Phát hiện đột phá của giới khoa học Anh về hướng điều trị hiệu quả COVID-19
Các nhà khoa học Anh đã xác định được một gene làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do COVID-19, qua đó giúp giới y khoa hiểu rõ hơn nguyên nhân tại sao có những người dễ mắc bệnh hơn các trường hợp còn lại, đồng thời mở ra hướng đi mới trong phương pháp điều trị bệnh này.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford được công bố trên tạp chí Nature Genetics ngày 5/11, khoảng 60% những người gốc Nam Á có một loại gene đặc biệt, khiến họ có nguy cơ tổn thương cao nếu mắc COVID-19. Các chuyên gia cho rằng phát hiện này phần nào lý giải vì sao số ca tử vong cao lại cao hơn trong một số cộng đồng người Anh nhất định và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại tiểu lục địa Ấn Độ.
Với nghiên cứu trên, các nhà khoa học kết luận rằng nguy cơ bệnh trở nặng, thậm chí dẫn đến tử vong, không phải do sự khác biệt về mã hóa di truyền của các protein, mà do sự khác biệt về ADN – có khả năng tạo ra một loại “công tắc” để kích hoạt một loại gene đặc biệt.
Tín hiệu di truyền này có khả năng ảnh hưởng đến các tế bào trong phổi, trong khi một phiên bản gene đặc biệt có thể khiến cơ thể gặp nguy cơ cao khi mắc COVID-19 – được đặt tên là LZTFL1 – có thể ngăn cản các tế bào lót đường hô hấp và phổi ngăn cản virus xâm nhập.
Tuy nhiên, gene LZTFL1không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể trong việc tạo ra các kháng thể để chống lại sự lây nhiễm. Theo các nhà nghiên cứu, những người mang gene LZTFL1 vẫn đáp ứng tốt với vaccine ngừa COVID-19.
Giáo sư James Davies – người đồng chủ trì nghiên cứu này – cho biết: “Phát hiện này chỉ ra rằng cách thức lá phổi phản ứng với virus xâm nhập cơ thể là rất quan trọng”. Ông giải thích rằng nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn trong việc mở ra hướng đi mới trong điều trị hiệu quả bệnh COVID-19, do “hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay đang tập trung vào việc thay đổi cách thức mà hệ thống miễn dịch hệ thống phản ứng với virus”.
G20 ủng hộ cắt giảm thời gian phát triển vaccine
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết ủng hộ cắt giảm khoảng thời gian cần thiết để phát triển vaccine, thuốc điều trị và xét nghiệm mới trong đại dịch, từ 300 ngày xuống còn 100 ngày.
Trung tâm Hội nghị La Nuvola ở thủ đô Rome, Italy trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 27/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông thường, việc phát triển vaccine có thể mất tới hơn 10 năm nhưng đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng với những tác động khôn lường trong thời gian ngắn đã khiến công tác nghiên cứu, thử nghiệm và các quy trình kiểm duyệt cũng phải được đẩy nhanh. Kết quả là thế giới đã tìm ra những loại vaccine phòng bệnh trong chưa đầy một năm.
Trong dự thảo Tuyên bố chung được chuẩn bị để thông qua vào cuối tuần này tại Hội nghị thượng đỉnh ở Rome (Italy), mà các lãnh đạo G20 khẳng định sẽ ủng hộ (dựa trên cơ sở khoa học) việc rút ngắn thời gian phát triển vaccine, các phương pháp điều trị, chẩn đoán an toàn và hiệu quả từ 300 ngày xuống còn 100 ngày trong các trường hợp y tế khẩn cấp do đại dịch. Nội dung dự thảo có thể sẽ thay đổi vào phút cuối nhưng các quan chức cho biết cam kết này nhiều khả năng sẽ không thay đổi.
Một trong những biện pháp tối quan trọng giúp giảm thời gian cần thiết để phát triển vaccine và thuốc điều trị là rút ngắn thời gian thử nghiệm, thiết lập cơ sở đăng ký tình nguyện viên rộng rãi và mời các cơ quan quản lý tham gia sâu sát hơn vào quá trình thử nghiệm. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm cách củng cố các mạng lưới thử nghiệm lâm sàng vaccine và các phương pháp điều trị để kết nối những bên chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai các thử nghiệm. Khuyến khích chia sẻ dữ liệu cũng để đẩy nhanh công tác nghiên cứu. Các công nghệ mới, như RNA, cũng đã chỉ ra là có thể giúp việc phát triển vaccine mới nhanh hơn.
Bên cạnh đó, dự thảo tuyên bố chung cũng có đoạn nêu rõ G20 cũng sẽ ủng hộ mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là đến giữa năm 2022, khoảng 70% dân số đủ điều kiện tại mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách lớn đang tồn tại giữa các nước về tỷ lệ tiêm chủng. Trong khi nhiều nước giàu có đã đạt mục tiêu tiêm cho 70% dân số thì có những nước nghèo còn chưa tiêm được cho 5% dân số. Các nhà lãnh đạo G20 cũng hoan nghênh các nỗ lực đa phương nhằm hỗ trợ và tăng cường công tác chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, trong đó có việc xem xét khả năng thiết lập một công cụ hoặc một thỏa thuận quốc tế- ví dụ như một hiệp ước quốc tế về đại dịch.
Tiêm tế bào gốc vào 'cậu nhỏ': Biện pháp điều trị rối loạn cương dương không dành cho người 'yếu tim' Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Urology International cho thấy những người đàn ông bị rối loạn cương dương được tiêm tế bào gốc vào 'cậu nhỏ' đã cải thiện chức năng tình dục trong vài ngày. Rối loạn cương dương được cho là ảnh hưởng đến khoảng 1/10 nam giới ở Anh. Đối với những người mắc chứng bệnh này,...