Phát hiện hồ nước ngoài hành tinh rộng hơn 1 triệu km2
Lớn hơn bất kỳ hồ nào trên Trái Đất, hồ Eridania có thể là bằng chứng sống động về một thế giới sự sống ngoài hành tinh cổ đại.
Theo Sci-News, các hình ảnh mới từ camera HRSC trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ( ESA) đã giúp xác định một khu vực địa hình kỳ lạ tên Caralis Chaos ở hành tinh đỏ thực ra là tàn tích của một hồ nước khổng lồ.
Khu vực địa hình phức tạp nơi ngự trị một hồ nước ngoài hành tinh khổng lồ – Ảnh: ESA
ESA đặt tên cho hồ này là Eridania. Với diện tích hơn 1 triệu km 2 và rất sâu, hồ Eridania từng chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ khác trên Sao Hỏa cộng lại.
Nó cũng lớn hơn nhiều so với bất kỳ hồ nào trên Trái Đất, chứa đủ nước để lấp đầy 3 lần biển Caspi.
Video đang HOT
Có khả năng hồ này tồn tại cách đây khoảng 3,7 tỉ năm, ban đầu là một khối nước lớn và sau dần khô cạn và bị phân tách thành các hồ nhỏ hơn.
Cuối cùng, hồ Eridania biến mất hoàn toàn, cùng với nước ở các nơi khác trên Sao Hỏa.
HIện tại ở khu vực Caralis Chaos, vẫn còn quan sát được ranh giới của hồ này cong lên.
Lòng hồ cũ hiện chứa đầy những gò đất cao, được cho là hình thành do những cơn gió khắc nghiệt tạo nên từ trước khi hồ hình thành. Khi nước bắt đầu xuất hiện, các gò bụi ban đầu được biến đổi. Khi nước dần biến mất, bề mặt gò khô lại rồi vỡ ra.
Bên cạnh nước, có những dấu hiệu rõ ràng của hoạt động núi lửa đang diễn ra trong và xung quanh khu vực Caralis Chaos, bao gồm 2 vết nứt cắt ngang lòng hồ cổ đại
“Những đứt gãy này được gọi là đứt gãy Sirenum Fossae và được hình thành khi vùng Tharsis của Sao Hỏa – nơi có những ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời – nhô lên và tạo ra áp lực rất lớn lên lớp vỏ Sao Hỏa” – các nhà khoa học ESA cho biết.
Các “nếp nhăn” trên địa hình do núi lửa tạo ra kết hợp với địa hình phức tạp của hồ nước cổ đại và các “vết sẹo” do thiên thạch va chạm bề mặt Sao Hỏa trong hàng tỉ năm đã cùng tạo nên địa hình ngoạn mục mà chúng ta thấy ngày nay.
Gần đây, giả thuyết về một Sao Hỏa 3-4 tỉ năm trước từng có nhiều nước giống Trái Đất ngày càng được ủng hộ. Đó cũng là thời kỳ mà các nhà khoa học tin rằng sự sống dưới nước đã tồn tại.
Vì vậy, hồ Eridania và các phát hiện tương tự chính là các bằng chứng sống động cho lập luận về “Sao Hỏa xanh”, cũng như là miền đất hứa cho các sứ mệnh tìm kiếm dấu vết sự sống ngoài hành tinh.
Phát hiện bất ngờ về hiện tượng sương giá trên đỉnh núi lửa của Sao Hỏa
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience ngày 10/6, các nhà khoa học đã phát hiện sương giá vào sáng sớm trên đỉnh của những ngọn núi lửa khổng lồ trên Sao Hỏa.
Khám phá bất ngờ này về hiện tượng phân tán nước trên Hành tinh Đỏ có thể rất quan trọng đối với các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa của con người trong tương lai.
Phát hiện sương giá vào sáng sớm trên đỉnh của những ngọn núi lửa khổng lồ trên Sao Hỏa. Ảnh: ESA
Các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng lý thú này qua hình ảnh được chụp từ tàu thăm dò Trace Gas của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Những ngọn núi lửa khổng lồ nằm ở cao nguyên Tharsis rộng tới 5000 km gần xích đạo sao Hỏa. Những núi lửa này đã tắt hàng triệu năm nay. Nổi bật trong số đó có ngọn núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt Trời, Olympus Mons, cao gần gấp 3 lần đỉnh Everest.
Nhà khoa học Adomas Valantinas tại Đại học Brown (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết việc phát hiện sương giá tại khu vực xung quanh đường xích đạo của sao Hỏa là hoàn toàn tình cờ và ngoài dự kiến. Theo ông, giới khoa học cho rằng sương giá không thể hình thành xung quanh xích đạo của sao Hỏa vì khu vực này nhiều ánh sáng Mặt Trời và khí quyển mỏng, do đó nhiệt độ tương đối ấm áp - không giống như trên Trái Đất, nơi sương giá có thể hình thành trên những đỉnh núi cao. Ngoài ra, trong bầu khí quyển gần xích đạo sao Hỏa rất ít nước, do đó ít khả năng xảy ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Nhà khoa học Frederic Schmidt tại Đại học Paris-Saclay (Pháp) - đồng tác giả nghiên cứu - cho biết các tàu thăm dò vũ trụ trước đây đã quan sát thấy hiện tượng sương giá ở những vùng ẩm hơn trên sao Hỏa, đáng chú ý là các đồng bằng phía Bắc.
Tàu thăm dò Trace Gas đã chụp được ảnh khi những tia sáng đầu tiên của Mặt Trời chiếu qua đỉnh các ngọn núi lừa. Qua ảnh, các nhà khoa học nhìn thấy một lớp đọng màu xanh da trời lấp lánh, một lớp kết cấu đặc biệt chỉ nhìn thấy được vào sáng sớm và trong mùa lạnh. Theo ESA, lớp băng này chỉ mỏng bằng một sợi tóc và tồn tại trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ESA ước tính có khoảng 150.000 tấn nước - tương đương 60 bể bơi tiêu chuẩn Olympic - trong sương giá hình thành hằng ngày trên đỉnh các ngọn núi lửa Olympus Mons, Arsia Mons, Ascraeus Mons và Ceraunius Tholus.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sương giá hình thành do một hiện tượng khí hậu bên trong miệng núi lửa. Theo đó, gió thổi mạnh dọc theo sườn núi lửa mang không khí tương đối ẩm từ gần bề mặt lên cao, nơi khí ẩm ngưng tụ thành sương giá. Nhà khoa học Nicolas Thomas cho biết giới khoa học đã quan sát được hiện tượng này trên Trái Đất cũng như các khu vực khác trên Sao Hỏa.
Theo ESA, việc mô hình hóa cách thức hình thành sương giá có thể giúp các nhà khoa học khám phá thêm những bí mật của Hành tinh Đỏ như nơi có nước tồn tại và sự di chuyển của nước giữa các hồ chứa. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.
10 siêu vật thể hình trái chuối "xuyên không" từ vũ trụ cổ đại Một phân tích mới dựa trên dữ liệu kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tiết lộ những vật thể hoàn toàn gây sốc của vũ trụ "sơ sinh". 10 vật thể trông như những trái chuối khổng lồ, sáng chói vắt ngang giữa không gian là những hình ảnh mới nhất vừa được công bố từ cuộc phân tích...