Phật dạy: Mỗi ngày bạn chỉ cần làm 1 điều này, càng nhiều phúc đức càng lớn
Kiếp nhân sinh có người đau khổ cả đời, có người lại 1 đời thong dong tự tại, lý do vì đâu.
Tha thứ một lần là một lần tạo phúc, bao dung càng lớn phúc tạo càng nhiều
Làm người:
Khi khí không hoà thì lời không nên nói, nói ra tất bất hoà. Khi tâm không thuận thì việc không nên làm, làm rồi tất hỏng.
Việc không thuận lòng thì không nên nhận, nhận rồi tất phải làm, không làm tất kết oán. Lời hứa thì không nên tuỳ tiện, hứa rồi phải thực hiện, không thực hiện sẽ mắc nợ
Thành tích:
Vạn vật đều ở cách nói, xem bạn đối đãi thế nào; tất cả đều là khảo nghiệm, thử xem bạn dụng tâm ra sao. Nghĩ thông rồi ắt tự nhiên cười, nhìn thấu rồi ắt tự nhiên buông.
Người biết đủ là hạnh phúc, xem nhẹ là cao nhân, vô sự là tiên nhân, mà vô vi là Thánh nhân.
Xử thế:
Video đang HOT
Sinh mệnh là do cha mẹ ban cho, hãy trân quý nhiều hơn; đường là do mình tự đi, nên cẩn thận.
Không nên liều và cũng chẳng nên đánh, đời người không khổ không mệt thì cuộc sống vô vị. Mệt rồi mới giảm nhẹ bước chân, sai rồi mới nghĩ đến hối hận, có khổ rồi mới hiểu được thế nào là hạnh phúc, có tổn thương mới có kiên cường.
Dẫu có mệt, cũng đừng quên mỉm cười; dẫu có gấp, cũng đừng quên ngữ khí. Khổ mấy cũng đừng quên kiên trì, mệt mấy cũng đừng quên chăm sóc bản thân. Khiêm tốn làm người, bạn ngày càng ổn định, nỗ lực làm việc, bạn ngày càng ưu tú.
Khi thành công, bạn đừng quên quá khứ; khi thất bại, bạn đừng quên tương lai. Hy vọng thì đạt được nỗ lực, thất vọng thì đạt được vô nghĩa.
Bị người hiểu nhầm, có thể mỉm cười gọi là tu dưỡng; bị người ức hiếp, có thể mỉm cười gọi là độ lượng. Chịu thiệt, có thể mỉm cười gọi là trí huệ; khi vô vọng, có thể mỉm cười gọi là cảnh giới. Khi nguy nan, có thể mỉm cười gọi là đại khí; bị chỉ trích, có thể mỉm cười gọi là tự tin.
Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm.
Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận.
Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.
Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.
Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.
Theo Min/Khỏe & Đẹp
Phật dạy chỉ cần làm điều này thường xuyên sẽ xua đuổi mọi xui rủi
Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
Bố thí
Bạn cần hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là "tu phúc". Dù trong đời này bạn không thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Nhưng thực tế có một nguyên tắc rất quan trọng trong khi bố thí chính là bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình.
Đức Phật đã dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy.
Trong cuộc sống nhiều người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật dạy rằng, công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng.
Không những vậy một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.
Số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bởi sự bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ...
Thậm chí cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí, có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.
"Tu hành"
"Tu" chính là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình và khi bạn đã sửa được tốt hơn, thiện hơn thì đã lên cảnh giới tầng thứ cao hơn, lại nhìn lại mình, phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt, chưa thiện rồi lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như vậy sẽ liên tục nâng cao đạo đức, phẩm hạnh cá nhân.
Còn "hành" chính là thực hành, hành động, sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người, để xem cái mình cho là tốt, là đẹp, là thiện, là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không, có làm tổn hại người khác không, từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi, quay lại tu thân.
Từ đó thấy rằng tu hành chính là tự xem xét bản thân, xem xét bản thân chính xác thì cần lắng lòng, để tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp, có các chủng thiên kiến không, có nóng vội, có khoe khoang khoa trương không, có gì giả dối khó nói ra không, còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.
Tâm tịnh
Con người cả đời cống hiến làm việc hết mình đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Ai cũng luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
Ngọc Lê
Theo Khoervadep
Thanh xuân ngắn lắm, phụ nữ hà tất phải suy nghĩ và bận lòng quá nhiều Thực tế, cách để phụ nữ hạnh phúc chính là biết cân bằng giữa trách nhiệm, bổn phận và yêu thương bản thân mình. Chẳng có ai bỏ bê gia đình mà hạnh phúc, cũng chẳng có ai chôn vùi cả cuộc đời trong lo toan, tất bật mà lại bình yên. Nhiều người phụ nữ vẫn thường hay than phiền rằng mình...