Tại sao sư tử hiếm khi săn được hươu cao cổ – ‘Gã khổng lồ’ cao nhất thế giới
“Nhà vua” không phải lúc nào cũng thu phục được tất thảy.
Sư tử và hươu cao cổ là hai loài động vật rất quan trọng trên những cánh đồng cỏ rộng lớn ở Phi châu. Là loài ăn thịt đầu bảng và có thể dễ dàng săn nhiều loài động vật khác, sư tử xưa nay vốn được xem là “vua đồng cỏ” nhờ kỹ năng săn mồi đỉnh cao.
Hươu cao cổ – giống như tê giác, voi và hà mã – có vị trí đặc biệt trong chuỗi thức ăn, tuy là động vật ăn chay nhưng do kích thước lớn nên ngay cả những loài ăn thịt như sư tử hay những “gã găng-tơ đồng cỏ châu Phi” linh cẩu cũng khó có thể săn được hươu cao cổ trưởng thành.
Lý do là gì?
Về phần “gã khổng lồ” hươu cao cổ
Nổi tiếng với chiếc cổ dài, những “gã khổng lồ” hươu cao cổ hiền lành này là loài động vật sống trên cạn cao nhất thế giới. Một con đực trưởng thành có thể cao tới khoảng 5,5 mét – cao gấp hơn 3 lần chiều cao của người trưởng thành.
Chiều cao khủng này của hươu cao cổ giúp chúng trông chừng những kẻ săn mồi như sư tử và linh cẩu từ xa. Cùng với thị lực tuyệt vời của chúng, hươu cao cổ có thể phát hiện ra những con thú đói từ xa và nhanh chóng cùng đàn tập hợp để phòng thủ.
Không chỉ cao to, hươu cao cổ còn có trọng lượng cơ thể đáng gờm. Cân nặng trung bình của chúng có thể đạt tới 700 – 1000 kg. Riêng con đực trưởng thành có thể nặng đến 1,4 tấn. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày để ăn và có thể tiêu thụ tới 45kg lá và cành cây mỗi ngày. Loài này ăn lá và cành cây từ hơn 100 loài cây và cây bụi khác nhau của châu Phi. Tuy nhiên, món khoái khẩu nhất của chúng là cây keo, cỏ và trái cây.
Theo các nhà khoa học, dù chỉ là động vật ăn chay nhưng hươu cao cổ rất khỏe và nhanh. Một cú đá chuẩn xác của chúng có thể làm v.ỡ hộ.p s.ọ của một con sư tử săn mồi; trong khi một con hươu cao cổ đang chạy có thể đạt tốc độ hơn 55km/giờ (15 mét/giây).
Như đã nói, hươu cao cổ sống theo bầy đàn. Một đàn hươu cao cổ có từ 3 đến 10 cá thể có thể bao gồm cả con đực và con cái ở mọi lứa tuổ.i.
Về phần “vua đồng cỏ” sư tử
Là “vua đồng cỏ”, hẳn nhiên sư tử sở hữu những chỉ số về cơ thể và lợi thế bầy đàn để hạ gục nhiều loài động vật của châu Phi.
Một con sư tử châu Phi đực có thể nặng từ 150 kg đến 250 kg. Để phục vụ cho các hoạt động tiêu tốn nhiều calo như chạy nước rút để săn mồi, sư tử tiêu thụ một lượng thịt nặng 40 kg trong một bữa ăn.
Video đang HOT
Một đặc điểm đáng sợ của “gã thợ săn” này chính là tốc độ. Sư tử có thể chạy với tốc độ 81km/giờ (22 mét/giây) khi săn mồi. Tốc độ này giúp chúng dễ dàng đuổi kịp hoặc đón đầu con mồi, rồi dùng chi trước vả mạnh vào nạ.n nhâ.n, kết hợp với bộ hàm có lực cắn từ 650-1000 PSI cắn ngập vào yết hầu con mồi. Tất cả màn trình diễn tốc độ này chỉ diễn ra trong vài phút.
Là loài săn mồi thông minh, sư tử cũng thường chọn thời điểm đi săn là lúc chạng vạng hoặc ban đêm (bên cạnh việc săn mồi ban ngày theo đàn) để nhờ bóng tối giúp chúng phục kích con mồi dễ dàng hơn.
Thường thì, món khoái khẩu của sư tử là động vật ăn cỏ – thay vì ăn động vật ăn thịt. Lý do là vì, thịt của động vật ăn cỏ mềm và tươi hơn thịt động vật ăn thịt. Trừ khi có những trường hợp cực đoan xảy ra, chẳng hạn như nguồn thức ăn rất khan hiếm và một số loài ăn thịt cạnh tranh thức ăn với sư tử, thì chúng sẽ hiếm khi ăn thịt động vật ăn thịt như linh cẩu.
