Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chứa đột biến lạ
Các chuyên gia Pháp mới đây đã phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mới có tên gọi khoa học là B.1.X hay B.1.640 trong các mẫu bệnh phẩm của nhiều bệnh nhân COVID-19 tại nước này và một số quốc gia châu Âu khác.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Saint Louis, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Biến thể B.1.640 được xác định có trong mẫu bệnh phẩm của 24 trường hợp, gồm 18 trẻ em và 6 người lớn, tại một ngôi trường ở vùng Brittany của nước này hồi tháng 10 vừa qua. Qua quá trình giải trình tự gene, nhóm chuyên gia Pháp nhận thấy B.1.640 không có 3 đột biến tiêu biểu của chủng Delta là E484K, E484Q và L452R, thay vào đó, biến thể này chứa những đột biến chưa từng ghi nhận trước đây. Những dữ liệu ít ỏi mà nhóm chuyên gia trên có được lúc này là các đột biến nằm ở protein cho phép virus “mở khóa” tế bào để xâm nhập vào cơ thể.
Giáo sư Cyrille Cohen tại Đại học Bar-Ilan (Pháp) nêu rõ ở biến thể B.1.640, gai protein cho phép virus bám vào tế bào người và lây nhiễm đã bị loại bỏ một số thành phần so với chủng gốc. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể xác định được liệu thay đổi này có khiến virus tăng hay giảm khả năng lây lan hay không.
Video đang HOT
Qua truy vết, các nhà khoa học nhận định biến thể B.1.640 nhiều khả năng có nguồn gốc từ châu Phi. Một lần nữa biến thể này làm dấy lên mối lo ngại về khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh chưa thể đảm bảo cân bằng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. Tính đến cuối tháng 10 năm nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm phòng cho phần lớn dân số của họ. Tuy nhiên, tại châu Phi, chỉ khoảng 6% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Việc cung cấp vaccine cho các nước châu Phi hiện vẫn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là do hạ tầng y tế tại đây còn yếu kém.
Ngoài Pháp, nhiều quốc gia khác như Anh, Thụy Sĩ, Italy cũng đã ghi nhận những ca nhiễm biến thể B.1.640, song tỷ lệ còn khá thấp. Từ ngày 11/11, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã bổ sung B.1.640 vào danh sách các biến thể đang theo dõi.
Giới chuyên gia kêu gọi rà soát động vật hoang dã để ngăn SARS-CoV-2 sinh biến thể
Các chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc đã kêu gọi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 rộng hơn ở động vật hoang dã để ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo, dẫn đến hình thành biến thể nguy hiểm mới.
Chồn vizon là một trong số các loài động vật hoang dã nhiễm virus SARS-COV-2. Ảnh: Shutter Stock
Tác giả chính của báo cáo trên, ông Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc - chỉ ra rằng một số loài động vật dễ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và khả năng virus biến đổi trong cơ thể chúng, chẳng hạn như loài chồn vizon, là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ cộng đồng nếu như chúng lây truyền ngược trở lại cho con người.
Ông Gao cùng đồng tác giả Wang Liang tại Viện Khoa học Trung Quốc khẳng định cần tiến hành một cuộc sàng lọc virus gây bệnh COVID-19 quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và dưới biển, đặc biệt các loài dễ phơi nhiễm, để xây dựng chiến lược phòng chống chặt chẽ hơn nữa.
Theo họ, công tác trên cũng sẽ cung cấp thêm manh mối về nguồn gốc của căn bệnh COVID-19 đã khiến trên 4,8 triệu người trên thế giới tử vong.
Trên thực tế, cho đến nay, đã có 11 loài được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có hổ, sư tử, khỉ đột, báo tuyết và chồn vizon. 14 loài khác được xác định có khả năng bị nhiễm qua các thí nghiệm nghiên cứu.
Tuy nhiên, hai chuyên gia trên khẳng định con số trên có thể chỉ là phần nổi của tảng băng do khâu sàng lọc nguy cơ ở các loài động vật khác nhau trong phòng thí nghiệm còn hạn chế.
Virus lây lan ở loài hươu đuôi trắng tại Mỹ cũng cho thấy nguy cơ virus có thể đột biến và truyền sang động vật khác trước khi quay trở lại con người. Kể từ khi COVID-19 bùng phát rộng khắp, nhiều loài động vật hoang dã khác có thể đã nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc không trực tiếp với hươu đuôi trắng.
Một nghiên cứu của chính phủ Mỹ gần đây ở loài hươu hoang dã tại một số bang trong thời gian từ tháng 1/2020 và tháng 3/2021 cho thấy gần 1/3 cá thể hươu có dấu vết kháng thể, mặc dù không ghi nhận triệu chứng của bệnh.
Trước đó, các bằng chứng nghiên cứu đề xuất khả năng virus MERS đã lưu truyền trong loài lạc đà ít nhất hai thập kỷ trước khi phát hiện ca nhiễm ở người.
WHO hỗ trợ châu Phi tăng tốc giải mã gene và theo dõi các biến thể Trong bối cảnh liên tục xuất hiện nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cam kết hỗ trợ các nước châu Phi nỗ lực mở rộng việc giải mã gene để phát hiện sớm và theo dõi các biến thể COVID-19 mới, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra phản ứng phù hợp và hiệu...