Pháp vào cuộc điều tra vụ mất tích máy bay MH370
Cơ quan giám sát hàng không Pháp đã chỉ trích báo cáo của chính phủ Malaysia công bố hồi cuối tháng trước về vụ mất tích máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines trong bối cảnh có những cáo buộc cho rằng sự thật đang bị che đậy.
Máy bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích hồi tháng 3/2014 khi trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. (Ảnh: Getty)
Các nhà điều tra Malaysia hôm 30/7 đã công bố báo cáo kết quả điều tra vụ mất tích máy bay MH370 cách đây hơn 4 năm. Tuy nhiên, người nhà các nạn nhân cho rằng báo cáo này không hề mới và vẫn không thể trả lời câu hỏi về sự mất tích bí ẩn của MH370.
Trong bối cảnh có những đồn đoán rằng sự thật có thể đang bị che đậy và do có 4 công dân là nạn nhân trên chuyến bay MH370, Cơ quan giám sát hàng không của Pháp đã mở một cuộc điều tra kết quả mà các nhà điều tra Malaysia công bố. Báo Le Parisian dẫn nguồn thạo tin đã xác nhận thông tin này.
Máy bay MH370 mất tích hôm 8/3/2014 khi trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh với 239 người trên khoang. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra những đến nay các nhà điều tra vẫn chưa thể tìm ra lý do mất tích của MH370. Tuần trước, người đứng đầu Cơ quan hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahmanđã tuyên bố từ chức sau khi báo cáo điều tra cho thấy những sai phạm của cơ quan kiểm soát không lưu thuộc sự quản lý của ông.
Minh Phương
Theo Express
Máy bay MH370 được chuyển hướng bằng tay trước khi mất tích
Chiều nay 30/7, các nhà điều tra Malaysia đã họp báo để công bố báo cáo kết quả điều tra về vụ mất tích bí ẩn máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines hơn 4 năm qua. Nhóm điều tra đề cập đến chi tiết máy bay bất ngờ chuyển hướng trước khi mất tích.
Video đang HOT
Nhóm điều tra công bố kết quả điều tra. (Ảnh: Reuters)
Mở đầu cuộc họp báo, ông Kok Soo Chon, người đứng đầu nhóm điều tra khẳng định, đây không phải là "báo cáo cuối cùng" như thông tin trước đó.
"Trước tiên, để giúp dư luận an tâm, tôi khẳng định đây không phải báo cáo cuối cùng, chỉ đơn thuần là một báo cáo", ông Kok nói và cho biết thêm báo cáo này không chỉ do chính phủ Malaysia soạn ra mà còn có sự tham vấn với 7 quốc gia khác trong đó có Australia và Anh.
Nghi vấn cơ trưởng của MH370
Liên quan đến cơ trưởng của máy bay, ông Kok cho biết, viên cơ trưởng 53 tuổi của MH370 là người đầu tiên mà nhóm điều tra quan tâm tới. Theo đó, cơ trưởng này có kinh nghiệm 18.000 giờ bay, không có tiểu sử bệnh thần kinh hay từng bị điều trị tâm lý. Ông cho biết thêm, nội dung ghi âm chuyến bay cũng không cho thấy cơ trưởng này đang trong trạng thái tâm lý không bình thường.
Viên cơ trưởng của MH370 trở thành tâm điểm chú ý sau khi các nhà điều tra tìm thấy hệ thống mô phỏng đường bay khả nghi tại nhà riêng của ông này. Nhiều người nghi ngờ cơ trưởng đã tập luyện và lên kế hoạch sẵn cho một vụ tự sát tập thể.
Một số thông tin đồn đoán nói rằng, sau khi chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình, điện thoại của cơ trưởng có tín hiệu hoạt động.
Về điều này, ông Kok nói: "Chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và xác nhận rằng có tín hiệu nhưng chỉ là tín hiệu điện thoại được bật lên mà không có bất cứ cuộc gọi nào".
Bản báo cáo được công bố hôm nay 30/7. (Ảnh: Reuters)
MH370 bị điều khiển từ xa?
Tại cuộc họp báo, ông Kok cho biết: "Không có bằng chứng nào cho thấy MH370 bị điều khiển từ xa". Khẳng định trên được đưa ra sau khi xuất hiện giả thuyết cho rằng có một hệ thống cho phép "cướp" quyền kiểm soát máy bay từ phi công, điều khiển máy bay hạ cánh xuống một vị trí định sẵn.
"Chúng tôi đã có xác minh từ Boeing rằng họ không có thông tin về bất cứ loại máy bay nào sử dụng công nghệ như vậy", ông Kok nói.
"Chúng tôi có thể kết luận rằng máy bay MH370 đã chuyển hướng và không phải do trục trặc kỹ thuật. Máy bay chuyển hướng không phải do chế độ tự động lái mà do điều khiển bằng tay", ông Kok nói. Theo quan chức này, các radar quân sự và dân sự đều cho thấy MH370 chuyển hướng so với lộ trình dự kiến. Ông Kok nói, các nhà điều tra không loại trừ lý do có sự can thiệp của một bên thứ ba.
Khi được đề nghị giải thích rõ hơn về tuyên bố không loại trừ có sự can thiệp của bên thứ ba, ông Kok chỉ nói rằng: "Chúng ta không thể loại trừ bất cứ khả năng nào".
Cũng theo ông Kok, 4 thiết bị truyền tín hiệu định vị khẩn cấp của máy bay thời điểm đó không thể phát đi tín hiệu thông báo vị trí. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lý do tại sao hệ thống này trục trặc.
Chỉ tìm thấy 3 mảnh vỡ của MH370
Ông Kok cho hay, trong số 27 mảnh vỡ được tìm thấy chỉ có 3 mảnh vỡ được xác nhận là của MH370. Các mảnh vỡ này được tìm thấy ở bờ biển phía đông Tanzania và bờ biển Nam Phi.
Lô hàng trên MH370
Giữa lúc có nhiều tranh cãi về chi tiết lô hàng trên khoang MH370, ông Kok cho biết, lô hàng chính gồm 2.500kg xoài được đóng trong các thùng nhựa. Ngoài ra, máy bay cũng chở một lượng pin. Tuy nhiên, ông Kok khẳng định việc vận chuyển pin là hoàn toàn bình thường, không vi phạm quy định.
Trước đó, người nhà nạn nhân MH370 nghi ngờ rằng, giới chức năng đang che giấu khi không công bố chi tiết danh sách các kiện hàng trên khoang máy bay.
Mặc dù báo cáo đưa ra nhiều kết luận liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng ông Kok cho biết, nhóm điều tra hiện vẫn chưa thể xác định lý do khiến MH370 biến mất bí ẩn.
Máy bay MH370 mất tích hôm 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh cùng với 239 người trên khoang.
Sau 4 năm chờ đợi, người nhà của các nạn nhân cho rằng, bản báo cáo trên của chính phủ Malaysia không đưa ra những kết luận mới mẻ nào.
Minh Phương
Theo Dantri/ Guardian, BBC
Malaysia lên tiếng vụ tàu tìm kiếm MH370 "biến mất" bí ẩn Chính phủ Malaysia ngày 8/2 lần đầu lên tiếng về những đồn đoán liên quan đến việc tàu Seabed Constructor tìm kiếm máy bay MH370 "mất tích" bí ẩn trong vòng 3 ngày ngay khi mới bắt đầu chiến dịch tìm kiếm. Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai (Ảnh: AFP) Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP, Bộ trưởng Giao thông...