Pháo đài bí mật của Apple đang sụp đổ
Truyền thống giữ bí mật từ thời Steve Jobs của Apple đang có nguy cơ biến mất khi ngày càng nhiều nhân viên yêu cầu hãng phải thay đổi.
Đầu tháng 6, CEO Apple Tim Cook thông báo sau một năm khó khăn vì làm việc từ xa, công ty sẽ dần mở lại các văn phòng. Từ tháng 9, nhân viên được yêu cầu trở lại làm việc trực tiếp ba ngày một tuần. Ngay lập tức, chính sách này bị nhiều người phản đối. Thậm chí, nhóm Slack ủng hộ làm việc từ xa, được tạo ra vào tháng 9/2020, đã thu hút 2.800 thành viên mới với các cuộc bàn luận ngày càng sôi nổi.
Cuộc đấu tranh trên cho thấy sự thay đổi sâu sắc đang diễn ra bên trong công ty. Kể từ năm 1976 đến nay, Apple luôn hoạt động theo cùng một kiểu: các giám đốc điều hành ra quyết định về cách thức hoạt động, nhân viên nghe theo hoặc rời khỏi công ty. Họ không có bất kỳ lựa chọn nào khác. Apple hiện có giá trị vốn hóa 2 nghìn tỷ USD, là một trong những công ty có giá trị nhất và quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, thời gian qua, văn hóa đó bắt đầu mất tác dụng khi người lao động trong ngành công nghệ đòi hỏi nhiều quyền hơn. Ngày càng có nhiều nhân viên đứng ra tổ chức các phòng trào cải cách nội bộ và phản ánh về điều kiện làm việc trên Twitter.
Cuộc “nội chiến” đang diễn ra tại Apple báo hiệu một sự thay đổi lớn của công ty.
Jason Snell, cựu biên tập viên Macworld và từng làm việc cho Apple từ những năm 1990, cho biết: “Đang có sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở đây. Không phải ai cũng sợ bị sếp Apple sa thải như trước”.
Thay đổi này bắt đầu khi Apple tiến hành sử dụng công cụ nội bộ Slack. Trước đây, nhân viên hãng làm việc trong các dự án bí mật, ít có cơ hội gặp gỡ người ngoài dự án hoặc bộ phận. Với Slack, họ có thêm một kênh để giao tiếp với bất kỳ ai trong công ty và từ đó nhận ra bên trong Apple chứa đầy những tiêu cực và bất bình đẳng.
Một số nhân viên muốn công ty đầu tư bảo vệ quyền riêng tư của họ tốt hơn. Số khác muốn minh bạch về số tiền mọi người được trả. Nhiều người lại cảm thấy Apple không khả năng giải quyết các mối quan tâm của nhân viên tại nơi làm việc.
Khi kỹ sư phần mềm Kate Rotondo gia nhập Apple, cô ngạc nhiên thấy người quản lý làm việc từ xa hoàn toàn. Ba thành viên khác trong nhóm, đều là nam giới, cũng vậy. Cô là người duy nhất được yêu cầu phải tới văn phòng. Không chỉ vậy, Rotondo phát hiện cô được trả lương thấp nhất so với những người khác cùng cấp.
Dù Apple đã mở cuộc điều tra vấn đề phân biệt giới tính mà Rotondo phản ánh, cô vẫn quyết định xin nghỉ việc. Cô đã ở Apple gần hai năm và thấy bị cô lập khi không được cấp trên và các bộ phận trong Apple hỗ trợ. Cô cũng nộp đơn tố Apple phân biệt đối xử lên Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC).
Vài tháng sau khi Rotondo từ chức, các nhân viên khác của Apple bắt đầu kết nối trên Slack và lên tiếng trên Twitter về vấn đề công bằng và phân biệt giới tính tại công ty. Trong đó, Ashley Gjovik, cựu Giám đốc Kỹ thuật chương trình của Apple, cho biết sau khi phàn nàn về môi trường không đủ tiêu chuẩn và tình trạng phân biệt ở cấp quản lý, cô bị sa thải sau 6 năm làm việc. Về phía Apple, hãng giải thích họ cho Gjovik nghỉ việc vì làm rò rỉ thông tin và không hợp tác trong quá trình điều tra.
