Phát hiện 1 nam thanh niên ở Đà Nẵng mắc virus Zika: Bệnh Zika nguy hiểm ra sao và lây qua những con đường nào?
Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc.
Ngày 25/5, Bộ Y tế cho hay, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Đó là bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc, số mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Vậy bệnh do virus Zika là gì và nguy hiểm như thế nào?
Bệnh do virus Zika là gì?
Bệnh do virus Zika ( bệnh Zika) là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh do virus Zika lây truyền qua muỗi lần đầu được phát hiện ở Uganda năm 1947 ở Khỉ Rhesus thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng Sylvatic. Sau đó bệnh được xác định trên người năm 1952 tại Uganda và nước Cộng Hòa Tanzania. Ổ dịch bệnh do virus Zika được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương.
Con đường lây nhiễm bệnh Zika
Virus Zika lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi aedes bị nhiễm bệnh. Khi muỗi đốt một người bị nhiễm virus Zika, virus sẽ xâm nhập vào muỗi. Khi muỗi nhiễm bệnh sau đó cắn người khác, virus xâm nhập vào máu của người đó.
Ngoài lây truyền qua muỗi đốt là con đường chủ yếu, còn nhiều đường lây truyền khác có thể làm truyền virus Zika như:
- Lây truyền từ mẹ sang thai nhi
- Lây truyền qua quan hệ tình dục.
ARN của virus Zika cũng đã được phát hiện trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch não tủy, nước ối và sữa của các bệnh nhân nhiễm virus Zika.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Zika
Hầu hết những người bị nhiễm virus Zika không có dấu hiệu và triệu chứng. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt gặp bao gồm:
- Sốt;
- Phát ban;
- Đau khớp;
- Đau đầu;
Video đang HOT
- Kết mạc mắt đỏ;
- Đau cơ;
- Cảm giác đau ở lưng.
Theo một số chuyên gia, triệu chứng nhiễm virus zika có nhiều tương đồng với các triệu chứng sốt xuất huyết dengue. Dấu hiệu giúp bạn phân biệt được hai bệnh này là sốt do virus Zika thường không quá cao, tối đa là 38 độ C. Thời gian ủ bệnh của bệnh do virus Zika không rõ ràng, nhưng có thể là một vài ngày.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh virus Zika có thể khiến thai nhi có dị tật đầu nhỏ bẩm sinh.
Trong hầu hết trường hợp, những người bị nhiễm virus Zika có thể phục hồi sức khỏe và các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 7-12 ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện do xuất hiện rối loạn thần kinh và bệnh tự miễn ở người bị nhiễm virus Zika.
Trong vụ dịch lớn tại Polynesia thuộc Pháp năm 2013 và Brazil năm 2015, Cơ quan Y tế các quốc gia này báo cáo ghi nhận các biến chứng thần kinh và tự miễn của bệnh do virus Zika.
Bệnh Zika nguy hiểm như thế nào?
Phụ nữ mang thai mắc bệnh virus Zika có thể khiến thai nhi có dị tật bẩm sinh như:
- Dị tật ở mắt;
- Mất thính lực;
- Suy giảm tăng trưởng;
- Tật đầu nhỏ;
- Khiếm khuyết ở não thai nhi
Tại Brazil, cơ quan y tế địa phương thấy có sự gia tăng nhiễm virus Zika trong cộng đồng cũng như sự gia tăng trẻ bị tật đầu nhỏ ở phía Đông Bắc Brazil. Cơ quan điều tra các ổ dịch do Zika đã tìm thấy ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy có sự liện quan giữa bệnh do virus Zika và bệnh đầu nhỏ bẩm sinh. Tuy nhiên, cần có các điều tra thêm để có thể hiểu được mối liên quan giữa đầu bé ở trẻ nhỏ và bệnh do virus Zika. Các nguyên nhân tiềm tàng khác cũng đang được điều tra.
Virus Zika cũng có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre – một tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thần kinh.
Hội chứng Guillain-Barre có thể do việc nhiễm một số loại virus và có thể ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng chính bao gồm yếu cơ và cảm giác kiến bò (tê và ngứa) ở tay và chân. Các biến chứng nặng có thể xảy ra nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng, cần phải nhập viện. Hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng bởi hội chứng Guillain-Barré sẽ phục hồi, mặc dù một số người có thể tiếp tục trải qua các ảnh hưởng như suy yếu.
