Phát hiện con lười trốn dưới hố xí xây trong rừng Amazon, những gì xảy ra sau đó khiến bất kỳ ai cũng thấy… buồn nôn đến tột độ
Một mảng tối “khét lẹt” của những con lười – sinh vật vốn được xem là hiền lành, đáng yêu và dễ thương của khu rừng Amazon đầy hung hiểm.
Con lười, xét cho cùng cũng được tính là một loài vật dễ thương. Chúng có cuộc sống rất đáng ghen tị: cả ngày lơ lửng trên cây, chẳng buồn di chuyển, đồ ăn ngay miệng, ngủ mọi lúc mà chẳng cần thấy Mặt trời. Với loài lười, hôm nào cũng là cuối tuần, ngày nào cũng là Chủ nhật. Một cuộc sống đúng là trong mơ.
Nhưng sinh vật dễ thương tưởng như vô lo nghĩ ấy cũng có những mặt tối. Chẳng hạn như chuyện đi toilet với chúng là cả một hành trình đầy mạo hiểm, khi chỉ có thể mò xuống đất để giải quyết. Đã chậm lại còn phải mò xuống đất, lười trở thành mục tiêu cực kỳ dễ dàng để tấn công. Mà quả thực, tỉ lệ lười thiệt mạng khi đang giải quyết nhu cầu cá nhân cũng là rất cao đấy.
Có điều, mặt tối của lười không chỉ có vậy. Bạn sẽ thấy một bộ mặt khác qua câu chuyện dưới đây, xảy ra tại rừng Amazon phía Đông Bắc Peru. Đó là nơi các nhà khoa học tìm ra 2 con lười hai ngón (two toed sloth – Choloepus didactylus).
Chuyện kinh dị của những con lười rừng Amazon
Khoảng rừng này có tồn tại một cơ sở do con người xây dựng: một trạm nghiên cứu ra đời vào năm 1984, mang tên Estación Biológica Quebrada Blanco (EBQB). Từ năm 1997 đến nay, trạm được đưa vào hoạt động nhiều hơn vì các nhà khoa học thường xuyên ghé đến đây nghỉ chân trong quá trình thám hiểm khu rừng.
EBQB có mọi cơ sở vật chất cần thiết để con người lưu trú, nên hiển nhiên là có cả một cái toilet. Gọi là toilet nhưng nó không giống như nhà vệ sinh trong thành phố đâu, mà chỉ đơn giản là một cái hố với bệ ngồi được đặt lên trên thôi.
Thế rồi vào một đêm đầu tháng 11/2001, các nhà khoa học phát hiện ra một hiện tượng họ chưa từng thấy trong đời: một con lười đang treo mình trên thanh xà đặt trên miệng hầm cầu. Và đôi tay của nó thì đang… vốc từng vốc chất thải dưới hố mà bỏ vào miệng.
Con lười bò lại rừng sau bữa tiệc đậm chất kinh dị
“Nó dùng một tay múc thứ chất lỏng trộn giữa phân, nước tiểu và giấy vệ sinh. Tay còn lại thì… bốc lên ăn,” – nhóm nghiên cứu tiết lộ trong một báo cáo công bố vào năm 2011, 10 năm sau khi sự việc xảy ra.
“Khi có nhiều người tập trung quan sát hành vi kỳ quái của nó, con lười mới lồm cồm ngoi lên khỏi hầm cầu, rồi trốn lên cái cây gần nhất.”
Một hành động có thể nói là chưa từng được quan sát ở loài lười. Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng có thể con lười này đã bị ốm, vì các loài động vật có thể làm những hành động hết sức kỳ quái khi không được khỏe. Thế nhưng, hành vi này không chỉ xảy ra một lần, mà lặp đi lặp lại, và thậm chí còn với nhiều cá thể khác nữa. Tổng cộng sau một thời gian quan sát, có ít nhất 26 con lười mò đến khu hầm cầu này để bốc chất thải lên ăn.
Từng con lười mò đến đây, thậm chí có cả một bà mẹ lười vác con đến ăn. Chúng luôn xuất hiện vào ban đêm (vì vốn là loài ăn đêm), và không quản ngại mưa gió. Khi ăn xong, chúng vác bộ lông ướt nhẹp và nhớp nháp, chậm chạp bò lại khoảnh rừng phía trước.
Nhưng tại sao, tại sao phải ăn phân cơ chứ?
Một sinh vật vốn cả đời chỉ ăn lá cây (ít nhất là theo những gì khoa học quan sát cho đến thời điểm ấy), vậy mà giờ lại ngồi ăn cái thứ chẳng ai dám nghĩ đến. Lý do vì đâu?
