Phát hiện âm thanh bất thường phát ra từ não người
Các nhà khoa học hy vọng rằng những sóng âm này sẽ giúp họ có được góc nhìn mới về cơ chế hoạt động của não bộ.
Trong hội nghị chuyên đề về giấc ngủ, Janna Lendner, bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Đại học Y dược Đức đã trình bày một nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc điều trị thần kinh.
Cụ thể, Lendner nhận thấy khi một người đang ngủ hoặc hôn mê, hệ thần kinh của họ được thả lỏng và nhận thức bắt đầu biến dạng. Từ đó, chúng sản sinh các sóng não bất thường. Cô cho rằng đây là những dấu hiệu giúp con người hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của não bộ.
Đến nay, não bộ con người vẫn tồn tại những bí ẩn mà con người chưa thể thấu hiểu hết
Một số nhà khoa học tại hội nghị cho rằng việc nghiên cứu sâu vấn đề này sẽ gặp khó khăn. Lý do là khi một người ngủ mơ, hay còn gọi là trạng thái ngủ REM (Rapid Eye Movement), sóng não của họ có dao động tương tự như lúc thức. Do đó sẽ khó mà phát hiện được sự khác biệt.
Tuy nhiên, bác sĩ Lendner khẳng định câu trả lời không nằm ở bản thân sóng não mà ở một khía cạnh thường bị các nhà khoa học bỏ qua: những âm thanh bất thường được điện não tạo ra.
Vị bác sĩ cho rằng những âm thanh này ẩn chứa tín hiệu bí mật nào đó mà con người vẫn chưa khai thác được. “Một âm thanh bất kỳ cũng có thể trở thành đầu mối”, cô nói.
Nhiều người vẫn còn hoài nghi về giả thuyết này nên đã tìm tới ông Bradley Voytek, một nhà khoa học chuyên về nhận thức tại Đại học Califonia (Mỹ). Họ cho rằng âm thanh trong não không phải đối tượng đáng nghiên cứu. Tuy nhiên, Voytek nhận thấy các nhà khoa học đang bỏ qua một điều quan trọng.
Trước đây, Voytek từng nghiên cứu về sự thay đổi âm thanh điện não khi con người già đi. Sau đó, dựa vào những công trình nghiên cứu về các hoạt động bất thường của não bộ, ông có cơ sở để tin vào lập luận của Lendner.
Ông đã dành nhiều năm hợp tác cùng các nhà khoa học tại Đại học Califonia thuộc thành phố San Diego và Berkeley để phát triển một phần mềm giúp trích xuất các dao động thần kinh nhất quán, như sóng alpha. Kết quả trả về có thể được quan sát dưới dạng quang phổ giúp hiển thị được nhiều dạng sóng, trong đó có cả sóng âm thanh.
“Chỉ đơn giản gặp các nhà khoa học và nói ‘chúng ta đang thiếu sót’ là chưa đủ. Họ cần một phương pháp nghiên cứu thật sự”, Voytek nhận định.
Lendner cho rằng việc tìm ra quy luật của các tín hiệu âm thanh trong não sẽ trở thành đóng góp quan trọng cho ngành thần kinh học.
Phần mềm của Voytek đã giúp các nhà khoa học có thể phân tích được vai trò của sóng não đối với hành vi, nhận thức, thậm chí quá trình ủ bệnh của con người. Voytek gọi hiện tượng mình đang nghiên cứu là những “tín hiệu không nhất quán”.
Vào năm 1925, giới khoa học cũng từng phát hiện những dao động bất thường trong sóng âm của não bộ. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thiết bị, các nhà khoa học thời đó chỉ có thể xem đây là một quy luật chưa thể khám phá.
Video đang HOT
Đến nay, nhờ vào thuật toán của Voytek, họ đã có một công cụ tốt hơn để phân tích các tín hiệu không nhất quán này.
Hoạt động theo chu kỳ là gì?
Chúng là những hoạt động nhất quán kéo dài, như hơi thở và nhịp tim, giúp duy trì sự sống cho cơ thể.
Ví dụ, khi neuron thần kinh tiết ra một hợp chất axit được gọi là glutamate, não bộ sẽ sản sinh cảm giác kích thích. Ngược lại, khi neuron tạo ra axit gamma-aminobutyric (GABA), thần kinh con người sẽ bị ức chế.
Nếu 2 hợp chất trên được tiết ra mà không tuân theo bất cứ quy luật nào, cơ thể chúng ta sẽ phải chịu những phản ứng nhất định. Sự kích thích quá liều sẽ dẫn đến co giật. Trong khi đó, sự ức chế gia tăng sẽ dẫn đến hôn mê.
Tuy nhiên, Lendner, Voytek cùng nhiều nhà khoa học khác cho rằng não bộ đang tồn tại những dạng sóng não dao động không theo chu kỳ.
