm chặt một con nhím. Nhà sinh thái học của Cơ quan quản lý Công viên và Thiên nhiên Israel (INPA), chuyên về loài bò sát, Aviad Bar sau đó được gọi tới hiện trường.
Ông Bar xác định đó là một con rắn roi đen. "Có vẻ con rắn đã cố gắng ăn thịt con nhím. Nó nhận ra mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng và quyết định từ bỏ bữa ăn. Tuy nhiên, những chiếc lông sắc nhọn của con nhím khiến con rắn không thể nhả con mồi, dẫn đến cái kết bi thảm cho cả hai bên" - ông Bar nói.
Rắn chết khi cố nuốt nguyên con nhím. Ảnh: Cơ quan quản lý Công viên và Thiên nhiên Israel (INPA)
Ở Israel, có 3 loài nhím sinh sống trên cả nước. Chế độ ăn đa dạng của chúng bao gồm côn trùng, động vật không xương sống nhỏ, chim và thậm chí cả rắn.
Theo INPA, rắn roi đen không có nọc độc. Chúng có đặc tính thèm ăn nên giúp kiểm soát các loài gây hại khác nhau, bao gồm cả rắn độc, trong phạm vi sinh sống. Giống như các loài rắn khác, chúng được bảo vệ ở Israel.
Thống kê cho thấy có tổng cộng 41 loài rắn ở Israel, phần lớn không gây nguy hiểm cho con người. INPA nhấn mạnh chỉ có 9 loài rắn ở nước này là có nọc độc.
Rắn sử dụng nọc độc để săn mồi hoặc tự vệ trước kẻ săn mồi. Rắn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống của mình, đồng thời góp phần đáng kể vào việc kiểm soát quần thể sâu bệnh và các sinh vật gây hại khác, cũng như chứng tỏ tầm quan trọng trong việc duy trì một hệ sinh thái lành mạnh.
Linh dương bất lực nhìn báo hoa mai hạ sát con Khi nghe tiếng con kêu cứu, linh dương mẹ đã tiến tới xem tình hình. Thế nhưng, khi phát hiện ra con báo thì nó đành quay lưng bỏ đi. Linh dương mẹ bất lực nhìn con bị báo hoa mai tóm gọn. Trong lúc đang tham quan một khu bảo tồn động vật hoang dã ở châu Phi, anh Mike Tilley đã...