Phát hiện hàng trăm răng hóa thạch của Spinosaurus

Theo dõi VGT trên

Bộ sưu tập răng hóa thạch tại hệ thống sông Kem Kem củng cố giả thuyết cho rằng loài khủng long săn mồi lớn nhất có thể sống dưới nước.

Phát hiện hàng trăm răng hóa thạch của Spinosaurus - Hình 1

Spinosaurus (phải) có kích thước lớn hơn cả khủng long bạo chúa (trái). Ảnh: Sameer Prehistorica.

Spinosaurus là chi khủng long săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất khi có thể phát triển tới chiều dài 15 m và nặng 7 tấn. Chúng sinh sống tại Bắc Phi trong kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 95 – 100 triệu năm. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học từng cho rằng những kẻ săn mồi khổng lồ này là động vật sống hoàn toàn trên cạn.

Cho đến tháng 4 năm nay, một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Nizar Ibrahim từ Đại học Đại học Detroit Mercy của Mỹ dẫn đầu đã công bố một phát hiện đáng kinh ngạc khi tìm thấy chiếc đuôi hóa thạch gần như hoàn chỉnh – hoạt động như mái chèo – của một con Spinosaurus aegyptiacus tại hệ thống sông cổ Kem Kem ở biên giới giữa Morocco và Algeria, phía tây bắc sa mạc Sahara. Ibrahim cùng các cộng sự tin rằng Spinosaurus đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống bơi lặn.

Phát hiện hàng trăm răng hóa thạch của Spinosaurus - Hình 2

Đồ họa mô phỏng một con Spinosaurus aegyptiacus săn mồi dưới nước. Ảnh: Davide Bonadonna.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cretaceous Research hôm 21/9, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Portsmouth của Anh đã tìm thấy thêm bằng chứng để củng cố giả thuyết này, sau khi phân tích hơn một nghìn chiếc răng hóa thạch khủng long được khai quật trong cùng khu vực.

“Răng của Spinosaurus rất dễ nhận dạng vì có mặt cắt tròn nhẵn và sáng lấp lánh khi đưa ra ánh sáng. Chúng tôi đã phân loại khoảng 1.200 chiếc răng được thu thập dưới đáy sông Kem Kem và phát hiện 45% trong số đó thuộc về Spinosaurus, chứng minh chi khủng long săn mồi này đã có mặt ở đó với số lượng lớn”, nhà cổ sinh vật học David Martill từ Đại học Portsmouth giải thích.

Phát hiện hàng trăm răng hóa thạch của Spinosaurus - Hình 3

Video đang HOT

Một số mẫu vật răng hóa thạch của Spinosaurus. Ảnh: Science Direct.

Theo báo cáo, số lượng răng hóa thạch Spinosaurus được tìm thấy trên cạn chỉ bằng 1 – 5% số lượng mẫu vật được khai quật dưới đáy sông Kem Kem. “Một loài dành nhiều thời gian sống trong nước có nhiều khả năng để lại răng hóa thạch vào trầm tích sông hơn những loài chỉ ghé qua để uống nước hoặc kiếm ăn dọc theo bờ sông”, Martill cho biết thêm.

Với số lượng hóa thạch phong phú được khai quật trong thời gian gần đây tại thành hệ địa chất Kem Kem, các nhà khoa học kết luận rằng Spinosaurus thực sự là một “quái vật sông”. Chúng dành phần lớn thời gian sinh sống dưới nước và chết ở đó.

Tranh cãi về 'hổ phách máu' trong nghiên cứu khủng long

Chính các hóa thạch nhỏ nhất được bảo quản trong hổ phách, chứ không phải những bộ xương khổng lồ, giúp ngành cổ sinh vật học thay đổi to lớn trong 5 năm qua.

Nhiều phát hiện đáng kinh ngạc trong thời gian qua trong cổ sinh vật học - ngành nghiên cứu các sinh vật cổ đại, trong đó có khủng long - xuất phát từ một viên hổ phách duy nhất. Viên nhựa cây hóa thạch này chứa một mẩu đuôi khủng long, một số mẫu vật của chim, côn trùng, bò sát và hoa cách thời đại của chúng ta gần 100 triệu năm.

Hổ phách hóa thạch mở ra cánh cửa soi vào thời đại của khủng long. Những sinh vật cổ đại vẫn như mới chết vào ngày hôm trước, với mô tế bào và chi tiết cấu tạo da, màu sắc, lông, răng, lá đến cánh hoa đều được bảo quản tốt đến kinh ngạc. Đó cũng là những yếu tố mà hóa thạch thông thường không thể cung cấp cho các nhà khoa học.

