Phạt 20 trường vi phạm tuyển sinh, liên kết đào tạo
Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách 20 trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) bị xử phạt vì vi phạm hành chính trong năm 2011, chủ yếu do tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Các trường bị xử phạt là: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc Gia Hà Nội), ĐH Dân lập Duy Tân, ĐH Công nghiệp Hà Nội, CĐ xây dựng số 1, CĐ Y tế Đồng Nai, CĐ Xây dựng số 2, CĐ cộng đồng Kiên Giang, CĐ Giao thông vận tải số 3, CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TPHCM, CĐ Kinh tế – Kỹ thuật trung ương, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Thống Kê, ĐH Công nghệ Sài Gòn, CĐ Bách nghệ Tây Hà, CĐ Ngoại ngữ công nghệ Việt Nhật, CĐ Đức Trí – Đà Nẵng, ĐH Công đoàn, CĐ Công nghệ Bắc Hà.
Cụ thể, ĐH Công nghệ Sài Gòn bị xử phạt do thông báo tuyển sinh và tổ chức thi tuyển sai đối tượng đào tạo liên thông trình độ CĐ lên ĐH. CĐ Bách nghệ Tây Hà, CĐ Ngoại ngữ công nghệ Việt Nhật bị phạt do thông báo tuyển sinh CĐ hệ chính quy 2011 sai quy định. CĐ Đức Trí tuyển sai đối tượng tuyển sinh CĐ hệ chính quy. ĐH Công đoàn, CĐ Công nghệ Bắc Hà vi phạm liên kết đào tạo. CĐ Công nghệ Bắc Hà bị phạt do chấm bài thi tuyển sinh CĐ không đúng quy định.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao đổi với báo chí bên lề hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, diễn ra sáng 14-2. (Ảnh: Thanh niên).
Nhiều trường đăng ký chỉ tiêu vượt quá năng lực
Bộ GD&ĐT quy định, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học, liên thông (vừa làm vừa học) năm 2012 không vượt quá 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy đã xác định. Bộ này cho biết, đến thời điểm hiện nay, đã nhận được đăng ký chỉ tiêu của 133/176 trường ĐH và 152/212 trường CĐ. Kết quả tổng hợp sơ bộ cho thấy, 55 trường ĐH và 39 trường CĐ đăng ký chỉ tiêu vượt quá năng lực thực tế của trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường cần khẩn trương rà soát lại chỉ tiêu tuyển sinh 2012 đã đăng ký. Đối với những trường hợp đặc biệt, cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo. Bộ GD&ĐT sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Theo quy định mới nhất, các trường căn cứ tiêu chí về tỷ lệ sinh viên (chỉ tính học sinh, sinh viên đào tạo theo hình thức chính quy, kể cả liên thông chính quy, tính theo số thực, không quy đổi) trên giảng viên cơ hữu quy đổi và tỷ lệ sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của cơ sở đào tạo trên sinh viên để tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, từ năm 2012, các ĐH, học viện, các trường ĐH không tuyển sinh và đào tạo TCCN. Các trường không liên kết tuyển sinh và đào tạo chính quy ngoài trụ sở chính/phân hiệu của trường.
Theo đó, nếu có gian lận chỉ tiêu tuyển sinh thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường năm đó, đồng thời bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Khi nào phát hiện sai phạm sẽ xử lý, dù sai phạm xảy ra ở thời điểm nào.
Theo TPO
Liên kết đào tạo sai, thêm một đơn vị giáo dục bị phạt
Bộ GD&ĐT vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội với số tiền 75 triệu đồng vì đã vi phạm các quy định về liên kết đào tạo.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội không được phép tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Ngoài ra trung tâm này cũng không được phép tuyển sinh đào tạo ở cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Hiện tại cơ sở này đã đào tạo với tổng số 628 sinh viên, trong đó 238 sinh viên đã tốt nghiệp (có 136 sinh viên hoàn thành cấp độ 1 và cấp độ 2 được Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội chuyển điểm sang Raffles College of Higher Education, Singapore cấp bằng cao đẳng và 28 sinh viên hoàn thành cả 3 cấp độ, đã được Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội chuyển điểm sang Raffles College of Design & Commerce, Úc cấp bằng đại học).
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, trả lại kinh phí cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giải quyết hậu quả.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhận các văn bằng của Raffles College of Higher Education Singapore và Raffles College of Design & Commerce, Úc đã cấp cho học viên theo các chương trình do Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội tổ chức trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo VTC
Xử lý các trung tâm liên kết đào tạo trái phép: Đúng nhưng chưa đủ Dư luận ủng hộ việc Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm các đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài không phép. Tuy nhiên, qua sự việc này lại thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Người học chịu thiệt Học phí các chương trình liên kết ERC Việt Nam: 24.000 USD/khóa. Trung tâm Raffles: 20.000 USD/khóa Chương trình Martin...