Phát hiện 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài giấc ngủ
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài thời gian ngủ, giúp khoa học hiểu rõ về các cơ chế ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến một số bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn tâm thần – Ảnh : Pixels
Theo Nature Communication, một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học ở Đại học Exeter (Anh) hướng dẫn, đã xác định được 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài thời gian ngủ. Trong số đó, có 10 gien chịu trách nhiệm về thời gian ngủ và 26 gien ảnh hưởng đến hiệu quả của giấc ngủ.
Giấc ngủ như một trạng thái sinh lý đặc trưng cho động vật có vú, cá, chim và một số động vật khác. Hầu hết trong số sinh vật này đi vào giấc ngủ với từng bán cầu não lần lượt. Thông thường, giấc ngủ được chia thành các chu kỳ, mỗi chu kỳ một tiếng rưỡi. Người ta biết rằng có 2 giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: giấc ngủ chậm bắt đầu một chu kỳ và giấc ngủ nhanh kết thúc chu kỳ. Một người khỏe mạnh cần khoảng 5 chu kỳ để thức dậy trong trạng thái vui vẻ và sảng khoái bắt đầu một ngày mới.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu Biobank – The UK Biobank study – một cơ sở dữ liệu lớn về tác động di truyền và môi trường tới sự phát triển của bệnh tật. Khoảng 85.670 người tham gia nghiên cứu, trước khi đi ngủ họ đều đeo máy ghi lại chuyển động của tay, cố định thời gian của các pha và chu kỳ ngủ. Sau khi xử lý dữ liệu bằng phương pháp heuristic (heuristic method), các nhà khoa học đã xác định được 47 vùng ADN ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giấc ngủ.
Các khu vực di truyền chịu trách nhiệm về hiệu quả giấc ngủ cũng liên quan đến việc tiết ra serotonin, một phân tử não gây ra cảm giác hạnh phúc và bình an. Gien PDE11A ảnh hưởng không chỉ đến thời gian con người ngủ mà còn đến chất lượng của quá trình ngủ. Cuối cùng, chu vi vòng eo càng cao, thời gian ngủ càng ngắn: mỗi xăng ti mét vòng eo to thêm cướp đi mất 4 giây giấc ngủ trong chu kỳ.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe và hạnh phúc, nhưng cho đến nay chúng ta mới chỉ biết sơ qua về các cơ chế ảnh hưởng đến quá trình này. Những biến động trong giấc ngủ có liên quan mật thiết đến một số bệnh chẳng hạn như tiểu đường, béo phì và rối loạn tâm thần.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Những loại thực phẩm giúp bạn cải thiện giấc ngủ được tốt hơn
Có nhiều loại đồ ăn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, thậm chí ngủ ngon hơn. Chẳng hạn chuối giúp sản sinh ra serotonin cho bạn giấc ngủ ngon.
Bạn đang tìm giải pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ được ngon hơn, sâu giấc hơn? Hãy xem lại chế độ ăn uống đi nhé. Vì những thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng đối với giấc ngủ. Có nhiều loại đồ ăn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, thậm chí ngủ ngon hơn. Cần lưu ý một điều là không nên nạp thêm năng lượng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để cơ thể tiêu hóa lượng thức ăn trước đó.
Đậu nành
Video đang HOT
Bạn muốn ăn thêm một món ăn mặn trước khi ngủ? Tiến sĩ Saundra Dalton-Smith, bác sĩ chuyên khoa nội cho biết: Điều này đặc biệt cần thiết đối với những ai đang trong giai đoạn mãn kinh. Các loại hợp chất như estrogen tự nhiên có trong các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng trong kiểm soát những cơn bốc hỏa ban đêm, một trong những nguyên nhân làm mất giấc ngủ.
Trứng chín
Ban đêm, bạn thường ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không sâu có thể do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng protein trong bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, bữa ăn đó quá nhiều đường, carbonhydrates trong bánh, kẹo ngọt, các chất chứa tinh bột chuyển hóa thành đường, làm tăng nồng độ đường trong máu trong khi ngủ dẫn đến việc bị thức giấc lúc 2-3h sáng.
Trứng giàu protein giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia hội chứng mệt mỏi khuyên: Thay vì ăn các chất có đường, các chất chứa tinh bột, bạn nên ăn một quả trứng, phô mai, các loại hạt hoặc những đồ ăn nhanh giàu protein. Những đồ ăn này giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
Canh Miso
Uống canh Miso rất dễ ngủ, do vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn những gói Miso ăn liền trong nhà. Trong Miso có chứa các axít amin nhằm tăng cường việc sản xuất hoóc môn tự nhiên melatonin rất có lợi cho giấc ngủ, melatonin gây ra hiện tượng ngáp ngủ.
Canh miso giúp ngon giấc hơn khi bị ốm
Thêm nữa, các nghiên cứu đều cho thấy rằng: Những đồ uống nóng như canh Miso, trà cũng có tác dụng trong điều trị chứng cảm lạnh, giúp bạn ngủ ngon hơn khi bị ốm.