Để ngăn nhân viên trò chuyện với nhau, Apple bắt đầu bẻ khóa các kênh Slack không liên quan đến công việc. Tuy nhiên, hãng khó có thể ngăn phong trào âm ỉ trong nội bộ.
Trước tháng 5, công chúng hiếm khi nghe đến những thông tin như trên từ nhân viên Apple.
Nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs vốn kiên quyết trong việc giữ kín thông tin nhân sự, đến mức quyết định xóa tất cả thông tin ở phần “About” (giới thiệu về công ty) trong các phần mềm của hãng khi trở lại Apple vào năm 1997. Văn hóa đề cao bí mật được thực thi thông qua hàng loạt quy tắc, như không công khai thông tin về Apple trừ khi được hỏi cụ thể, thẻ nhân viên chỉ mở được một số cửa nhất định dựa theo dự án mà họ tham gia, hay mã hóa tài liệu bằng các từ khóa nội bộ.
Video đang HOT
Cựu nhân viên Apple Matt Macinnis nói với Vox : “Môi trường giữ bí mật này tạo ra một hệ thống phân cấp bất thành văn giữa cấp trên và cấp dưới tại Apple. Đối với cấp trên, mức độ tiết lộ bí mật là một cách để tạo ảnh hưởng và thể hiện quyền lực của một người. Đối với cấp dưới, đó là lời nhắc nhở tinh tế nhưng liên tục về thứ hạng của bản thân”.
Apple cho rằng các sản phẩm mới phải khiến công chúng bất ngờ. Văn hóa giữ bí mật đã tạo ra hàng tỷ USD giá trị cho các cổ đông của Apple. Với nhiều nhân viên, điều này được coi là cái giá phải trả khi làm việc tại Apple – một trong các công ty công nghệ danh tiếng nhất ở Thung lũng Silicon.
Nhưng với nhiều người khác, việc công ty từ chối lắng nghe lực lượng lao động đáng bị chỉ trích, đặc biệt trong thời đại cán cân quyền lực đang chuyển dần từ nhà quản lý sang người lao động ở mọi nơi, trừ Apple.
Nội bộ Apple đang nổi sóng
Trái ngược với quy định của ban lãnh đạo, ngày một nhiều nhân viên Apple tỏ thái độ bất bình và phản kháng về chính sách bí mật của công ty.
Kể từ năm 1976, gã khổng lồ công nghệ đã luôn vận hành theo cùng một cách: ban lãnh đạo đưa ra quyết định về cách thức hoạt động, nhân viên có thể tuân lệnh hoặc rời đi.
Đứng trước công ty giá trị lớn nhất thế giới (2.000 tỷ USD), người lao động có rất ít sự lựa chọn.
Tuy nhiên trong vài tháng qua, văn hóa tại Apple đã bắt đầu thay đổi. Nhân công nắm giữ nhiều quyền lực hơn, quản lý từ thấp đến cao của Apple dường như cũng mất kết nối. Giờ đây, ngày càng có nhiều nhóm nội bộ lên tiếng về điều kiện làm việc ở Apple.
Bên trong táo khuyết
Khi bắt đầu công việc kỹ sư phần mềm tại Apple, Kate Rotondo rất ngạc nhiên khi biết người quản lý của mình được làm việc hoàn toàn từ xa. Ba thành viên khác trong nhóm của cô cũng vậy - tất cả đều là nam giới. Rotondo là người duy nhất trong nhóm được yêu cầu đến văn phòng.
Nhiều góc tối bên trong Apple dần được hiện hữu nhờ chính chia sẻ từ các nhân viên.
Khi trò chuyện với đồng nghiệp cùng cấp, cô còn nhận ra mình là người được trả lương thấp nhất. Việc Rotondo bị sốc không phải điều bất ngờ, đặc biệt khi cô có bề dày dày kinh nghiệm trong chuyên môn và từng đảm nhiệm việc giảng dạy ở trường đại học.
Dù sau đó một cuộc điều tra đã giúp Rotondo lấy lại công bằng, cô vẫn quyết định nghỉ việc. Bị cảm thấy cô lập sau hai năm làm việc, cô đã nộp đơn cáo buộc phân biệt đối xử lên Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC).