Tranh cãi về hổ phách máu trong nghiên cứu khủng long - Hình 1

Mẩu hổ phách chứa hóa thạch đuôi khủng long còn nguyên vẹn được tìm thấy ở chợ vùng biên Myanmar - Trung Quốc vào năm 2016. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan.

Tuy nhiên, theo CNN, để mở được cánh cửa thần kỳ này dẫn về quá khứ, các nhà khoa học cũng phải chấp nhận đánh đổi.

Những hầm mỏ chìm trong bất ổn

Hổ phách hóa thạch đã được phát hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới, nhưng hổ phách có niên đại trước thời điểm tuyệt chủng của khủng long vẫn vô cùng hiếm. Một trong những kho dự trữ lớn nhất từng được phát hiện nằm tại bang Kachin, phía bắc Myanmar, gần biên giới Trung Quốc.

Khu vực này đã chìm trong bất ổn suốt nhiều năm qua, với nhiều vụ đụng độ giữa quân chính phủ và các lực lượng dân tộc thiểu số. Từ năm 2017, quân đội Myanmar đã bắt đầu giành quyền kiểm soát những khu mỏ hổ phách từ người bản địa Kachin.

"Có những bằng chứng về vi phạm nhân quyền liên hệ trực tiếp đến việc khai thác mỏ hổ phách... Tôi cho rằng có những vấn đề đạo đức trong cách chúng ta làm việc", Emily Rayfield, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bristol và chủ tịch Hội Cổ sinh vật học Độc vật có xương sống (SVP), nhận định.

Tổ chức này đang kêu gọi các đồng nghiệp hạn chế nghiên cứu hổ phách có nguồn gốc Myanmar được khai thác sau tháng 6/2017, thời điểm quân đội bắt đầu kiểm soát các khu mỏ. SVP đã vận động hơn 300 tạp chí khoa học ngưng xuất bản các nghiên cứu dựa trên hổ phách hóa thạch thuộc nhóm này.

SVP cũng bày tỏ lo ngại nhiều hóa thạch Myanmar đang rơi vào tay những nhà sưu tầm tư nhân thay vì cơ sở nghiên cứu công lập, khiến việc nghiên cứu khoa học ngày một khó khăn.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng nỗ lực của SVP không giúp cải thiện đáng kể tình hình ở Myanmar và có thể để vuột mất nhiều phát hiện quan trọng đối với khoa học.

Bên cạnh vấn để nhân quyền, hổ phách hóa thạch còn xuất hiện một số điểm tranh cãi khác về đạo đức khoa học. Việc mẫu vật rơi vào sở hữu tư nhân khiến những nhà nghiên cứu khó xác minh các phát hiện của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, giới khoa học chưa thể nghiên cứu mẫu đất những khu mỏ ở Myanmar. Điều này khiến việc xác định niên đại thiếu chính xác.

Tranh cãi về hổ phách máu trong nghiên cứu khủng long - Hình 2

Một khu mỏ khai thác hổ phách tại Myanmar. Ảnh: CNN.

"Hổ phách máu"

Hổ phách Myanmar được khai thác ở bang Kachin suốt hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, hoạt động mua bán mẫu vật bắt đầu tăng vọt khoảng 10 năm trở lại nhờ thị trường đá quý Trung Quốc.

Mẫu hổ phách hóa thạch nổi tiếng với đuôi khủng long được tìm thấy bởi một nhà cổ sinh vật học Trung Quốc tên Lida Xing tại một ngôi chợ Myanmar, gần biên giới hai nước. Phát hiện lập tức gây bão trên truyền thông vào năm 2016 và đẩy cao nhu cầu trên thị trường.

Ở Trung Quốc, hổ phách này được gọi là "huyết phách" hay hổ phách máu vì có màu đỏ đậm. Nó tương tự khái niệm "kim cương máu" ở châu Phi, khi đá quý trở thành nguồn tài chính cho những cuộc xung đột đẫm máu và dai dẳng. Tương tự cẩm thạch và hồng ngọc, mua bán hổ phách giữ vai trò ngày một lớn trong tình hình xung đột ở Myanmar.

George Poinar, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bang Oregon, cho rằng khoa học cần tiếp tục sử dụng hổ phách Myanmar. Nguồn hóa thạch từ đất nước Đông Nam Á đang mở ra cánh cửa độc nhất vô nhị cho giới nghiên cứu tìm hiểu về thời đại khủng long.