Virus Zika cũng có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre – một tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thần kinh.
Phòng ngừa bệnh Zika bằng cách nào?
Hiện tại không có vắc-xin để bảo vệ chống lại virus Zika, vì vậy, việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh phụ thuộc vào việc giảm số lượng muỗi thông qua giảm nguồn (loại bỏ hoặc thay đổi điểm sinh sản) và giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và người.
Các hoạt động có thể thực hiện để phòng bệnh:
- Sử dụng thuốc chống côn trùng.
- Mặc quần áo dài (tốt nhất là sáng màu) che các phần của cơ thể càng nhiều càng tốt.
- Sử dụng các biện pháp vật lý như đóng cửa sổ, ngủ màn chống muỗi…
- Làm sạch các vật dụng chứa nước như xô, chậu, lốp xe, bình hoa… để muỗi không có nơi sinh sản.
Điều trị bệnh Zika
Bệnh do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, và điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt bằng các thuốc thông dụng. Khi triệu chứng nặng hơn, cần tới các cơ sở Y tế để chăm sóc điều trị. Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh.
Đừng vội ăn những quả cà muối ngon giòn nếu bạn chưa biết sự thật này
Mùa hè nắng nóng, ăn cơm canh với cà muối thì ai cũng thích. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể tiêu hóa món an khoái khẩu này một cách an toàn.
Trong cuộc sống hàng ngày, cà pháo thường được dùng để nấu, muối, luộc... trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt, cà muối là món ăn được ưa thích trong những ngày hè.
Cà muối là món ăn được ưa thích vào mùa hè.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này nếu không biết cách sử dụng lại gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Có thể bị ngộ độc solanin
Trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng solamin cao gấp 10 lần so với mức an toàn. Nếu ăn cà muối xổi sẽ dễ bị ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị ngộ độc thì sẽ kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa và thần kinh.
Lúc này, xảy ra các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, ho rát cổ họng, đau đầu, chóng mặt, đau rút ở dạ dày, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt... tùy vào liều lượng trúng độc.
Theo nghiên cứu, nếu liều lượng từ 2-5 mg/kg thể trọng thì dẫn đến ngộ đọc còn từ 3-6mg thì đe dọa đến tính mạng con người.
Nếu ăn nhiều cà sống hay cà muối xổi có thể gây ngộ độc. Ảnh minh họa
Triệu chứng ngộ độc cà thường xuất hiện trong vòng 8 - 12h sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao.
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan
Ngoài những độc tố có sẵn trong quả cà thì cách chế biến, cách dùng dụng cụ để muối cà cũng chính là tác nhân gây nên những căn bệnh ung thư gan hay ung thư dạ dày.
Mặc dù cà có chứa chất Nightshade soda - chất chống lại ung thư nhưng nếu trong quá trình chế biến không đúng cách lại khiến nó mất đi, thậm chí có thể biến đổi thành chất gây hại lớn.
Thường chúng ta hay có thói quen muối cà trong bình nhựa. Những loại nhựa không đảm bảo chất lượng khiến cho quá trình lên men của cà làm sản sinh axit, chúng sẽ ăn mòn và ngấm chất độc của nhựa vào trong cà.
Cần muối cà đúng cách để tránh bị ngộ độc.
Theo một số điều tra ở những bệnh nhân mắc ung thư gan và ung thư dạ dày thì có một lượng không nhỏ những người thường xuyên ăn dưa cà muối.
Vì thế mà nếu muối cà thì nên muối trong bình thủy tinh.
Người ốm yếu, phụ nữ có thai và sau sinh không ăn cà
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy...) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn.
Chính vì vậy, người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
Nên phối hợp cà với các thực phẩm có tính ôn như gừng, ớt, tỏi.
Thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn (mắm tôm, ruốc, cua cáy...), nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả... Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Đang khỏe mạnh, bé 8 tuổi yếu 2 chân, bắt đầu lan đến tay Bé có biểu hiện tê bì 2 bàn chân. Biểu hiện tê bì tăng dần rồi 2 chi dưới của bé yếu đi và lan dần lên tay. Bác sĩ cho biết, bé bị viêm đa dây thần kinh cấp tính hiếm gặp. Ngày 4/5, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, BV vừa cấp cứu thành công cho bé Đ.N.B.L.(8 tuổi, ở...