“Đó là sự ngẫu nhiên, nhưng trên đời có rất nhiều dạng ngẫu nhiên”, Voytek nói, hàm ý cho sự đặc biệt cần được quan tâm của những âm thanh bất thường trong não.
Dựa vào thông tin của điện não đồ, Voytek nhận thấy những trạng thái thần kinh khác nhau cũng sản sinh các dạng sóng khác nhau. Ví dụ, chu kỳ dao động sóng alpha khi con người ngủ là 8-12 Hz.
Như vậy, những âm thanh bất thường trong não cũng phải gắn liền với một trạng thái nào đó.
Tín hiệu mới từ âm thanh trong não
Bằng cách sử dụng phần mềm của Voytek, Lendner cùng các đồng nghiệp đã phát hiện một lượng nhỏ âm thanh được tạo ra từ điện não của những bệnh nhân hôn mê có sự biến đổi không đồng nhất.
Ảnh quang phổ cho thấy hoạt động não bộ của một bệnh nhân đang ngủ được chụp bởi Lendner. Biên độ âm thanh màu trắng thay đổi dựa vào trạng thái nhận thức khi ngủ của bệnh nhân.
Nghiên cứu của Lendner cho thấy rằng các tín hiệu âm thanh này đóng vai trò như một “chữ ký độc nhất” để đo ý thức của con người. Đây là mấu chốt quan trọng giúp cải thiện việc gây mê và điều trị cho bệnh nhân hôn mê, Landner cho biết.
Theo Voytek, não người lớn tuổi bị chi phối bởi những bước sóng màu trắng nhiều hơn não người trẻ. Ông cho rằng những biên độ âm thanh này có liên hệ với chứng suy giảm trí nhớ do lão hóa.
Một công trình nghiên cứu khác cũng sử dụng thuật toán âm thanh điện não của Voytek để điều tra hiệu quả làm việc của thuốc ADHD. Cùng với đó là phục vụ cho mục đích nghiên cứu về não bộ của người tự kỷ.
Natalie Schaworonkow, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của Voytek cũng sử dụng phần mềm của ông để phân tích dữ liệu điện não đồ của một đứa trẻ sơ sinh. Theo đó, họ phát hiện ra trong bảy tháng đầu đời, các tín hiệu không nhất quán đã có sự thay đổi đáng kể và chúng làm gia tăng chất xám ở trẻ.
Tuy nhiên, Schaworonkow cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để xem các bước sóng này còn ảnh hướng đến khía cạnh khác không.
Theo Wired, việc có một công cụ như phần mềm của Voytek rất quan trọng. Các nhà khoa học thần kinh có thể kiểm tra được những dấu hiệu của não bộ chỉ bằng việc quan sát tín hiệu âm thanh phát ra.
Hiện tại, hạn chế mà các nhà khoa học phải đối mặt đó là không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra những tín hiệu này.
“Nguyên nhân và nguồn gốc của chúng vẫn chưa được xác định. Nhưng chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu để tích lũy kiến thức”, Sylvain Baillet, giáo sư thần kinh học tại Đại học McGill (Canada) chia sẻ.
Voytek cho biết để kiểm tra giả thuyết về nguồn gốc của các tín hiệu không nhất quán, chúng ta cần tìm xem những loại mạch thần kinh nào có thể tạo ra chúng. Sau đó, liên kết chúng với hoạt động tổng thể của não bộ để dự đoán cơ chế phát tín hiệu.
Theo Wired , trong tương lai, những tín hiệu không nhất quán này sẽ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của não bộ.
Dàn karaoke gia đình giá 20 triệu đồng
Một số dàn karaoke phối ghép từ các thiết bị âm thanh của Paramax, JBL, Bose có giá khoảng 20 triệu đồng, phù hợp với không gian 20 - 30 mét vuông.
Bộ dàn Paramax (20,1 triệu đồng)
Giải pháp của thương hiệu Việt Paramax hướng đến sự nhỏ gọn, tiện lợi với số lượng thiết bị được tối giản. Hệ thống gồm hai loa treo K-2000, một loa siêu trầm (woofer) SUB-1000 New và ampli liền micro SA-999 Air Plus. Dàn máy phù hợp với diện tích dưới 30 mét vuông.
Loa treo Paramax K-2000 có thiết kế đơn giản và hiện đại, công suất tối đa 500W mỗi loa. Loa gồm một driver cỡ lớn ở giữa và bốn driver tweeter ở bốn góc. Âm thanh được đánh giá là dày dặn, trung thực, thể hiện được dải tần cao, phù hợp nhiều thể loại nhạc. Riêng loa woofer SUB-1000 New cho âm trầm sâu, không gây khó chịu kể cả khi mở với âm lượng lớn.
Bộ dàn đi kèm ampli liền micro không dây SA-999 Air Plus, có thể kết nối với smartphone qua Bluetooth chuẩn aptX. Việc tích hợp micro vào ampli có một số lợi ích, như tiết kiệm không gian, không cần thêm tiền để mua bộ micro không dây rời.
