Pháp điều tra Clubhouse về quyền riêng tư của người dùng
Mạng xã hội âm thanh Clubhouse nổi tiếng thời gian gần đây hiện đang bị cơ quan quản lý quyền riêng tư của Pháp tiến hành điều tra.
Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Pháp, Ủy ban Tự do Thông tin Quốc gia (CNIL), hôm nay thông báo đã mở một cuộc điều tra đối với Clubhouse, một ứng dụng âm thanh dạng mạng xã hội phổ biến với người dùng Technorati (một công cụ tìm kiếm blog nổi tiếng) ở Thung lũng Silicon, sau khi nhận được đơn khiếu nại và phản hồi ban đầu từ công ty Alpha Exploration của Mỹ, trực thuộc Clubhouse.
Clubhouse bất ngờ trở nên phổ biến trong thời gian gần đây dù giới hạn người dùng tham gia
CNIL cũng đề cập đến một bản kiến nghị với hơn 10.000 chữ ký đang lưu hành ở Pháp, kêu gọi sự can thiệp của cơ quan quản lý. Cơ quan giám sát tuyên bố đã xác nhận chủ sở hữu Clubhouse không thành lập chi nhánh ở EU, điều đó có nghĩa là bất kỳ cơ quan bảo vệ dữ liệu nào tại châu Âu (EU DPAs) nhận được khiếu nại hoặc có lo ngại về dữ liệu của chính công dân đều có thể tiến hành điều tra ứng dụng này.
Tháng trước, cơ quan quản lý quyền riêng tư của Hamburg cũng bày tỏ quan ngại về Clubhouse, họ đã yêu cầu ứng dụng cung cấp thêm thông tin về cách bảo vệ quyền riêng tư của người dùng châu Âu.
Video đang HOT
Tại EU, các trường hợp bảo vệ dữ liệu xuyên biên giới liên quan đến những gã khổng lồ công nghệ thường tránh được tình huống tương tự, bởi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) bao gồm một cơ chế thông qua cơ quan giám sát dữ liệu chính (nghĩa là việc thành lập công ty ở một quốc gia thuộc EU) để giải quyết các khiếu nại.
Cơ chế một cửa (OSS, one-stop shop) đã đóng một vai trò trong việc làm chậm việc thực thi GDPR đối với những gã khổng lồ như Facebook, vì Facebook đã thành lập một trụ sở khu vực ở Ireland. Tuy nhiên, đối với những người đến sau, chẳng hạn như Clubhouse (hiện không được bao gồm trong danh mục một cửa), nếu cơ chế này được kết hợp với việc thực thi quyền riêng tư đơn phương nhanh hơn, sẽ có những tác động pháp lý có lợi cho các công ty công nghệ.
Các nhà quản lý của Pháp rõ ràng đã thể hiện sự sẵn sàng hành động nhanh chóng, không bị cản trở bởi cơ chế một cửa, để thực thi luật chống lại những gã khổng lồ công nghệ như Google và Amazon – chẳng hạn, gần đây họ đã áp đặt án phạt 1,6 tỷ USD vì hành vi chặn các quảng cáo tìm kiếm trực tuyến của các đối tác.
Vào năm 2019, Google cũng phải gánh chịu khoản phạt 57 triệu USD từ các cơ quan quản lý của Pháp do vi phạm GDPR, sau đó Google đã chuyển quyền tài phán của người dùng trong khu vực sang Ireland. Vì vậy trong cuộc điều tra đối với Clubhouse, CNIL không có lý do gì để không thể hiện sự nhanh nhẹn tương tự. Mặc dù theo thông báo mới nhất trong cuộc họp báo diễn ra ngày 18/3, Châu Âu “đang trao đổi về vấn đề này để trao đổi thông tin và đảm bảo việc triển khai GDPR một cách phối hợp”.
Các vấn đề về quyền riêng tư của Clubhouse bao gồm việc tải lên danh bạ của người dùng, bằng cách sử dụng các số điện thoại có được để xây dựng biểu đồ sử dụng, để khi người dùng được yêu cầu chọn và mời các liên hệ sử dụng dịch vụ, Clubhouse có thể hiển thị số lượng bạn bè và thông tin những người chưa kết nối với ứng dụng.
Đơn kiện mà CNIL nhận được cũng cho thấy “cơ sở dữ liệu bí mật” về các liên hệ của người dùng Clubhouse có thể được bán cho một bên thứ ba. “Trong nhiều năm, các nhà lập pháp đã không dám tấn công Facebook để đánh cắp dữ liệu của chúng tôi. Ngày nay nền dân chủ của chúng tôi đang phải trả giá đắt”, những người đệ trình đơn kiện tới CNIL đã viết.