Chuối
Trong thành phần của quả chuối rất giàu magiê và kali, có vai trò giúp các cơ được thư giãn. Đồng thời trong chuối chứa axit tryptophan được chuyển hóa thành serotomin và melatonin, chất hóa học tự nhiên trong não, điều chỉnh lượng hoóc môn.
Chuối chứa axit tryptophan giúp sản sinh ra hoóc môn để ngủ ngon hơn
Cùng thưởng thức món sinh tố cực kỳ bổ dưỡng, đơn giản này trươc khi đi ngủ bằng cách trộn 1 quả chuối với 1 cốc sữa như sữa đậu nành (có thể thêm ít đá, nếu bạn muốn), sau đó chỉ việc đổ ra cốc rồi uống.
Ngũ cốc
Trộn ít đường, ngũ cốc nguyên cám và sữa đóng gói giàu protein là món ăn vô cùng bổ dưỡng và tốt cho giấc ngủ. Những đồ ăn giàu carbonhydrate làm tăng lượng axít tryptophan sẵn có trong máu giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Súp lơ
Những thực phẩm bạn ăn trong ngày hôm trước có ảnh hưởng đến thể trạng, sự sảng khoái sáng ngày hôm sau. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng ( Clinical Sleep Medicine) cho thấy: Những người ăn thực phẩm giàu chất xơ thường ngủ sâu giấc hơn.
Hay nói cách khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường nạp các chất béo bão hòa vào cơ thể sẽ ngủ không ngon giấc. Hãy bổ sung những đồ ăn giàu chất xơ như rau xanh, đỗ xanh, quả mâm xôi, hạn chế những thức ăn giàu chất béo bão hòa như thịt hun khói, thịt bò, bơ và pho mát.
Sữa chua
Các loại sữa chua và các loại sữa chứa axít tryptophan có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ. Tiến sĩ Smith nhấn mạnh: Canxi rất hữu ích trong giảm căng thẳng, ổn định tinh thần, đặc biệt tốt cho dây thần kinh não bộ. Điều này có nghĩa là việc ăn sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp bạn ngon giấc mà còn có hiệu quả trong việc xua tan những lo âu về những điều bất thường.
Cháo
Bạn nên ăn cháo vào buổi sáng. Còn buổi tối nếu có một bát bột yến mạch nóng thì thật thoải mái. Các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cho biết: Cháo vừa ấm bụng, mềm, dễ ăn, không đắt, dễ chuẩn bị và rất bổ dưỡng. Trong thành phần của cháo có canxi, magiê, silic, và kali đều là những chất thiết yếu cho giấc ngủ. Ăn đồ ngọt nhiều đường trước khi đi ngủ gây mất bình tĩnh. Thay vào đó, hãy ăn bát cháo và các loại hoa quả như chuối.
Trà thảo mộc không chứa caffein
Nên tránh các mọi loại caffein vào buổi tối. Tuy nhiên, một số đồ uống không chứa caffein lại rất tốt đối với giấc ngủ về đêm phải kể đến như trà hoa cúc chamomile. Ngoài ra, hoạt chất thiên nhiên theanine trong trà xanh giúp tăng cường giấc ngủ. Chỉ cần uống một loại trà trước khi đi ngủ. Các chuyên gia khuyên: Trước khi đi ngủ nên uống một cốc trà nóng sẽ rất tốt.
Quả anh đào
Một cốc nước ép anh đào sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Một nghiên cứu từ nhóm các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Pennsylvania và Rochester cho thấy: Trái anh đào, đặc biệt những quả anh đào có vị chua có thể tăng cường, bổ sung hoóc môn melatonin cho cơ thể con người, đặc biệt rất hữu hiệu cho những ai hay mất ngủ. Vì vậy, trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ép anh đào hay ăn trái anh đào tươi, để lạnh hoặc sấy khô. Ngoài ra, nước ngâm trái anh đào phơi khô có tác dụng đẩy lùi chứng mộng du.
Hạt hạnh nhân
Qủa hạnh nhân thực sự rất tốt. Trong thành phần của hạnh nhân chứa nhiều magiê vừa có lợi cho giấc ngủ và còn giúp thư giãn cơ bắp. Hơn nữa protein trong quả hạnh nhân giúp duy trì nồng độ đường trong máu ổn định trong khi ngủ. Đồng thời giúp cơ thể chuyển trạng thái từ tim đập nhanh sang trạng thái cân bằng, thoải mái. Trước khi đi ngủ bạn nên dùng một thìa bơ hạnh nhân nhé.
Song tử (T/h) - Nguồn ảnh: Internet
Theo khoe365
Trẻ 4 5 tháng tuổi có thói quen tỉnh giấc nửa đêm, mẹ thông thái lưu ý 6 điều này Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tỉnh giấc nửa đêm, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên do thì mới có thể lựa chọn biện pháp thích hợp. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu trẻ gặp trở ngại về giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát...