Pháp khuyến cáo máy bay đổ xăng ở nước ngoài
Theo tờ Le Monde, đợt đình công ở các nhà máy lọc và chế biến dầu cùng các kho xăng dầu tại Pháp bắt đầu ảnh hưởng đến ngành hàng không.
Ô tô xếp hàng dài chờ đổ xăng ở một cây xăng ở Paris hôm 26.5. REUTERS
Tại khu cảng chuyên về vận chuyển dầu khí ở thành phố Le Havre, các nghiệp đoàn tiếp tục tổ chức đình công ít nhất đến hết ngày 30.5. Đây là nơi trung chuyển nhiên liệu chính yếu cho nhiều sân bay của Pháp, bao gồm 2 sân bay của thủ đô Paris là Orly và Charles-de-Gaulle.
Trước tình hình này, Tổng cục Quản lý hàng không dân dụng Pháp ( DGAC) phải gửi thư khuyến cáo tất cả các hãng hàng không hoạt động tại nước này nên đổ đầy xăng dầu ở nước ngoài, đủ để thực hiện 2 chuyến bay ngắn liên tiếp. Tuy những sân bay lớn như tại Paris vẫn còn nguồn dự trữ đủ để cung cấp trong vòng 1 tuần nhưng DGAC lo ngại nếu tình trạng trên kéo dài, sẽ không còn đủ nhiên liệu cho các hãng hàng không.
Đợt đình công – biểu tình để phản đối dự luật cải cách lao động đang ngày càng lan rộng và gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với kinh tế – xã hội Pháp.
Video đang HOT
Người biểu tình phong tỏa đường vào một kho chứa dầu ở Donges, Pháp REUTERS
Lan Chi
Theo Thanhnien
Khủng hoảng năng lượng, biểu tình bạo lực tại Pháp
Các cuộc đình công, biểu tình của công nhân phản đối luật lao động sửa đổi ở Pháp đang gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng lớn tại nước này.
Người đình công chặn lối vào nhà máy hạt nhân Nogent-sur-Seine, Pháp. Ảnh:Reuters
Phong trào đình công, biểu tình phản đối dự luật cải cách lao động kéo dài đã nhiều ngày qua và ngày càng lan rộng đang gây ảnh hưởng nặng nề tại Pháp, theo Le Monde.
Tình hình đặc biệt nhiêm trọng ở ngành năng lượng khi các nghiệp đoàn quyết tâm hành động, bất chấp các biện pháp cứng rắn từ chính phủ. Cảnh sát Pháp ngày 24/5 buộc phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán những người biểu tình phong tỏa một nhà máy lọc dầu lớn ở miền Nam nước này.
Đụng độ đã nổ ra khi cảnh sát chống bạo động giải tán và dỡ bỏ hàng rào phong tỏa tại nhà máy lọc dầu và kho nhiên liệu tại Fos-sur-Mer, bên bờ Địa Trung Hải gần thành phố Marseille.
Ngày 26/05, phong trào đình công tiếp tục tiếp diễn khi nhân viên của 19 nhà máy điện hạt nhân ở Pháp đã bỏ phiếu thông qua quyết định nghỉ việc để phản đối dự luật. 12 trong số các nhà máy điện hạt nhân này đã bắt đầu giảm mức sản xuất ngay trong đêm.
Tình trạng trên trên đe dọa làm thiếu hụt nguồn nhiên liệu tại Pháp và có nguy cơ gây bất ổn. Theo số liệu của Le Monde, khoảng 1.600 cây xăng trên toàn nước Pháp đã không còn hàng để bán khi các nhân viên đồng loạt nghỉ việc đình công.
Dự luật cải cách lao động do Bộ trưởng Lao động Pháp Myriam El Khomri trình (hay còn gọi dự luật El Khomri) cho phép các các công ty sa thải những người dưới 26 tuổi mà không phải giải thích trong 2 năm làm việc đầu, một điều khoản mà sinh viên và nghiệp đoàn cho rằng sẽ làm cho lao động trẻ dễ bị mất việc làm hơn.
Mặc dù dự luật lao động sửa đổi đã được thủ tướng điều chỉnh nội dung lần đầu để phù hợp với đòi hỏi của một số công đoàn, cân đối quyền lợi nghiêng về người lao động, nhưng lực lượng biểu tình không hài lòng và cho rằng luật chỉ được sửa về từ ngữ, phần nội dung chính vẫn được giữ nguyên.
Người đình công chặn cửa ra vào một kho xăng dầu ở Pháp. Ảnh: Reuters
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Báo Mỹ tiết lộ ứng viên mới của Không quân Việt Nam Sau khi tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam, truyền thông Mỹ đã hé lộ ứng viên mới của Không quân Việt Nam. Tờ Investor"s Business Daily dẫn lời Mark Bobbi - chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh tại công ty tư vấn IHS (Mỹ) cho biết quân đội...