“Clubhouse hy vọng rằng chúng tôi không biết rút kinh nghiệm từ Facebook và các hoạt động đáng ngờ của Facebook sẽ không bị chú ý. Nhưng cơ quan quản lý quyền riêng tư của Đức đã cáo buộc công ty này vi phạm luật của EU. Giờ đây, chúng tôi cần các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác làm theo và gây áp lực lên Clubhouse”, nội dung đơn kiện nhấn mạnh.
Đồng thời, trong bản kiến nghị có chữ ký của hơn 10.000 người vừa được công bố tại Pháp, những người ủng hộ vụ kiện vẫn tiếp tục kêu gọi: “Nếu hàng nghìn người yêu cầu CNIL thực thi pháp luật, chúng tôi có thể chấm dứt hành vi xâm phạm đời tư trắng trợn này. Đây cũng là cơ hội để gửi tín hiệu mạnh mẽ tới các đại gia công nghệ: dữ liệu của chúng tôi là của chúng tôi, không phải của người khác”.
Nội dung chính sách bảo mật của Clubhouse có viết “công ty sẽ không bán dữ liệu cá nhân của bạn” – nhưng liệt kê nhiều lý do tại sao dữ liệu người dùng có thể bị “chia sẻ” với các bên thứ ba, bao gồm “dịch vụ quảng cáo và tiếp thị”. Hiện Clubhouse chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Clubhouse là nền tảng mạng xã hội dựa trên chat bằng âm thanh. Những phòng trò chuyện trên Clubhouse sẽ giống như cuộc gọi nhiều điểm cầu, nơi nhiều người nổi tiếng tham gia và người dùng có thể đăng ký nói nếu muốn.
Clubhouse được biết đến rộng khắp khi tỷ phú công nghệ Elon Musk tham gia sử dụng. Ở Trung Quốc, suất mời vào Clubhouse có giá dao động khoảng từ 100 đến 400 NDT, tương đương từ 15 đến 60 USD. Gần đây, Clubhouse đã huy động được 100 triệu USD với mức định giá 1 tỷ USD.
Quay ngoắt 180 độ, CEO Mark Zuckerberg nói rằng tính năng bảo mật mới của iOS 14 sẽ mang lại lợi ích cho Facebook
Mark Zuckerberg đã nhìn nhận sự việc theo một lăng kính khác.
Sau khi phản đối Apple vì tính năng bảo mật mới trên iOS 14 có thể làm hạn chế việc theo dõi người dùng để quảng cáo của Facebook, CEO Mark Zuckerberg đã có màn quay đầu 180 độ, khi cho rằng sự thay đổi này có thể mang lại lợi ích cho Facebook.
Mark Zuckerberg và Facebook là những người chỉ trích gay gắt nhất đối với tính năng App Tracking Transparency, mà sẽ được Apple chính thức ra mắt trên iOS 14.5. Tính năng bảo mật mới cho phép người dùng lựa chọn những ứng dụng nào được phép theo dõi các thông tin cá nhân của mình.
Tuy nhiên vào hôm thứ 5 vừa qua, trong một room của ứng dụng mạng xã hội Clubhouse, dành cho những người giàu có và nổi tiếng, Mark Zuckerberg đã nhìn nhận sự việc theo một lăng kính khác.
"Có thể chúng tôi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nếu những thay đổi của Apple khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào nền tảng của chúng tôi. Do những thay đổi của Apple sẽ khiến họ khó có thể sử dụng dữ liệu khách hàng tự thu thập từ bên ngoài nền tảng của chúng tôi", Mark Zuckerberg cho biết.
Sau khi ra mắt, App Tracking Transparency sẽ yêu cầu các nhà phát triển phải xin phép người dùng, trước khi theo dõi các dữ liệu phục vụ quảng cáo. Người dùng có thể tùy chọn mặc định là không cho phép các ứng dụng theo dõi dữ liệu cá nhân của mình. Nhưng khi mở ứng dụng lần đầu tiên, sẽ có một hộp thoại hiện lên để người dùng chọn cho phép theo dõi hoặc không.
Hồi tháng 12, Facebook gọi tính năng bảo mật mới của Apple là sự đe dọa đối với các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, Facebook cũng đã ra mắt những nền tảng thương mại của riêng mình như Facebook Shops và Instagram Shops. Chính mối đe dọa trên sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ phải tham gia vào nền tảng của Facebook, nếu như muốn bán được sản phẩm một cách hiệu quả hơn.
Nhiều công ty Trung Quốc thu thập trái phép thông tin người dùng iPhone Nhiều hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như ByteDance, Tencent... đang tìm cách qua mặt Apple để các ứng dụng của mình vẫn thu thập thông tin người dùng iPhone dù không được họ cho phép. Các ứng dụng lớn của Trung Quốc đang "qua mặt" Apple để thu thập thông tin người dùng iPhone, ngay cả khi họ không cho phép....