Phát hiện hệ mặt trời mới gồm 6 hành tinh có quỹ đạo hoàn hảo
Một hệ mặt trời tách biệt gồm 6 hành tinh có quỹ đạo hoàn hảo và tồn tại từ hàng tỷ năm trước trong Dải Ngân hà vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.
Phát hiện này vừa được công bố hôm 29/11 trên tạp chí Nature. Theo đó, hệ mặt trời mới thực chất là hệ sao HD 110067 gồm 6 hành tinh có quỹ đạo di chuyển quanh sao mẹ. Hệ HD 110067 cách chúng ta 100 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng khoảng 9,5 nghìn tỷ km).
Hình minh họa Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh ( TESS) của NASA. Ảnh: NASA
Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh (TESS) của NASA và Vệ tinh nhận dạng ngoại hành tinh Cheops của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cùng hợp tác để quan sát hệ sao này.
Kết quả cho thấy trong 6 hành tinh, không có hành tinh nào nằm trong vùng có thể sống được, nghĩa là chúng rất ít khả năng có sự sống. Chúng có kích thước gấp khoảng 2 đến 3 lần Trái đất, mật độ vật chất gần giống với các hành tinh khí khổng lồ trong Hệ mặt trời của chúng ta (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương).
Hành tinh gần sao chủ nhất hoàn thành quỹ đạo trong 9,1 ngày Trái đất, các hành tinh tiếp theo lần lượt có quỹ đạo 13,6 – 20,5 – 30,8 – 41 – 54,7, gần hơn khoảng cách từ Sao Kim đến Mặt trời. Điều này khiến cho 6 hành tinh có nhiệt độ cực kỳ nóng.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho rằng những hành tinh khí có lõi rắn làm từ đá, kim loại hoặc băng, được bao bọc bởi các lớp hydro dày. Tuy nhiên để xác định rõ thành phần trong bầu khí quyển của chúng, cần có nhiều thời gian quan sát hơn.
Các nhà khoa học cho biết hệ mặt trời này là độc nhất vì cả 6 hành tinh đều chuyển động giống như một bản giao hưởng đồng bộ hoàn hảo. Về mặt kỹ thuật, nó được gọi là sự cộng hưởng “chính xác, rất có trật tự”, đồng tác giả Enric Palle thuộc Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary nhận xét.
Khi hành tinh trong cùng hoàn thành 3 quỹ đạo, hàng xóm gần nhất của nó sẽ hoàn thành được 2 quỹ đạo. Tỷ lệ này cũng tương tự đối với các hành tinh gần thứ hai và thứ ba, cũng như các hành tinh gần thứ ba và thứ tư.
Hai hành tinh ngoài cùng hoàn thành 1 quỹ đạo trong 41 và 54,7 ngày, do đó cứ 3 hành tinh thì có 4 quỹ đạo. Trong khi đó, hành tinh trong cùng hoàn thành 6 quỹ đạo vào đúng thời điểm hành tinh ngoài cùng hoàn thành 1 quỹ đạo.
Theo các nhà khoa học, tất cả các hệ mặt trời, bao gồm cả hệ mặt trời chứa Trái đất, được cho là đã có quỹ đạo khởi đầu giống như hệ HD 110067. Tuy nhiên, ước tính chỉ có 1 trong 100 hệ mặt trời giữ được quỹ đạo đó, và hệ mặt trời của Trái đất không nằm trong số này.
“Hệ HF 110067 rất đáng chú ý. Lý do đầu tiên là tất cả 6 hành tinh đều có quỹ đạo cộng hưởng với nhau, điều này rất hiếm. Thứ hai là ngôi sao này rất sáng, sáng nhất trong những ngôi sao từng được phát hiện có hơn 4 hành tinh quay quanh”, đồng tác giả Hugh Osborn từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) nhận xét.
Phát hiện hệ 6 hành tinh hoàn hảo, hy vọng về sự sống
Sáu ngoại hành tinh có kích thước lớn hơn Trái Đất và nhỏ hơn Sao Hải Vương đã đồng nhịp với nhau kể từ khi chúng được sinh ra xung quanh một ngôi sao 4 tỉ năm trước.
Theo bài công bố trên tạp chí Nature, đó là 6 hành tinh của hệ sao HD 110067. Trong "vũ điệu" đặc biệt này, hành tinh ngoài cùng của hệ thống hoàn thành một quỹ đạo đầy đủ quanh sao mẹ đúng bằng 6 lần hành tinh trong cùng.
Bốn hành tinh còn lại có quỹ đạo tuân theo một tỉ lệ phù hợp để hòa điệu với nhau và với hai hành tinh nói trên, tạo nên một "điệu Valse" hoàn hảo và có thể nói là độc đáo nhất vũ trụ.
Quỹ đạo độc đáo của hệ 6 hành tinh HD 110067 - Ảnh đồ họa: Hibaut Roger, NCCR Planets
Hành tinh gần sao mẹ nhất hoàn thành quỹ đạo trong 9,1 ngày Trái Đất, các hành tinh tiếp theo lần lượt có quỹ đạo 13,6 - 20,5 - 30,8 - 41 - 54,7. Như vậy tỉ lệ cộng hưởng giữa các cặp gần nhau trong hệ thống lần lượt là 3:2, 3:2, 3:2, 4:3, 4:3.
"Hệ HF 110067 rất đáng chú ý vì một số lý do. Đầu tiên là tất cả 6 hành tinh đều có quỹ đạo cộng hưởng với nhau, điều này rất hiếm. Thứ hai là ngôi sao này rất sáng, sáng nhất trong những ngôi sao từng được phát hiện có hơn 4 hành tinh quá cảnh" - đồng tác giả Hugh Osborn từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) nói với Live Science.
Ngôi sao mẹ HD 110067 là một ngôi sao màu vàng nằm cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng trong chòm sao Hậu Phát.
Sáu hành tinh trong hệ có đường kính nằm giữa Trái Đất và Sao Hải Vương của hệ Mặt Trời, do đó được xếp vào nhóm "tiểu Hải Vương Tinh".
Tiểu Hải Vương Tinh rất phổ biến quanh các ngôi sao khác, nhưng không tồn tại trong hệ Mặt Trời, do đó hệ sao này được kỳ vọng giúp các nhà khoa học khám phá ra cách mà chúng hình thành, cũng như vì sao hệ sao của chúng ta lại thiếu đi loại hành tinh này.
Còn một điều quan trọng khác mà các nhà khoa học dự định sẽ hướng đến ở hệ sao đặc biệt này: Sử dụng sức mạnh của siêu kính viễn vọng James Webb, soi thấu bầu khí quyển của chúng.
Họ hy vọng điều này sẽ giúp phát hiện ra các "dấu hiệu sự sống tiềm năng" như methane, có thể chỉ ra sự tồn tại của các đại dương ngầm, là loại đại dương mà NASA tin tưởng tồn tại trên một số hành tinh và mặt trăng của hệ Mặt Trời, nơi sự sống có khả năng tồn tại.
Vành đai Kuiper: Khu vực bí ẩn của Hệ Mặt Trời, nơi hành tinh thứ 9 có thể đang ẩn náu Trong Hệ Mặt Trời, Vành đai Kuiper là khu vực bí ẩn nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, là khu vực vành đai có hình chiếc nhẫn và được coi là một trong những di tích quan trọng nhất trong Hệ Mặt Trời. Vành đai Kuiper lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Gerard...