Pháp Mỹ bất ngờ tấn công giếng dầu Syria: Đạp đổ!
Nếu nhà máy điện đã là mục tiêu bị không kích thì các giếng dầu của Syria chỉ là vấn đề thời gian phụ thuộc vào tình thế.
Giếng dầu, mục tiêu “nhạy cảm”
Ai cũng hiểu, dầu hỏa là một trong bốn nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho IS và các nhóm khủng bố khác (tiền tài trợ của Arabia Saudi, Qatar qua Thổ Nhĩ Kỳ; dầu hỏa; bán cổ vật; bán nô lệ và ma túy).
IS kiểm soát gần hết các giếng dầu và đã xây dựng tốt một hệ thống bán hàng, chế biến nguyên liệu. Với một hệ thống đường ống như mạng nhện dẫn đến biến giới Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngày IS bán từ 34-50 ngàn thùng, thu chừng 1,5 triệu dollar cho không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà các “đối tác” khác với giá từ 5-35 USD/thùng, quá rẻ khi đến châu Âu.
Không phải không có đề nghị yêu cầu không kích vào các mỏ dầu mà quân khủng bố kiểm soát, chẳng hạn như ở Omar, khi phát hiện có ngày hàng trăm xe tải chở dầu đến Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ…
Một câu trả lời lúng túng vì các đoàn chở dầu này còn được đến cả Syria phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân và còn cung cấp nhiên liệu cho các thiết bị phương tiện quân sự.
IS không quân tâm đến đối tác là ai và rất nhiều đối tác quan tâm đến số lượng dầu bán ra rất lớn này, ngay cả chính quyền Assad do chỉ kiểm soát được 20% giếng dầu ở rìa phía Tây nên cũng phải mua lậu từ IS để phục vụ cho sự thiếu hụt năng lượng.
Nói chung các bên dù đang có chiến tranh nhưng vẫn có một quy tắc riêng về nhu cầu lẫn nhau cho khí đốt và năng lượng. Các mỏ dầu khi đang còn có ích cho nhau thì không ai có thể dại dột hủy diệt nó, việc giống như tự bắn vào chân mình.
Đã từng có một số hồ nghi, cho rằng không ai tấn công vào đó là sợ “thảm họa môi trường”…
Xin thưa, Mỹ và liên minh chưa có “lòng tốt” như vậy, chẳng phải tại Iraq, một doanh nghiệp Mỹ đầu tư 7 tỷ USD để dập các đám cháy các mỏ dầu trong chiến tranh vừa qua hay sao…
Vấn đề quyết định nhất là lợi ích. Chiến tranh cũng chỉ vì lợi ích và qua đó giải thích vì sao Mỹ và Pháp bất ngờ tấn công vào các giếng khai thác dầu của quân khủng bố.
Video đang HOT
Pháp Mỹ không kích các giếng dầu ở Syria
“Không ăn thì đạp đổ”!
Phải công nhận một điều này, hơn một năm Mỹ và liên minh tiến hành không kích IS tại Iraq và Syria thì chưa lần nào họ tấn công vào các giếng dầu do IS kiểm soát, khai thác cho đến 21/10/2015.
Trong khi đó, kể từ ngày 30/9/2015, Nga mở chiến dịch quân sự tại Syria không kích mạnh mẽ vào quân khủng bố LIH với tần suất và kết quả gấp nhiều lần cả năm trời của Mỹ và liên minh…nhưng cho đến nay cũng chưa không kích vào các giếng dầu của quân khủng bố (chỉ một lần “phẫu thuật” vào đoàn xe chở dầu của IS sang Thổ Nhĩ Kỳ).
Thế nhưng, ngày 21/10, Phát ngôn viên quân đội Mỹ, Thiếu tá Michael Filanowski, cho biết, các cuộc không kích ngày 21/10 đã tấn công các cơ sở lọc dầu do IS kiểm soát, trung tâm chỉ huy và điều khiển, cùng các trạm trung chuyển trong khu vực giếng dầu Omar-Iraq.
Và, mới đây nhất, 09/11/2015, các máy bay Pháp Dassault Mirage 2000D và 2000N, đóng quân tại một căn cứ ở Jordan, đánh hai cú đánh bom GBU-24 Paveway vào các nhà máy sản xuất dầu ở tỉnh Deir ez-Zor.
Đằng sau phi vụ này là gì? Từ góc nhìn của lính, chúng ta sẽ hiểu được thực hư vấn đề.
