Phản ứng của Trung Quốc sau khi WHO công bố báo cáo nguồn gốc COVID-19
Trung Quốc đã đánh giá cao nhiệm vụ của các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong chuyến thăm Vũ Hán, sau khi tổ chức này công bố báo cáo nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đánh giá cao tính chuyên nghiệp và cách tiếp cận khoa học mà các chuyên gia WHO đã đóng góp vào việc công bố báo cáo sau chuyến thăm Vũ Hán để nghiên cứu nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
“Chúng tôi nhận thấy rằng WHO đã công bố một báo cáo về nghiên cứu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Phía Trung Quốc đánh giá cao cách tiếp cận khoa học, tính chuyên nghiệp và nỗ lực của các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc đã tham gia nghiên cứu này”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
WHO hôm 30/3 đã công bố tài liệu đầy đủ về báo cáo của nhóm chuyên gia quốc tế sau chuyến thăm thành phố Vũ Hán để xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Theo báo cáo, giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là không chắc chắn.
Báo cáo cho rằng dịch COVID-19 rất có thể được lây truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật trung gian khác. Các chuyên gia cũng kết luận dường như “không có ổ dịch bất thường nào” trong các trường hợp viêm phổi trong những tuần và tháng trước khi dịch bệnh bùng phát.
Dominic Dwyer, thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của bệnh COVID-19, trên ô tô đến Viện Virus Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 3/2. Ảnh: Reuters
Nhóm chuyên gia của WHO đã kết thúc chuyến nghiên cứu kéo dài 1 tháng tới Vũ Hán (Trung Quốc), nơi ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên hồi tháng 12/2019. Vào tháng trước, các chuyên gia này cũng đã đến khảo sát một số địa điểm ở thành phố bị nghi ngờ là nơi gây ra đại dịch COVID-19, bao gồm một khu chợ hải sản và phòng thí nghiệm bảo mật cao BSL-4 ở Viện Virus học Vũ Hán.
Video đang HOT
Sau khi WHO công bố báo cáo, Mỹ và 13 nước đồng minh (trong đó có Anh, Nhật Bản và Australia), đã ra tuyên bố chung phản bác báo cáo của WHO về nguồn gốc đại dịch COVID-19 thiếu dữ liệu và mẫu cần thiết. Trong tuyên bố chung, Mỹ và các nước kêu gọi đánh giá độc lập, minh bạch toàn diện về báo cáo.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng cho biết Tổng thống Joe Biden cho rằng người Mỹ xứng đáng được biết thông tin rõ ràng hơn về nguồn gốc đại dịch COVID-19.
“Tổng thống Mỹ cho rằng người dân Mỹ, cộng đồng toàn cầu, chuyên gia y tế, bác sĩ, tất cả những ai đang cứu mạng người, những gia đình đã mất người thân, tất cả đều xứng đáng biết thông tin minh bạch hơn”, bà Psaki nói và kêu gọi Trung Quốc cần cung cấp thêm dữ liệu và câu trả lời cho cộng đồng toàn cầu
Theo Nhà Trắng, báo cáo của WHO không giúp mọi người hiểu rõ hơn chút nào về nguồn gốc đại dịch so với cách đây 6 tới 9 tháng. Báo cáo cũng không có hướng dẫn hay biện pháp để phòng trách kịch bản tương tự xảy ra trong tương lai.
Trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng virus SARS-CoV-2 rò rỉ phòng thí nghiệm. Tổng thống Trump lúc đó cũng nhiều lần gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”.
Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng virus này xuất phát từ phòng thí nghiệm. Trong khi đó, WHO đã khẳng định trình tự gen được công bố chứng minh dịch COVID-19 có nguồn gốc tự nhiên.
WHO phát hiện đã có 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán vào tháng 12/2019
Nhóm điều tra WHO tại Trung Quốc tìm thấy 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán trong đợt bùng phát cuối năm 2019, cho thấy dịch bệnh có thể lớn hơn báo cáo.
Thông tin được điều tra viên thuộc phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới Peter Ben Embarek cho biết hôm 14/2. Nhóm chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra được giới chức nước này cho nói chuyện với những bệnh nhân đầu tiên, gồm một nhân viên văn phòng khoảng 40 tuổi, được xác nhận nhiễm virus hôm 8/12.
Dữ liệu từ chuyến đi của phái đoàn WHO có thể tăng thêm lo ngại của các nhà khoa học đang nghiên cứu về nguồn gốc của Covid-19. "Virus đã lưu hành rộng rãi ở Vũ Hán vào tháng 12, đây là một phát hiện mới", Embarek nói.