Giống nhiều nhân viên nữ khác, Gjvik chia sẻ mình cảm thấy bị lừa bởi đội ngũ nhân sự của Apple. Dù được thông báo phàn nàn của mình đã giải quyết xong, cô nhận ra "không có giải pháp hoặc hành động thực sự vì không có 'chính sách' nào của Apple bị vi phạm".
Trong đại dịch, Gjvik ngày càng quan tâm đến sự an toàn của văn phòng khi bộ phận của cô được xây dựng trên nền đất từng xảy ra ô nhiễm chất thải. Lắng nghe mối bận tâm của cô, cấp trên khuyên cô không nên chia sẻ suy nghĩ của mình với bất kỳ người nào khác.
Gjvik thất vọng. Nhiều năm, cô giữ bí mật cho Apple về sự ngược đãi từ sếp và các thành viên trong nhóm và giờ đây - khi cô thực sự lo lắng về sức khỏe - nhóm đã yêu cầu cô giữ im lặng. Vì vậy, cô quyết định nói về trải nghiệm của mình trên Twitter và mở lòng với báo chí về những gì cô đã trải qua.
Vào đầu tháng 9, Gjvik đã đệ đơn cáo buộc lên Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia. Cô cho biết mình đã phải đối mặt với sự quấy rối, đe dọa và một môi trường làm việc không an toàn và thù địch.
Nỗi lo từ nội bộ
Trước tháng 5/2021, công chúng hiếm khi được nghe thông tin từ các nhân viên của Apple như Kate Rotondo.
Trong nội bộ, các bí mật được giữ kín thông qua một loạt các quy định. Chúng rất đơn giản: không nói công khai về Apple trừ khi được hỏi cụ thể. Các nhân viên được yêu cầu ký NDA (thỏa thuận bảo mật thông tin) cho từng dự án, các tài liệu về sản phẩm được mã hóa bằng từ khóa nội bộ như "Ultra", "Black" và "White".
Khi quay trở lại Apple vào năm 1997, Steve Jobs đã rất kiên quyết trong việc giữ kín môi trường lao động đến mức ông xóa bỏ mọi cái tên khỏi ô "Giới thiệu" trên phần mềm.
Nội bộ của Apple trở thành đề tài được chú ý trong thời gian gần đây
"Môi trường giữ bí mật này tạo nên hệ thống phân cấp bất thành văn về những người 'có' và những người 'không' trong công ty", cựu nhân viên Matt Macinnis viết. Sự phân tách này sẽ tiết lộ sức ảnh hưởng và quyền lợi của một cá nhân đối với những người khác.
Trước đây, Apple luôn khuyên ngăn nhân viên không nói về công việc trên mạng xã hội, ngay cả bằng cách tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên theo The Verge , nhiều người cho hay các nhân viên đăng tweet về Apple sẽ nhanh chóng nhận được thông báo từ nhóm truyền thông kinh doanh.
Không phải lúc nào họ cũng gặp rắc rối, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được thông điệp rằng ban điều hành của Apple đang dõi theo họ.
Căng thẳng âm ỉ
Kể từ năm 2018, ngành công nghệ đã chứng kiến nhiều chiến dịch chấn động liên quan đến nhân sự nội bộ. Các nhân viên của Google đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn để phản đối cách xử lý hành vi quấy rối tình dục tại công ty. Các nhân viên của Facebook dường như đã dành cả năm 2020 để tiết lộ sự bất mãn của họ cho báo chí.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhân viên của Apple tham gia cuộc chiến: công khai chống lại các quyết định hay hành động của ban lãnh đạo công ty.
"Một sự thay đổi trong cán cân quyền lực đang diễn ra ở đây. Không phải ai ở Apple cũng sợ bị sếp sa thải", Jason Snell cho biết.
Vào 11/5, một nhóm nhân viên nữ phát hiện Apple đã thuê Antonio García Martínez, cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook về làm việc. Ông là tác giả một cuốn sách về Thung lũng Silicon, trong đó chứa những mô tả sai lệch về phụ nữ. Trong nhóm nhân sự mà Martínez sẽ điều hành tại Apple cũng không có một thành viên nữ nào.