Tỉnh Deir ez-Zor là trung tâm khai thác dầu lớn nhất của Syria mà lực lượng IS chiếm được và kiểm soát. Việc chọn mục tiêu không kích của không quân Pháp rất khôn khéo vì bằng cú ra đòn này, Pháp đạt được 2 mục tiêu:
Thứ nhất là thể hiện với Nga rằng, họ cũng là quốc gia chống IS tận cùng, không nương tay khi đánh hiểm vào nguồn cấp tài chính của IS.
Thứ 2 là do Pháp muốn lật đổ chế độ Assad cho nên không kích vào các giếng dầu chính là các cơ sở hạ tầng mà trên thực tế chính quyền Assad có được, thành ra Pháp gây kiệt quệ cho cho quân khủng bố cũng chính gây kiệt quệ cho Assad.
Mục đích của Pháp là “đánh chuột để đánh vỡ bình”.
Mỹ cũng như Pháp và còn đi trước khi tại Aleppo, thay vì không kích vào IS thì Mỹ lại đánh sập nhà máy điện…Nói chung Mỹ, Pháp đều muốn Syria như Lybia, là một quốc gia thất bại.
Có thể đoán, liệu sắp tới khi quân đội Assad ngày càng mở rộng lãnh thổ, đầy lùi quân nổi dậy, giành được những chiến thắng có tính chiến lược, thì các giếng dầu ngày sẽ trở thành mục tiêu không kích của Mỹ và liên minh? Thời gian sẽ trả lời.
Tuy nhiên câu ngạn ngữ của người châu Âu “không ăn thì đạp đổ”, luôn khiến dư luận trở lại với thực tế.
Lê Ngọc Thống
Theo_Báo Đất Việt
10 sự thật sốc về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Tuy đã xảy ra từ cách đây đã lâu nhưng thảm họa hạt nhân Chernobyl vẫn là nỗi ám ảnh không nguôi đối với nhiều thế hệ.
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây cũng được coi là thảm họa do con người có mức độ nghiêm trọng nhất cho tới nay.
Ước tính, thảm họa Chernobyl đã phát ra lượng phóng xa lớn gấp 100 lần so với hai quả bom nguyên tử được ném xuống hai thành phố ở Nhật Bản.
Khi lò phản ứng phát nổ, một lượng phóng xạ lớn đã phát tán trong không khí và gây ra hiện tượng mưa hạt nhân bay xa tới tận Ireland, cách hiện trường vụ nổ hàng nghìn dặm.
Khắc phục những hậu quả quanh vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong suốt nhiều năm qua.
Cuộc sống của hơn 800.000 người tham gia công tác ứng cứu ở nhà máy Chernobyl nhằm kiểm soát tình hình rò rỉ phóng xạ hiện đang ở bờ vực nguy hiểm. Chưa kể những di chứng để lại đối với nhiều thế hệ do bị phơi nhiễm phóng xạ.
97% các chất phóng xạ vẫn nằm ở bên trong một vỏ bọc bê tông bao quanh lò phản ứng bị hỏng.
Sau khi vụ nổ lò phản ứng xảy ra, nhiều người đã mắc các chứng bệnh ung thư. Trong diễn đàn về thảm họa hạt nhân trầm trọng này do Liên Hiệp Quốc chủ trì, các chuyên gia ước tính chừng 9.000 người đã tử vong bởi các căn bệnh ung thư do rò rỉ phóng xạ gây nên. Tuy nhiên, con số thống kê đó vẫn còn nhiều tranh cãi.
Vẫn còn 200 tấn chất phóng xạ vẫn còn nằm bên trong các lò phản ứng ở nhà máy điện Chernobyl này. Điều này là một mối nguy hiểm cho bất cứ ai vào khu vực này.
Phải mất gần 20 năm nhà chức trách mới hoàn tất việc đóng lò phản ứng cuối cùng ở Chernobyl. 14 năm sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện. Nó chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế.
Các quan chức địa phương cho biết, có thể phải mất 100 năm thì nhà máy điện Chernobyl mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Theo_Kiến Thức
Nga tuyên bố không cần Tổng thống Assad phải tại vị Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow không nhất thiết yêu cầu Tổng thống Syria Bashar Assad phải tại vị và việc này hoàn toàn phụ thuộc vào người dân Syria quyết định. Khi được hỏi liệu Nga có coi việc để Tổng thống Assad tại vị là điều kiện tiên quyết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cho...