"Nếu không làm vậy, hóa thạch với giá trị khoa học cuối cùng vẫn được đưa vào điêu khắc, trang sức và thế hệ tương lai sẽ vĩnh viễn mất chúng", ông nhận định.

Poinar đã làm việc với hổ phách hóa thạch nhiều thập kỷ. Ông lần đầu tiên phát hiện hổ phách giúp bảo quản cấu trúc nội tế bào của sinh vật vào năm 1982. Nghiên cứu của ông tạo cảm hứng cho loạt phim bom tấn "Công viên Kỷ Jura", lấy ý tưởng ADN khủng long có thể trích xuất được từ một con muỗi cổ đại kẹt trong hổ phách hóa thạch.

Poinar cho rằng không có bằng chứng cho thấy "tiền thu được nhờ mua bán hổ phách hóa thạch Myanmar đang được dùng cho những hoạt động chống lại các nhóm thiểu số tại nước này". Các thợ mỏ và thương lái tiết lộ phần lớn hổ phách chứa hóa thạch được tuồn sang Trung Quốc và mua bán trong thị trường hợp pháp, tại thành phố Đằng Xung gần biên giới hai nước.

"Khoa học phục vụ mở rộng tri thức nhân loại. Hổ phách Myanmar là một trong những cánh cửa quan trọng và khả thi nhất hiện nay giúp tìm hiểu về Kỷ Phấn trắng. Không nghiên cứu, đánh giá và công bố nghĩa là chúng ta đang ngăn cản tri thức về lịch sử sự sống trên Trái Đất", một lá thư được 50 nhà khoa học ký tên vào tháng 8 nhấn mạnh.

Theo các tác giả, hổ phách chứa hóa thạch khủng long và động vật có xương sống khá hiếm và giá cao. Tuy nhiên, hổ phách chứa mẫu vật nhỏ như cây cối và con trùng thường có giá chưa đến 100 USD. Bên cạnh đó, tình hình ở Myanmar còn phức tạp và nhiều vùng khai thác hổ phách chưa thuộc kiểm soát của quân đội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?
00:27:21 22/11/2024
'Vật thể lạ' như đám mây rơi xuống đất, nhiều người hoang mang
12:08:59 21/11/2024
Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới
00:33:50 22/11/2024
Hiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầu
19:40:28 21/11/2024
Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ
19:43:10 21/11/2024
Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng
00:53:57 21/11/2024
Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù
23:19:53 21/11/2024
Dịch vụ thuê người đến công ty mắng sếp đắt khách ở Mỹ
11:50:09 21/11/2024

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích
07:09:19 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024

Tin mới nhất

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Cá heo đơn độc ở biển Baltic và bí ẩn về những âm thanh 'độc thoại'

11:19:52 22/11/2024
Một con cá heo mũi chai đơn độc tại biển Baltic đang khiến các nhà khoa học bất ngờ với hàng loạt âm thanh mà nó phát ra, dù không có đồng loại nào ở gần.

Cậu bé 7 tuổi được mời làm trưởng phòng ở công ty công nghệ

00:29:28 22/11/2024
NGA - Cậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổi, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo

10:18:44 20/11/2024
Phơi quần áo là một công việc nhà rất cơ bản. Chưa kể người lớn, đến ngay cả con trẻ cũng dễ dàng làm được. Thế nhưng, chồng tôi - một người đàn ông trưởng thành lại không thể thực hiện điều này

Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có 'khối u' kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt

10:18:30 20/11/2024
Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.

Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam

10:17:09 20/11/2024
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật kỳ dị nhất hành tinh .

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động

Netizen

13:46:42 22/11/2024
Yu (31 tuổi), người gốc Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh mới đây chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh mẹ cô chăm sóc bố cô bị liệt. Điều đặc biệt, bố mẹ cô đã chia tay 20 năm trước vì bố có người khác. Hiện họ đều ngoài 60 tuổi.

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Sao âu mỹ

12:53:29 22/11/2024
Trò chuyện trong chương trình Good Morning America, Angelina chia sẻ rằng, đối với cô, thiên chức làm mẹ là trọng tâm chính trong cuộc sống, giống như việc ca hát là quan trọng nhất với Maria Callas - nghệ sĩ opera cô thủ vai trong phim...

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).

Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao

Sao việt

11:55:13 22/11/2024
Cư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.