Trên kênh Slack, các nhân viên quyết định gửi một bức thư cho Phó chủ tịch cấp cao về dịch vụ Eddy Cue. Mục tiêu của họ không nhất thiết là phải sa thải García Martínez, họ chỉ cần câu trả lời vì sao nhân vật này lại được thuê.
Vài giờ sau khi bản nháp của bức thư bị rò rỉ, García Martínez đã bị sa thải.
Bước ngoặt này thúc đẩy sự ra đời của nhiều bức thư khác, từ việc yêu cầu Tim Cook công khai ủng hộ Palestine đến phản đối việc quay lại làm việc tại văn phòng.
Vào đầu tháng 6, CEO Tim Cook đã thông báo về việc mở cửa lại các văn phòng của Apple. Hai tuần sau, ông nhận được một email ẩn danh từ nhóm ủng hộ làm việc từ xa, "tin rằng có thể tạo ra những sản phẩm tương tự, thậm chí là tốt hơn nếu được hưởng chính sách làm việc linh hoạt hơn".
Tương lai khó dự đoán
Nếu Apple có một cuốn sách về cách phản hồi với các cáo buộc trong bốn tháng qua, tiêu đề sách có thể là "bỏ qua vấn đề, nói càng ít càng tốt".
Công ty đã bắt đầu bẻ khóa các kênh Slack không hoạt động. Sau lá thư về García Martínez, nhóm quan hệ nhân viên đã công bố cấm các kênh không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Apple, trừ khi đó là một câu lạc bộ chính thức hoặc nhóm đa chủng tộc.
Cuối tháng 8, công ty thông báo sẽ trì hoãn việc trở lại làm việc cho đến ít nhất là tháng 1/2022 do gia tăng các trường hợp COVID-19.
Vào ngày 9/9, Apple đã sa thải Gjvik. Công ty cho biết nữ nhân viên đã làm rò rỉ thông tin bí mật của Apple do vi phạm NDA. Với những người trong cuộc, đây là động thái công khai đầu tiên nhằm chống lại sự bất đồng quan điểm của nhân viên.
Tương lai về nội bộ nhân sự của Apple sẽ còn được nhắc đến nhiều trong tương lai.
Dù vậy, cố gắng của Apple sẽ không thể ngăn cản được các nhân viên nói chuyện với nhau. Nhiều người trong số họ đã gặp gỡ và bắt đầu liên kết lại. Một số khác tham gia các kênh Discord không liên quan đến công việc để nói về vấn đề hiện hữu ở Apple.
Còn quá sớm để biết được mọi chuyện sẽ đi về đâu khi ngay giữa các phe phái trong nội bộ Apple cũng đang xảy ra mâu thuẫn.
Trong khi nhiều nhân viên không muốn quay lại văn phòng, họ cũng không đồng ý với cách các nhà hoạt động thúc đẩy việc thay đổi. Sau khi Gjvik bắt đầu chia sẻ tích cực trên Twitter, nhiều nhân viên đã và đang làm việc tại Apple chia sẻ sự nghi ngờ, cảm thấy cô chỉ đang thu hút sự chú ý.
Đối với nhiều nhân viên, thiếu minh bạch và riêng tư được coi là cái giá phải trả khi làm việc tại Apple - một trong những công ty công nghệ danh tiếng nhất ở Thung lũng Silicon. Nhưng đối với những người khác, việc công ty từ chối lắng nghe người lao động trở thành một vấn đề lớn đặc biệt là trong thời đại mà cán cân quyền lực đang chuyển dần từ quản lý sang nhân viên. Chí ít đó là ở những nơi khác, ngoại trừ Apple.
Tim Cook gửi thư trấn an nhân viên sau sự cố rò rỉ thông tin nội bộ Sau loạt thông tin mật được đăng tải trên báo chí, Tim Cook đã tìm cách trấn an các nhân viên của Apple. Vào tối ngày 21/9, Tim Cook đã gửi một email đến toàn bộ thành viên của Apple sau khi một bản ghi nhớ cuộc họp bị rò rỉ vào tuần trước. Ông cho biết công ty đang làm "mọi điều...