Vì vậy, những động vật ăn cỏ như hươu cao cổ – nặng đến hàng tấn – sẽ là bữa đại tiệc của sư tử. Thế nhưng, sư tử hiếm khi săn được “gã khổng lồ” này. Vì sao?
Hươu cao cổ không ngồi yên chờ chế.t
Nhìn chung, động vật ăn cỏ có 4 cách để tồn tại một cách an toàn hơn, ở chúng dần tiến hóa những đặc điểm chiến lược sinh tồn hoàn toàn khác với động vật ăn thịt.
- Thứ nhất, phát triển theo hướng cao lớn và khỏe mạnh như voi, hà mã…
- Thứ hai, phát triển theo hướng khả năng sinh sản mạnh hơn như thỏ rừng, chuột nhắt… Dù không chiếm ưu thế về kích thước nhưng chúng có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của môi trường nhờ khả năng sinh sản mạnh mẽ; đồng thời có thể nhanh chóng bù đắp phần dân số bị mất do bị thiên địch bắt giữ.
- Thứ ba, hướng tới sự tỉnh táo, nhạy bén và sức bền cao, chẳng hạn như linh dương, linh dương đầu bò… Chúng có tầm nhìn rộng hơn, thính giác nhạy bén hơn và sức bền tốt hơn. Chúng không chỉ chạy rất nhanh mà còn có thể chạy liên tục.
- Thứ tư, vẻ ngoài của chúng hòa lẫn với tự nhiên, nghĩa là chúng có thể ngụy trạng để tránh khỏi những đôi mắt đầy tinh anh của loài săn mồi.
Ngạc nhiên thay, ở hươu cao cổ có cả 4 đặc điểm chiến lược này. Chúng cao lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tầm nhìn rất tốt và có thể ngụy trang trong đám cây cao.
Đơn cử, khi hươu cao cổ bắt đầu chạy, khối lượng cơ thể hàng tấn của chúng có thể mang lại tác động động năng rất lớn. Nếu sư tử tiếp cận gần hươu cao cổ khi đang chạy, năng lượng khổng lồ có thể khiến sư tử ngã xuống đất trong thời gian ngắn. Kết hợp với cú đá từ đôi chân trước của hươu cao cổ, có thể gây gãy xương nghiêm trọng và tổn hại đến các cơ quan nội tạng của “vua đồng cỏ”.
Tiếp đến, đôi chân của hươu cao cổ rất dài – lên đến 2 mét. Điều này sẽ khiến chiến thuật cắn ngập răng vào yết hầu con mồi của sư tử thất bại. Bởi một con sư tử đực trưởng thành chỉ cao đến 1,2 mét tính đến vai.
Một đặc điểm thú vi nữa ở loài hươu cao cổ là các vết đốm của hươu cao cổ hoàn toàn độc đáo đối với mỗi cá thể, giống như dấu vân tay của chúng ta. Các đốm loang lổ đặc trừng này được cho là điểm tiến hóa của ngụy trang, giúp chúng hòa nhập với ánh sáng lốm đốm dưới những tán cây trong môi trường sống thảo nguyên của chúng.
Sinh tồn trong tự nhiên chưa bao giờ là dễ dàng đối với bất cứ loài động vật nào trên Trái đất. Kể cả là sư tử hay hươu cao cổ, tất cả đều có yếu điểm.
Vẫn có những trường hợp sư tử ăn thịt được hươu cao cổ. Đó có thể là những con hươu cao cổ con, những con hươu cao cổ đi lạc đàn, ốm yếu… Và cũng có những trường hợp sư tử chế.t ngay dưới đôi chân lực lưỡng của hươu cao cổ. Điều này cho thấy bức tranh tự nhiên trên thế giới sinh động và thú vị ra sao.
Tưởng cá sấu đã chế.t, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét
4 con sư tử đang gặm chân cá sấu, đột nhiên cá sấu vùng dậy...
Tại Vườn Quốc gia Serengeti ở phía bắc Tanzania (quốc gia ở Đông Phi) - nơi nổi tiếng với cuộc đại di cư hàng năm lớn của linh dương đầu bò và ngựa vằn - ánh nắng chiếu xuyên qua kẽ lá và chiếu lên đàn sư tử. Chúng nằm nhàn nhã dưới bóng cây và tận hưởng khoảng thời gian buổi chiều dễ chịu.
Cách đó không xa, ba chú sư tử con đang tuổ.i tập đi săn và một con sư tử cái đang vây quanh một con cá sấu sông Nile, tập trung thưởng thức bữa ăn là thịt cá sấu tươi mới mà đàn của chúng vừa săn được.
Ba con sư tử con và con cái đang chăm chú ăn hai chân sau của cá sấu. Răng của chúng rất sắc và chuyển động nhanh và mạnh, chúng có thể nhanh chóng cắn xuyên qua lớp da dày của cá sấu sông Nile.
