Phát hiện bất ngờ về sự ra đời của 7 hành tinh gần giống Trái Đất
Hệ sao TRAPPIST-1 gồm 7 hành tinh có thể đem về một cái nhìn “xuyên không” thú vị về quá khứ của thế giới chúng ta đang sống.
TRAPPIST-1 là ngôi sao lùn siêu lạnh cách chúng ta 38,8 năm ánh sáng trong chòm sao Bảo Bình. Nó có 7 hành tinh “con”, mỗi hành tinh đều có những đặc điểm tương đồng với Trái Đất, một số cái còn được kỳ vọng rằng có sự sống.
Một nghiên cứu mới đã “ngược dòng thời gian” để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.
Ngôi sao TRAPPIST-1 đỏ và lạnh và 7 hành tinh quay quanh – Ảnh: NASA/Robert Lea
Nhà thiên văn học Gabriele Pichierri từ Viện Công nghệ California (Caltech – Mỹ) và các cộng sự đã lập nên một mô hình để giải thích cấu hình quỹ đạo đặc biệt của hệ TRAPPIST-1.
Trước đó, người ta phát hiện các cặp hành tinh lân cận trong hệ sao này có tỉ lệ chu kỳ lần lượt là 8:5, 5:3, 3:2, 3:2, 4:3 và 3:2. Điều đó khiến chúng tạo thành một vũ điệu nhịp nhàng khi “khiêu vũ” quanh ngôi sao mẹ, gọi là sự cộng hưởng quỹ đạo. Tuy vậy, có một chút hơi “lạc nhịp”: TRAPPIST-1 b và TRAPPIST-1 c là 8:5; trong khi TRAPPIST-1 c và TRAPPIST-1 d là 5:3. Điều này đã vô tình tiết lộ về một lịch sử di cư hành tinh phức tạp bên trong hệ.
Video đang HOT
Theo các tác giả, hầu hết các hệ hành tinh được cho là đã bắt đầu ở các trạng thái cộng hưởng quỹ đạo, nhưng sau đó gặp phải sự bất ổn đáng kể trong vòng đời của chúng và trở nên lạc nhịp.
Mô hình cho thấy 4 hành tinh ban đầu của hệ, nằm gần sao mẹ, tiến hóa riêng lẻ trong chuỗi cộng hưởng 3:2 đều đặn.
Chỉ khi ranh giới bên trong của đĩa tiền hành tinh – tồn tại quanh các ngôi sao khi chúng còn trẻ và là đĩa vật liệu để kết tụ hành tinh – mở rộng ra bên ngoài thì quỹ đạo của chúng mới nới lỏng và thành cấu hình mà chúng ta quan sát ngày nay.
Hành tinh thứ tư, ban đầu nằm ở ranh giới bên trong của đĩa, di chuyển ra xa hơn, sau đó lại bị đẩy vào bên trong khi 3 hành tinh bên ngoài ra đời trong giai đoạn thứ 2 của quá trình hình thành hệ.
Phát hiện mới này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một quá trình từng diễn ra khi hệ Mặt Trời còn sơ khai, bao gồm việc Sao Mộc – hành tinh hình thành đầu tiên – di chuyển và xô đẩy các hành tinh đang hoài thai còn lại.
Ngoài ra, kết quả nói trên cũng cho thấy Thái Dương hệ thuở “hồng hoang” là một thế giới khắc nghiệt hơn nhiều, với các vụ va chạm lớn đẩy 8 hành tinh trong hệ vào một vũ điệu lộn xộn như ngày nay.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên t ạp chí khoa học Nature Astronomy.
Luồng tia bí ẩn từ 8,5 tỉ năm trước đang chiếu trực diện vào trái đất
Các nhà thiên văn học vừa xác định được nguồn gốc của chùm tia X cực sáng đang chiếu thẳng về hướng trái đất: đó là sản phẩm đến từ một siêu hố đen sau khi nuốt chửng một ngôi sao xấu số gần nó.
Mô phỏng luồng sáng phát ra từ sự kiện siêu hố đen "ăn" sao ESO
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy, đội ngũ các nhà nghiên cứu, bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) và Đại học Birmingham (Anh), đã tiến hành phân tích luồng sáng trên.
Được đặt tên AT 2022cmc, luồng sáng bí ẩn lần đầu tiên được phát hiện nhờ vào Đài quan sát Palomar của Viện Công nghệ California (Mỹ) vào tháng 2. Nhóm chuyên gia giờ đây xác định được đây là diễn biến xảy ra khi một ngôi sao đi lạc vào "miệng" của một siêu hố đen.
Hậu quả là "gã khổng lồ" không mất nhiều thời gian để xé toạc con mồi xấu số, và phóng thích luồng sáng tia X di chuyển với tốc độ cận ánh sáng trong quá trình lao đến trái đất.
Mô phỏng một sự kiện gián đoạn thủy triều ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SWINBURNE
Khi một ngôi sao bị hố đen kết liễu, giới thiên văn học gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). Tuy nhiên, AT 2022cmc cho đến nay là sự kiện bộc phát sáng nhất và di chuyển ở khoảng cách xa nhất trước khi đến được trái đất, cách địa cầu khoảng 8,5 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học cho rằng sở dĩ AT 2022cmc phóng thích luồng sáng chói lọi đến thế là do nó phóng trực diện đến trái đất, tạo ra cái gọi là Hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng này xảy ra khi tần số và bước sóng của chuỗi sóng bị thay đổi khi mà nguồn phát chuyển động tương đối với người quan sát.
Luồng sáng tia X phát tán thành các bước sóng quang học, hồng ngoại, vô tuyến vào không gian VIỆN CÔNG NGHỆ CALIFORNIA
Phát hiện mới có thể tiết lộ thêm về sự tăng trưởng của các siêu hố đen, cũng như cách thức chúng ngấu nghiến các ngôi sao.
Hai báo cáo khác nhau cùng phân tích AT 2022cmc đã được công bố trên các chuyên san Nature Astronomy và Nature trong ngày 30.11.
Nếu vụ bùng phát tia gamma (GRB) lâu nay đươc cho là dạng bùng nổ điện từ phóng thích năng lượng mạnh nhất trên toàn vũ trụ, các chuyên gia ước tính AT 2022cmc phải phóng thích nguồn năng lượng có uy lực lớn gấp 100 lần so với bất kỳ sự kiện GRB nào từng được phát hiện từ trước đến nay.
Tìm ra dấu vết rõ ràng nhất của hành tinh thứ 9 "Bóng ma" đang âm thầm xô đẩy các tiểu hành tinh - thậm chí cả Sao Diêm Vương - chỉ có thể là "hành tinh thứ 9" nặng gấp 5 lần Trái Đất. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Konstantin Bogytin từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) tuyên bố đã có "bằng chứng thống kê mạnh mẽ...