Theo các nhà khoa học, manh mối có thể nằm ở một số sinh vật khác cũng có hành vi ăn chất thải – vốn được biết đến với cái tên coprophagia. Chúng bao gồm các loài gặm nhấm như chuột và thỏ, và thậm chí đôi khi còn được thấy ở những loài như chó, heo, ngựa và một số loài linh trưởng. Cũng có báo cáo cho biết các loài kỳ giông sống trong hang động xuất hiện hành vi này.
Về cơ bản, lý do tất cả các loài vật này chọn ăn chất thải là để cung cấp thêm dinh dưỡng. Chẳng hạn như thỏ, chúng vốn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả sau một lần xử lý thực phẩm, nên thường phải… ăn lại những gì đã thải ra để hấp thụ lần hai.
Gấu Koala cũng thường bón… phân cho con, để kích thích hệ tiêu hóa trong quá trình chuyển đổi thực đơn từ sữa sang lá cây. Còn kỳ giông, chúng sẽ ăn phân dơi trong trường hợp thức ăn quá khan hiếm.
Vậy nên, các chuyên gia tin rằng có thể hầm cầu của con người có chứa nhiều dinh dưỡng hơn chúng ta tưởng, hay ít nhất là nhiều hơn so với những gì loài lười được tận hưởng mỗi ngày. Muối chẳng hạn – lá cây thường không có nó; hay thậm chí là cả protein, do xuất hiện cả một số loài giun trong hầm cầu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tỏ ra lo ngại, rằng hành vi này sẽ gây nguy hiểm cho chúng. Phân vốn không phải là một thứ thực phẩm tử tế, với nguy cơ lan truyền các vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm từ con người sang loài lười. Từ đây, chúng thậm chí có thể lây lan ra cả hệ sinh thái, nếu như những con lười nhiễm bệnh bị loài khác “đánh chén”.
Trước lo ngại này, các chuyên gia đành quyết định chấm dứt những bữa tiệc của lũ lười. Năm 2007, họ rào lại khu hầm cầu, không cho phép bất kỳ con lười nào mò đến nữa.
Tham khảo: Science Alert
Theo helino
Dân mạng xúc động rơi nước mắt với hình ảnh người phụ nữ lao vào đám lửa lớn để giải cứu cho một chú gấu Koala đang bị thương nặng
Hình ảnh người phụ nữ lao vào đám lửa để giải cứu chú gấu Koala đã lay động trái tim của rất nhiều người.
Gấu túi Koala là một trong những loài nằm trong danh sách đỏ bị đe dọa, tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất khiến gấu túi đứng trên bờ vực thẳm là do những đám cháy rừng. Được biết, mới đây một đám cháy rừng đã thiêu rụi hơn 2,5 triệu mẫu rừng ở phía đông Australia.
Cư dân mạng xúc động rơi nước mắt với hình ảnh người phụ nữ lao vào đám lửa lớn để giải cứu cho một chú gấu Koala đang bị thương nặng
Một đoạn video clip được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều người dùng mạng. Đoạn clip mô tả một hành động dũng cảm của một người phụ nữ, cô chiến đấu với ngọn lửa dữ dội để cứu một chú gấu koala thoát khỏi đám cháy ở New South Wales. Người phụ nữ này có tên là Toni, đã chạy vội đến cứu chú gấu Koala khi phát hiện chú đang bị mắc kẹt giữa đám lửa lớn và quấn chú trong một chiếc áo khoác.
Cô cũng cho biết cô sẽ đưa chú gấu túi này đến Bệnh viện Port Macquaria Koala gần đó để cứu thương. Đây là một cơ sở thú y đang chăm sóc cho 15 chú gấu túi bị thương bởi cháy rừng.
Được biết, chú gấu túi đực này đã bị mất phương hướng bởi ngọn lửa và không may lông đã bị đốt cháy. Chú gấu đã được điều trị và hiện đang ở trong một phòng bệnh cao cấp ở Bệnh viện Koala.
Koalas đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các đám cháy vì chúng theo bản năng sẽ leo lên ngọn cây, đâm thẳng vào đám lửa.
Sau khi đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã tỏ ra vô cùng xúc động trước hành động đầy tính nhân văn của người phụ nữ. Bên cạnh đó, hình ảnh chú Koala la hét vì đau đớn và mất nước cũng khiến nhiều người phải rơi nước mắt.
Theo B.P/Helino
Sông băng dày nhất thế giới cuối cùng cũng tan chảy vì biến đổi khí hậu Sông băng Taku từng được xem là biểu tượng chống lại biến đổi khí hậu khi từ năm 1946 đến nay nó cứ dày thêm mãi, trở thành sông băng dày nhất thế giới. Nhưng mới đây, NASA đã công bố hai bức ảnh cách nhau 5 năm cho thấy Taku đã bắt đầu tan chảy. Các bức ảnh quan sát trái đất...