Ít phút sau, sư tử cái trưởng thành muốn thể hiện kỹ năng săn mồi trưởng thành hơn. Đôi mắt của nó dán chặt vào cổ con cá sấu. Tuy nhiên, lớp da phần này dày và rất khó xử lý, ngay cả hàm răng sắc nhọn của sư tử cũng không thể xuyên thủng nó trong một thời gian ngắn.
Nhưng thay vì bỏ cuộc, sư tử cái đã thay đổi chiến lược. Nó dùng đôi chân trước mạnh mẽ của mình để cố gắng lật con cá sấu nặng nề. Nó biết rằng một khi lật con cá sấu lên, cái bụng mềm đó sẽ là một bữa đại tiệc tuyệt vời cho cả bốn.
Đột nhiên, đôi mắt nhắm nghiền trước đó của con cá sấu bỗng... mở ra. Nó tỏa ra ánh sáng xanh vàng, tràn đầy sức sống. Đây chắc chắn không phải là dáng vẻ của một sinh vật sắp chế.t. Loài bò sát khổng lồ này quẫy mạnh, tấ.n côn.g ngược lại những kẻ đang ăn tươi nuốt sống mình.
Sư tử cái cùng 3 sư tử con thực sự bất ngờ trước sự "hồi sinh" của con mồi. Đàn sư tử dưới bóng cây cũng bị đán.h động, chúng nhanh chóng lao về chỗ bữa tiệc còn dang dở.
Con cá sấu dường như đang vùng vẫy thoát khỏi bờ vực của cái chế.t, nó dùng hết sức lực để tung "đòn sấm sét" phản công cuối cùng vào con sư tử trước mặt. Nó mở bộ hàm mạnh mẽ và cắn mạnh vào đầu con sư tử cái ở phía trước.
Nhờ "bật chế độ" cảnh giác, sư tử cái nhanh chóng tránh được cú đòn chí mạng của con cá sấu. Đầu nó tuy không nằm trong hàm cá sấu nhưng nó vẫn bị thương khá nặng.
Những con sư tử trưởng thành bắt đầu gầm lên xung quanh con cá sấu, sẵn sàng cho màn tiễn cá sấu về cõi chế.t thực sự. Tuy nhiên, sau đòn tấ.n côn.g cuối cùng, con cá sấu nằm bất động, điều này khiến đàn sư tử bỏ đi, không còn hứng thú với "bữa tiệc" còn dở dang nữa.
Về phần mình, con cá sấu sông Nile đã dùng sức lực cuối cùng để bò trở lại mặt nước nhưng không lâu sau đó lại bị đàn linh cẩu ăn thịt.
Tại sao con cá sấu lại có màn tấ.n côn.g cuối cùng đó? Các nhà khoa học đã tiết lộ những thay đổi sinh lý xảy ra ở cá sấu sau khi chúng trải qua thời gian hoạt động vất vả kéo dài.
Ở trạng thái khắc nghiệt này, sức mạnh thể chất của cá sấu nhanh chóng bị tiêu hao và sự cân bằng axit-bazơ trong má.u trong cơ thể chúng gặp phải những thách thức nghiêm trọng.
Để điều chỉnh độ pH trong má.u trở lại trạng thái khỏe mạnh, cá sấu phải nghỉ ngơi một thời gian dài. Thời gian phục hồi này có thể kéo dài vài giờ, đôi khi thậm chí hơn một ngày.
Trong thời gian này, khả năng di chuyển của cá sấu bị suy yếu nghiêm trọng, phản ứng của chúng trở nên chậm chạp và gần như không thể tự vệ.
Sau cuộc chiến với đàn sư tử khi hai bên đụng độ nhau, cá sấu đã dùng hết sức lực để đán.h lại đàn sư tử nhiều con. Khi sức tàn lực kiệt, nó nằm bất động để nghỉ ngơi. Sư tử cái và 3 con sư tử con khi đó tưởng cá sấu đã chế.t nên "vô tư" thưởng thức bữa ăn.
Nỗi đau thể xác cộng với sự phục hồi chút ít đã khiến cá sấu vùng lên tự vệ. Nó không biết rằng đó là cú tự vệ cuối cùng của mình.
Chó nhà bị trăn khổng lồ tấ.n côn.g tưởng sẽ chế.t thảm, ai ngờ 'phút 89' làm một việc lật ngược tình thế Con chó nhà liệu có sống sót khi hứng chịu 'đòn kép' của con trăn đá khổng lồ? Sohu (của Trung Quốc) ngày 25/6 đăng tải hình ảnh về cuộc chiến sống còn giữa chó nhà và trăn đá khổng lồ. Theo đó, một con chó nhà đang nằm nghỉ dưới gốc cây thì bất ngờ bị một con trăn đói tấ.n côn.g....