Phản ứng của Moscow khi Mỹ – EU chuẩn bị áp đặt trừng phạt mới
Ngoại trưởng Nga tuyên bô, Moscow hiêu rằng các biện pháp trừng phạt này được đưa ra xuất phát từ sức ép của Mỹ.
Ngày 13/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga cua cac nươc phương Tây liên quan đến sự cố ở Eo biển Kerch chu yêu la do sức ép mạnh mẽ của Mỹ va môt lân nưa chứng tỏ sư thiêu đôc lâp cua Liên minh châu Âu (EU).
Ngoại trưởng Nga chỉ trích kế hoạch áp đặt trừng phạt mới chống Moscow.
“Nhưng chúng tôi cũng biết rằng các biện pháp trừng phạt này được thực hiện dưới áp lực mạnh nhất của Mỹ, một lần nữa cho thấy sự thiếu độc lập của EU. Thật đáng buồn!”, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Lesotho Lesego Makgothi.
Ông Lavrov cũng khăng đinh lại rằng Nga kiên đinh lâp trương không thảo luận về các biện pháp trừng phạt với “bất cứ ai”. Thay vao đo, nươc Nga muôn tâp trung xây dựng nền kinh tế, thuc đây thương mại với các đối tác nước ngoài nhằm tránh phụ thuộc vao “môt bên nao đo”.
“Chúng tôi từng khẳng định rằng sẽ không thảo luận về các biện pháp trừng phạt với bất kỳ ai. Chúng tôi muốn xây dựng nền kinh tế, giao dịch với các đối tác nước ngoài bình thường để không phụ thuộc vào ý tưởng bất chợt của ai đó”, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho hay.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga nói thêm rằng ông coi các lệnh trừng phạt theo kế hoạch của EU là một dấu hiệu cho thấy người châu Âu một lần nữa thừa nhận việc họ không thể buộc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thực hiện các thỏa thuận Minsk.
Phat biêu trên cua Ngoai trương Nga đươc đưa ra sau khi tờ Financial Times dẫn nhiều nguồn tin cho biêt My va EU “sắp nhất trí về việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga” liên quan tơi vụ đụng độ hải quân giữa Nga và Ukraine trên Eo biển Kerch hôm 25/11/2018.
Theo tờ Financial Times, những biện pháp trên dự kiến sẽ được bàn thảo tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EU vào ngày 18/2 và dự kiến có thể được áp dụng trong hai tháng tới, theo nhiều nhà ngoại giao có liên quan đến vụ việc.
Một nhà ngoại giao EU cho biết: “Mọi chuyện đang ở trạng thái chờ”. Ông nhấn mạnh thêm rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được hoàn tất xong xuôi trước thời điểm cuối tháng 3/2019.
Căng thăng giưa Nga và Ukraine, vôn keo dai từ năm 2014 khi Moscow sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea, đã bị đẩy lên nấc thang nghiêm trọng mới sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine cùng thủy thủ đoàn tại Eo biển Kerch ở Biển Đen với cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải. Ukraine gọi đây là “hành động có chủ định” của phía Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một “sự cố biên giới”. Hai bên cũng đã có những biện pháp trừng phạt lẫn nhau sau vụ việc này.
Theo Kinhtedothi
Ukraine "được đằng chân lân đằng đầu"
Gần hai tháng sau khi xảy ra sự cố giữa Nga và Ukraine ở eo biển Kerch, ngày 18/1, Moscow chấp thuận cho Pháp và Đức gửi quan sát viên đến đây để kiểm tra tình hình. Tuy nhiên, Kiev còn đòi hỏi nhiều hơn thế!
Ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov, ngày 18/1/2019, cho biết Moscow chấp thuận các quan sát viên của Pháp và Đức đến giám sát eo biển Kerch, nối Biển Đen và Biển Azov.
Đây là nơi xảy ra một vụ va chạm giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 11/2018 dẫn đến việc Nga bắt giữ 3 tầu chiến Ukraine và 24 thủy thủ.
Với Kiev, thông báo trên của Ngoại trưởng Nga là chưa đủ. Ukraine muốn gửi các quan sát viên cùng tham gia với Pháp và Đức đến eo biển Kerch, một hình thức qua đó Ukraine hợp pháp hóa chủ quyền lãnh thổ tại Crimea. Nhưng cả Pháp và Đức đã không muốn cho Ukraine tham gia vào dự án này.
Tàu chiến Ukraine tại cảng Mariupol
Ukraine còn đã đề nghị phương Tây đưa các nhà quan sát lên cả các tầu chiến của nước này, nhằm giúp họ có thể đi vào vùng Biển Azov. Kiev thậm chí còn đề nghị lực lượng quân đội NATO đến trấn giữ ngoài khơi bán đảo Crimea. Hiện chỉ có vài chiếc tầu chiến của Anh và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra.
Phương Tây không chấp nhận những lời đề nghị trên, bởi lẽ có nhiều rủi ro hiển nhiên.
Theo giới phân tích, sáng kiến Pháp - Đức đưa quan sát viên tới eo biển Kerch cũng không giải quyết được một trong những vấn đề quan trọng nhất sau vụ leo thang căng thẳng hồi tháng 11/2018: chưa một ai trong số 24 thủy thủ Ukraine, bị xem như là tù binh chiến tranh, đã được thả khỏi các nhà tù của Nga. Do vậy, sự hiện diện đơn thuần của các nhà quan sát tại eo biển Kerch sẽ chẳng làm thay đổi được điều gì cả.
Ngày 25/11/2018, ba tàu của Hải quân Ukraine Berdyansk, Nikopol và Yana Kapa, vi phạm Điều 19 và 21 của Công ước Liên Hiệp Quốc, vượt qua biên giới biển của Nga một cách bất hợp pháp. Các tàu này không tuân theo các yêu cầu chính đáng của chính quyền Nga.
Nga quyết định sử dụng vũ khí. Cả ba con tàu đều bị bắt giữ cách bờ biển Nga khoảng 20 km. Nga đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm biên giới quốc gia.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã yêu cầu phía Nga thả người. Điện Kremlin từ chối và nói rằng điều đó không thể đứng cao hơn hệ thống tư pháp Nga.
Từ sau sự cố trên, Ukraine nhiều lần đe dọa sẽ đưa tàu chiến trở lại eo biển Kerch nhưng họ chưa hề biến lời nói thành hành động. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng ý định của Ukraine muốn điều tàu chiến trở lại thông qua eo biển Kerch là "hành động khiêu khích".
Theo TP
Putin nổi cơn thịnh nộ trước yêu cầu "không thể chấp nhận" của Đức và Pháp Chính phủ Tổng thống Vladimir Putin đã gọi yêu cầu thả 24 thủy thủ Ukraine do Pháp và Đức đưa ra là "không thể chấp nhận được". Moscow thẳng thừng từ chối yêu cầu của Berlin và Paris. Ảnh: Getty. Theo tờ Express của Anh, vào hôm 28.12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra tuyên...