Pháp chính thức cấm học sinh dùng điện thoại ngay cả trong giờ ra chơi và nghỉ trưa
Luật mới được áp dụng cho học sinh dưới 15 tuổi nhưng các trường học được độc lập quyết định có áp dụng nó cho cả học sinh trên độ tuổi này hay không.
Bắt đầu từ tuần này, trẻ em Pháp dưới 15 tuổi sẽ không còn được phép sử dụng điện thoại trong bất kì thời điểm nào trong một ngày ở trường học, theo một quy định mới được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Luật mới này thậm chí còn áp dụng đối với cả máy tính bảng và đồng hồ thông minh. Tại Pháp, thực tế việc cấm dùng điện thoại di động đã được thực hiện từ năm 2000 nhưng luật mới mở rộng phạm vi cấm sử dụng sang cả thời gian nghỉ giữa giờ và nghỉ ăn trưa.
Các trường học tại Pháp được quyền tự quyết về việc có áp dụng cấm sử dụng điện thoại với cả học sinh trên 15 tuổi hay không. Trong khi đó, một số ngoại lệ cũng có thể áp dụng trong một số trường hợp, ví dụ như học sinh khuyết tật chẳng hạn.
Video đang HOT
Khi luật được áp dụng, học sinh sẽ phải tắt điện thoại cả ngày hoặc đặt chúng trong các tủ đồ cá nhân, theo AP. Các trường học được tự do quyết định cách thức điện thoại được “cách ly” khỏi học sinh trong thời gian quy định. Luật mới đi vào hiệu lực trước quan ngại học sinh có thể quá phụ thuộc hoặc mất tập trung vì điện thoại.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer chia sẻ vào hồi tháng 6 rằng đây là một “luật của thế kỉ 21″ và khẳng định nó sẽ cải thiện tính kỉ luật cho 12 triệu học sinh Pháp. “Cởi mở với công nghệ tương lai không đồng nghĩa với việc ta chấp nhận tất cả các hành vi sử dụng chúng,” ông nói.
Nguồn: SaoStar
Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Canada đứng về phía kết luận của Anh về vụ Salisbury
Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Canada đồng ý với kết luận của London, các nghi phạm trong trường hợp ngộ độc của Sergey và Yulia Skripal tại Salisbury ở Anh là nhân viên của GRU, như nội dung tuyên bố chung do bộ phận báo chí của Chính phủ Đức công bố hôm thứ Năm.
Cảnh sát Anh tại Salisbury.
"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào đánh giá của Anh rằng hai nghi phạm là thành viên của tình báo quân sự Nga, còn được gọi là GRU, và hành động có khả năng bị xử phạt ở cấp chính phủ", tuyên bố cho biết.
Như đại diện thường trực của Anh ở LHQ Karen Pierce tuyên bố, Anh sẽ xem xét mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Nga trong mối liên hệ với dữ liệu mới trong trường hợp ngộ độc ở Salisbury.
Nga dự kiến sẽ nghe thấy một điều gì đó mới tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về "vụ Skripal", nhưng thay vào đó, đã nghe thấy một thứ "cocktail hỗn độn dối trá", đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzia đáp lại .
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".
Ngày 23 tháng 5 trong đoạn băng video do hãng tin Reuters thực hiện, cô Yulia Skripal cho biết cô hy vọng quay trở lại Nga. Cô cũng nhắc tới sự trợ giúp của Đại sứ quán Nga ở London, nhưng lưu ý rằng tại thời điểm hiện tại không muốn nhờ cơ quan này giúp đỡ.
Theo baonghean/vn.sputniknews.com
8 điểm đến có thật trong những bức họa lừng danh Du khách có thể ghé thăm quán cà phê trong Vincent van Gogh hay khu vườn của Monet để chiêm ngưỡng bối cảnh của những kiệt tác nghệ thuật. Le Café La Nuit (Vincent van Gogh): Năm 1888, danh họa Van Gogh tới Arles, một thành phố rực rỡ sắc màu ở miền Nam nước Pháp. Đây là nơi ông phát triển phong...