Dàn phối ghép dùng loa Bose (20,9 triệu đồng)
Bộ dàn gồm loa Bose 301 Seri V có thiết kế nhỏ gọn, mặt trước được làm cong và phủ vải màu đen, riêng loa tweeter được làm nổi bật. Ưu điểm của mẫu loa đến từ thương hiệu âm thanh Mỹ là khả năng thể hiện tiếng bass chắc, treble trong trẻo, có thể kết hợp cả hát karaoke hoặc nghe nhạc. Dù vậy, công suất của loa không quá lớn - chỉ 150W.
Dàn máy được phối ghép với power ampli Audio H2400 của JK (Anh), gồm hai kênh, công suất 400W mỗi kênh. Mixer cơ JA TF6 Pro giúp truyền tải âm thanh từ micro nhanh, không có độ trễ, micro không dây JKaudio B3 Plus thu âm với chất lượng tốt, hạn chế tình trạng "méo", không đều tiếng, hoặc tiếng hú.
Với công suất loa không quá cao, bộ dàn phù hợp cho không gian 20 mét vuông. So với các dàn máy tích hợp, việc lắp đặt bộ dàn này cũng phức tạp hơn do cần phối ghép nhiều thiết bị với nhau.
Dàn phối ghép dùng loa JBL (20,9 triệu đồng)
Bộ dàn này sử dụng cặp loa JBL Pasion 10 chuyên dụng cho hát karaoke. Sản phẩm thiết kế sang trọng với phần viền nhôm mạ vàng và lưới kim loại. Cấu tạo của loa gồm một driver bass, hai driver mid và hai treble. Loa có hai kênh, tổng công suất 400W, ba đường tiếng. JBL Pasion 10 được đánh giá cao về chất lượng âm thanh, có thể trình diễn tốt các thể loại nhạc khác nhau, từ EDM, Rock đến nhạc Pop, Bolero.
Loa JBL sẽ phối ghép với hai kênh Kiwi PD8000 công suất 400W mỗi kênh. Chức năng chính của thiết bị là lọc tạp âm, xử lý tín hiệu vang vọng bên trong cho tiếng nhạc và tiếng hát micro. Bộ dàn đi kèm micro không dây VinaKTV S600 XMax có độ nhạy cao, thu âm tốt, lọc tạp âm và hạn chế tiếng hú.
Dàn máy phù hợp với không gian 20 - 30 mét vuông. Ngoài các lựa chọn trên, người dùng có thể chọn giải pháp ghép JBL Pasion 10 với ampli trên 400W khác như Boston Acoustics BA300 cùng micro không dây tùy chọn, với tổng số tiền khoảng 25 triệu đồng.
Bộ dàn BIK (19,4 triệu đồng)
Dàn máy phối ghép từ BIK (Nhật Bản) gồm cặp loa BQ-S63, cục đẩy công suất VM420A, mixer số BPR-5500 và micro không dây BJ-U100. Dàn máy sử dụng cho không gian 25 - 35 mét vuông.
BQ-S63 có cấu tạo ba loa hai đường tiếng, gồm một loa bass và 2 loa treble với công suất cực đại đạt 450W, thể hiện tốt nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Loa đi kèm mixer số BPR-5500 tích hợp bộ xử lý DSP 32-bit với tính năng giảm hú rít, tối ưu chất âm và cho phép người dùng tùy chọn 15 cấu hình khác nhau. Riêng micro BJ-U100 dùng tần số sóng UHF hoạt động ổn định, khả năng tự động dò sóng và cài đặt tần số nhanh chóng, khi hát độ trễ thấp.
Bộ dàn dùng loa BMB (20,5 triệu đồng)
Dàn máy được phối ghép với cặp loa BMB CSN 300 SE. Loa của thương hiệu Nhật Bản có thiết kế mặt trước hình cánh cung, vỏ được làm bằng gỗ. Loa có cấu tạo ba đường tiếng, với một loa bass, một loa mid và một loa treble. Tuy nhiên, công suất loa không quá lớn với 150W, tối đa 300W, phù hợp cho các không gian 15 - 20 mét vuông.
Tương tự dàn máy của Paramax, bộ dàn này cũng kèm loa siêu trầm BKSound SW512-B công suất tối đa 500W. Hệ thống loa sẽ kết hợp với ampli BKSound DKA 6500 tích hợp sẵn micro không dây và điều khiển từ xa.
LG tung chiến dịch "Âm thanh tích cực từ ngôi nhà hạnh phúc" thúc đẩy lối sống lành mạnh cho giới trẻ hiện đại Lấy cảm hứng từ những âm thanh vui tươi, trong trẻo được tích hợp trong sản phẩm gia dụng của mình, LG khởi động chiến dịch "Healthy Home Sound - Âm thanh tích cực từ ngôi nhà hạnh phúc" với mong muốn đem năng lượng tích cực đến cuộc sống thường ngày "Giai điệu" kết thúc quy trình độc đáo của thiết bị...