Chuyên gia của WHO cho biết thêm phái đoàn đã được các nhà khoa học Trung Quốc trình bày về 174 ca nhiễm nCoV tại thành phố Vũ Hán và vùng lân cận vào tháng 12/2019. 100 trường hợp trong số này được xác nhận nhiễm nCoV bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và 74 người còn lại được xác nhận thông qua chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân.
Phái đoàn WHO thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Động vật Hồ Bắc ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 2/2. Ảnh: Reuters.
Embarek cho biết dữ liệu trên cho thấy Covid-19 có thể đã ảnh hưởng đến hơn 1.000 người ở Vũ Hán vào thời điểm cuối tháng 12/2019 và các bác sĩ Trung Quốc có thể chỉ chú ý sớm đến các ca nhiễm nghiêm trọng như 174 trường hợp trên.
"Chúng tôi không thực hiện bất cứ mô hình dự đoán nào kể từ đó. Nhưng chúng tôi biết, trong số liệu về những người bị nhiễm nCoV, khoảng 15% là các ca bệnh tiến triến nặng, còn phần lớn là ca bệnh nhẹ", Embarek đưa ra căn cứ dự đoán.
Chuyên gia WHO cho biết thêm phái đoàn của họ cũng đã có thể thu thập 13 chuỗi gen khác nhau của nCoV từ tháng 12/2019. Các chuỗi này, nếu được kiểm tra với dữ liệu bệnh nhân nhiễm virus rộng hơn ở Trung Quốc vào năm 2019, có thể cung cấp manh mối tiềm năng về địa điểm và thời gian bùng phát Covid-19 trước tháng 12.
"Một số đến từ các khu chợ, nhưng một số khác thì không. Đây là thứ mà chúng tôi đã tìm thấy như một phần trong sứ mệnh của mình", Embarek nói về các chủng nCoV.
Những thay đổi trong cấu trúc gen của virus là điều phổ biến và thường vô hại, xảy ra theo thời gian khi bệnh truyền giữa người hay động vật. Chuyên gia Embarek từ chối đưa ra kết luận về việc liệu 13 biến thể virus có ảnh hưởng như nào đối với lịch sử xuất hiện của Covid-19 trước tháng 12.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra rất nhiều biến thể khác nhau của nCoV cũng có thể cho thấy virus này đã lưu hành lâu hơn chỉ trong vòng tháng 12/2019, như một số nhà virus học đã gợi ý trước đây.
"Vì đã có sự đa dạng di truyền trong các trình tự nCoV được lấy mẫu từ Vũ Hán vào tháng 12/2019, có khả năng là virus đã lưu hành trong khoảng thời gian dài hơn là chỉ trong vòng một tháng đó", Giáo sư Edward Holmes, nhà virus học tại Đại học Sydney, nói.
Holmes, người đã nghiên cứu về thời gian xuất hiện của nCoV, cho biết 13 chủng virus này có thể cho thấy nCoV đã lây lan trong một thời gian mà không bị phát hiện trước khi bùng phát dịch ở Vũ Hán, trong đó lần đầu được phát hiện ở chợ hải sản Hoa Nam.
Nhóm chuyên gia quốc tế thuộc WHO vừa kết thúc cuộc điều tra tại thành phố Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát, với đánh giá rằng không đủ bằng chứng để kết luận nCoV đã lan truyền tại Vũ Hán trước tháng 12/2019, thời điểm những ca nhiễm đầu tiên được chính quyền công bố.
Dominic Dwyer, chuyên gia Australia và cũng là một thành viên nhóm điều tra của WHO, cho biết Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thô về 174 trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên ở Vũ Hán, bao gồm thông tin chi tiết về các các ca bệnh. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ đưa ra bản tóm tắt.
Anh, Mỹ đã bày tỏ lo ngại về cuộc điều tra Covid-19 của WHO, đặc biệt là về mức độ tiếp cận thông tin mà nhóm được phía Trung Quốc cung cấp. Đáp lại, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cáo buộc Washington "làm tổn hại sâu sắc hợp tác quốc tế trong ứng phó Covid-19, nhưng lại ra vẻ như chưa có gì xảy ra và đang đổ lỗi cho WHO, cùng các nước ủng hộ cơ quan này".
Chuyên gia WHO tiết lộ nơi có thể là nguồn gây dịch Covid-19 Chuyên gia thuộc nhóm điều tra của WHO tại Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hang dơi trong việc tìm ra nguồn gốc của dịch Covid-19. Peter Daszak - một thành viên của nhóm chuyên gia WHO tại Vũ Hán. (Ảnh: Reuters) Peter Daszak, nhà động vật học và chuyên gia về dịch bệnh động vật, là một thành viên...