Phạt 50 triệu đồng nếu chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định
Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 5 ha.
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 130 của Luật đất đai và Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng.
Cụ thể, hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 1ha; phạt tiền từ 3-10 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 1-3ha; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 3-5ha; phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 5ha.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất không đúng quy định tại các Điều 153 và Điều 169 của Luật đất đai và Điều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Video đang HOT
Cụ thể, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhận chuyển quyền sử dụng đất ở chưa có nhà ở không thuộc dự án phát triển nhà ở hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất ở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1ha; phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1ha đến dưới 0,5ha; phạt tiền từ 40-60 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5ha đến dưới 01ha; phạt tiền từ 60-100 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 1ha đến dưới 3ha; phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 3ha trở lên.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1ha; phạt tiền từ 30-60 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1hađến dưới 0,5 ha; phạt tiền từ 60-90 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 ha đến dưới 1 ha; phạt tiền từ 90-150 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 1ha đến dưới 03ha; phạt tiền từ 150-300 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 3 ha trở lên.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Thị trường đang ủng hộ mua vào
Kinh tế, thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới và Việt Nam trong gần 2 tuần đầu tiên của tháng 11 đón nhận nhiều thông tin tích cực, mang đến những tín hiệu lạc quan cho TTCK.
Tín hiệu lạc quan
Chỉ số CK DJ (Mỹ) tăng mạnh, vượt đỉnh lịch sử 27.600 điểm, lên cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân đầu tiên do thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã có những bước đi tích cực đi kèm với động thái hạ lãi suất kích thích tăng trưởng kinh tế của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đã khiến tâm lý nhà đầu tư (NĐT) toàn cầu được cải thiện hơn, dòng tiền tham gia các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam cũng gia tăng. Chỉ số CK Việt Nam VN Index tăng vượt mốc 1.000 điểm, lên sát ngưỡng 1.030 điểm trong vòng hơn 1 năm qua.
TTCK Việt Nam đã tăng tốc giai đoạn vừa qua, khi VN Index bứt phá thuyết phục vượt mốc 1.000 điểm-mốc kháng cự rất mạnh thị trường gặp phải kể từ tháng 3. Phải nói rằng sự đồng thuận "kéo chỉ số" đã khiến TTCK vượt đỉnh mới.
Nhiều chỉ số CK khu vực, thế giới đã hồi phục tốt, thậm chí vượt đỉnh mới, cho thấy niềm tin NĐT đã quay trở lại. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã phần nào hạ nhiệt, khi 2 bên tuyên bố hoãn áp thuế và có khả năng đưa ra những điều khoản có lợi cho 2 bên vào cuộc họp 3-12 tới.
Đây có thể là thông tin tích cực hỗ trợ TTCK toàn cầu. Khi Fed hạ lãi suất lần 3 là 0,25% tại kỳ họp cuối tháng 10, trong bối cảnh nhiều tổ chức quốc tế hạ thấp triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2019.
TTCK Việt Nam trong giai đoạn này cũng đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ. Chỉ số PMI giảm từ mức 50,5 của tháng 9 xuống 50 điểm trong tháng 10, kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2019 ước tính đạt 4 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,4%).
Trong 10 tháng qua, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn FDI giải ngân tăng 7,4%. Ngoài ra, tỷ giá USD liên ngân hàng dao động trong khoảng 23.260-23.270USD/VNĐ, ổn định hơn so với biên độ trong tháng 9. Lãi suất liên ngân hàng tại các loại kỳ hạn đều suy giảm trong tháng 10. Có thể nói, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam khá tích cực và là động lực hỗ trợ TTCK tăng điểm trong giai đoạn cuối năm.
Thế giới khởi sắc, Việt Nam ổn định
Điều duy nhất các chuyên gia lo ngại là tác động tiêu cực đến từ rủi ro địa chính trị thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, sự kiện Brexit cũng ảnh hưởng đến vấn đề tỷ giá. Tuy nhiên, lo ngại bởi sự suy thoái kinh tế tại một số khu vực, các ngân hàng trung ương cũng đã đưa ra động thái nới lỏng trong các tháng vừa qua. Lãi suất điều hành đồng loạt điều chỉnh giảm để kích thích tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã giảm 0,25% lãi suất điều hành. Có thể nói sự hồi phục của TTCK Việt Nam đã phản ánh bởi diễn biến khởi sắc của kinh tế thế giới và Việt Nam.
Theo thống kê, giao dịch của khối ngoại trên TTCK giai đoạn vừa qua đã bán ròng 3 tháng liên tiếp 8, 9 và 10, với giá trị lần lượt 3.152 tỷ đồng, 1.145 tỷ đồng và 7.041 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng đến xu hướng chung của thị trường, dù lực cầu mua lên của khối nội được đánh giá khá tốt khi thị trường chung điều chỉnh. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại đã có dấu hiệu đảo chiều kể từ đầu tháng 11, khi họ mua ròng cho đến ngày 12-11 hơn 473,8 tỷ đồng.
Sau giai đoạn điều chỉnh, tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs trong 9 tháng 2019, các quỹ FTSE Việt Nam, VNM ETFs nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tỷ trọng và mua vào một số CP lớn nhóm VN30. Các CP lớn ngoài việc được nâng tỷ trọng mua vào như VHM, VIC, việc mua gom CP quỹ đến từ VHM, VRE... cũng hứa hẹn TTCK trong 2 tháng 11 và 12 khởi sắc. Việc các CP lớn được mua gom cũng sẽ khiến chỉ số VN30 và VN Index vượt đỉnh mới.
Nhìn chung, dưới góc độ phân tích kỹ thuật, VN Index vẫn có khả năng tăng điểm lên 1.040, 1.080, thậm chí 1.100 điểm giai đoạn cuối năm. Xu hướng thị trường vẫn đang ủng hộ cho việc mua vào. Tuy nhiên, chọn CP và nắm giữ như thế nào vẫn là câu hỏi quan trọng nhất đối với NĐT cẩn trọng.
Lê Đức Khánh
Theo Saigondautu.vn
Dự kiến tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại fintech thanh toán là dưới 49% Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm nhiều nội dung mới trung gian thanh toán, tiền điện tử, tiền di động (mobile money). Đáng được chú ý, tại Dự thảo NHNN đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của...