Phạt hàng loạt cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Trong nửa đầu tháng 11/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra hàng loạt quyết định xử phạt các cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với mức phạt hàng chục triệu đồng, thậm chí còn có hai cá nhân bị phạt mức phạt cao nhất 550 triệu đồng.
Chưa đầy nửa tháng 11, Ủy ban Chứng khoán đã xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng đối với hàng loạt cá nhân vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Ảnh minh họa.
Cụ thể, hai cá nhân bị phạt mức phạt cao nhất cho hành vi thao túng giá cổ phiếu là ông Vũ Huy Sơn – người đã sử dụng 31 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu KVC và ông Bùi Ngọc Bút – người đã sử dụng 38 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu IBC.
Đồng thời, ông Bùi Ngọc Bút còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là gần 150 triệu đồng.
Ngoài hai cá nhân bị xử phạt nặng trên, trong nửa đầu tháng 11/2018, UBCKNN đã ra hàng loạt quyết định xử phạt các cá nhân vi phạm với mức phạt hàng chục triệu đồng.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 9/11, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Vũ Đức Tâm số tiền 31,25 triệu đồng vì đã báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Ngày 30/12/2016 ông Vũ Đức Tâm mua 6.587.393 cổ phiếu của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn (mã chứng khoán: SRT), dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 0 cổ phiếu SRT lên 6.587.393 cổ phiếu SRT (chiếm tỷ lệ: 13,09%). Tuy nhiên, đến ngày 7/2/2017 Sở GDCK Hà Nội mới nhận được báo cáo sở hữu của ông Vũ Đức Tâm.
Cũng trong ngày 9/11, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt bà Sử Bùi Bảo Ngọc
27,5 triệu đồng vì đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch (ngày 22/5/2018, bà Sử Bùi Bảo Ngọc-thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (mã chứng khoán: APP) bán 233.730 cổ phiếu APP, tuy nhiên đến ngày 13/6/2018 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của bà).
Trước đó, ngày 6/11, UBCKNN cũng đã ban hành quyết định xử phạt ông Trần Đức Cường 27,5 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký. Ngoài ra, ông Cường còn bị phạt 5 triệu đồng do giao dịch trước khi có công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng với ông Nguyễn Quý Ngọc – người có liên quan của bà Nguyễn Thị Tú Oanh – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chương Dương (mã chứng khoán: CDC) vì đã không báo cáo về việc dự kiến mua 20.000 cổ phiếu CDC vào ngày 7/6/2018.
Trước đó nữa, vào ngày 2/11, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt 27,5 triệu đồng đối với ông Bạch Ngọc Văn – Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Kiên Giang (mã chứng khoán: KGM) vì đã đăng ký mua 100.000 cổ phiếu KGM từ ngày 7/5/2018 đến ngày 25/5/2018, tuy nhiên đến ngày 14/6/2018 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo về lý do không thực hiện được giao dịch của ông.
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Đổi 100 USD phạt 90 triệu đồng là đúng hay sai?
Trao đổi với PV báo Lao Động, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết: "Theo luật, người dân có quyền mang, cất giữ USD trong nhà hay gửi ngân hàng. Tuy nhiên, người dân không được phép mua, bán trừ những tổ chức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép giao dịch ngoại tệ".
Sự việc anh R ở Cần Thơ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng đang gây xôn xao dư luận.
Theo điểm a, khoản 3, điều 24 của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định rõ mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Như vậy, việc xử phạt người dân đi bán ngoại tệ tại các cơ sở không được cấp phép là đúng.
Tuy nhiên, trên thực tế, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, từ trước đến nay các đoàn kiểm tra liên ngành đa số chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức thu mua ngoại tệ chưa có giấy phép, hiếm khi có quyết định xử phạt người đi mua bán ngoại tệ.
Vì sao chỉ đổi 100 USD mà tiền phạt lên tới 90 triệu đồng? Theo UBND tỉnh Cần Thơ, do Nghị định 96/2014/NĐ-CP không xác định mức phạt theo giá trị tang vật như một số Nghị định khác (ví dụ như Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định nhiều mức phạt cho một hành vi nếu giá trị tang vật khác nhau) nên hành vi "Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ" chỉ có duy nhất một khung phạt là "Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng".
Trước đó, ngày 23.10, UBND TP.Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh N.C.R (sinh năm 1980, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) số tiền 90 triệu đồng về hành vi "Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ". Anh R bị lực lượng chức năng bắt quả tang khi đang đổi 100 USD tại một cơ sở kinh doanh nữ trang ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Đối với Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewerlry Thảo Lực sẽ chịu phạt 180 triệu đồng vì hành vi mua ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Đây không phải là trường hợp đầu tiên một doanh nghiệp bị phạt về các vi phạm trong hoạt động ngoại tệ, kinh doanh vàng. Trước đó, vào năm 2011, khách sạn Sofitel Metropole (60 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị phạt 500 triệu đồng vì niêm yết thực đơn và ký hợp đồng cho thuê gian hàng bằng USD.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc niêm yết trên đã vi phạm quy đinh tai Điêm d Khoan 5 Điêu 1 Nghi đinh sô 95 về xử lý vi phạm trong hoạt động ngoại tệ, kinh doanh vàng ban hành hồi tháng 10. Theo quy định này, mức phạt cao nhất cho hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ lên tới 500 triệu đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Sofitel Metropole phải chấm dứt việc niêm yết gia cua cac hang hoa, dich vu va ky cac hơp đông cho thuê gian hang băng ngoai tê dươi mọi hình thức.
LAN HƯƠNG
Theo laodong.vn
Chậm báo cáo giao dịch, 2 cá nhân bị phạt gần 60 triệu đồng Hai cá nhân bao gồm ông Trần Thanh Phong - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long và bà Nguyễn Thanh Thủy - một nhà đầu tư cá nhân, bị phạt tổng cộng 58,75 triệu đồng. Ảnh minh họa. Mới đây, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ký ban hành...