Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn “nóng”
Trước nhiều câu hỏi “ nóng” của các đại biểu liên quan đến giáo dục, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nhanh chóng đề nghị lãnh đạo Sở “trả lời bằng văn bản”.
Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc
Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non.
Trước khi vào phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý báo cáo tình hình quản lý các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội.
Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non. Ảnh: T.An
Trong đợt 1 có 5 đại biểu đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT; Sở LĐTB&XH. Sau khi ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn, ĐB Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy) đã bấm nút xin phản biện liên quan đến việc học sinh cấp 2 thì vào công lập. Theo ĐB Dương: Đây là vấn đề lớn, nhất thiết phải lấy được câu hỏi trong kỳ họp này.
“Chúng ta cần phải có một năm nữa để suy nghĩ thật sự xem có nhiết thiết phải đặt áp lực thi cử lớn lên vai các bạn học sinh cấp hai hay không khi chúng ta đưa ra lựa chọn rất khó khăn, các con phải thi để học công lập. Có rất nhiều phụ huynh, kể cả trong khán phòng này cũng căng thẳng không kém các con thi trong năm nay. Tôi mong nhận được những hành động để chúng ta tìm câu trả lời và giải pháp tốt hơn” – ĐB Dương nói.
Trước câu hỏi của ĐB Đỗ Thùy Dương, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đáp nhanh: “Câu hỏi này đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời bằng văn bản”.
Xuất hiện nhóm trẻ tư thục không khai báo với chính quyền
Trước đó, đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở GD&ĐT, ĐB Vũ Mạnh Hải nêu: Gần đây thường xảy ra những vụ việc, một số nhóm trẻ tư thục được chuyển nhượng nhưng không có sự khai báo với chính quyền, vậy biện pháp xử lý vấn đề này như thế nào?
ĐB Hoàng Tú Oanh đặt vấn đề, theo báo cáo, đội ngũ giáo viên tại một số trường học trên địa bàn TP Hà Nội đạt chuẩn 100%. Tuy nhiên, thông qua quá trình giám sát của Ban văn hóa xã hội, trong một số trường đội ngũ giáo viên không định, chất lượng chưa cao, có nơi sử dụng giáo viên chưa qua đào tạo, tại hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cho các giáo viên, nhân viên đạt thấp, đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết nguyên nhân, trách nhiệm cũng như giải pháp để giải quyết những vấn đề trên?
Video đang HOT
ĐB HĐND TP Hà Nội Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy)
Cũng dựa theo kết quả giám sát của Ban văn hóa xã hội, đại biểu Đỗ Thùy Dương chất vấn, hiện nay cán bộ quản lý các trung gian, cụ thể là phòng giáo dục quận, huyện, thị xã thiếu năng lực quản lý giáo dục, đặc biệt với việc thẩm tra và đánh giá giáo dục có yếu tố nước ngoài. Từ việc yếu kém về năng lực dẫn tới việc sử dụng sai mục đích. Năm 2018, Hà Nội tập trung nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị, thúc đẩy hóa giáo dục, vậy với tư cách là Sở chuyên ngành, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho TP trong vấn đề này như thế nào?
Giáo viên nước ngoài hoạt động “chui”
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương nêu thực trạng, gần đây địa bàn Thủ đô có nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ, cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài, phát triển nhiều loại hình đào tạo. Trong đó có một số cơ sở sử dụng nhiều giáo viên nước ngoài không có trình độ sư phạm, không có hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Đại biểu nêu câu hỏi: Vậy nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cho tình trạng này?
Đại biểu Nguyễn Minh Tuân đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT, về việc kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập được công khai và xử lý như thế nào?
Ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn chiều 6.7
Trả lời chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Về vấn đề, một số nhóm trẻ mầm non tư thục bị chuyển nhượng sang tên mà không có khai báo. Theo phân cấp quản lý, UBND cấp quận huyện, thị xã sẽ tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, ngăn chặn tình trạng nêu trên.
“Sở cũng đề nghị các đơn vị theo phân cấp quản lý cần công khai tên các nhóm trẻ, công tác quản lý, chủ các nhóm trẻ và danh tính nhóm trưởng trên website, phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia giám sát. Đặc biệt, hiện đã có chế tài xử phạt nghiêm minh, chặt chẽ, quyết liệt với những trường hợp sai phạm” – ông Dũng nói.
Sở chịu trách nhiệm
Trả lời phần chất vấn của đại biểu Hoàng Tú Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT thừa nhận, hiện tại trên một số địa bàn, một số nhóm mầm non, nhóm trẻ, có xảy ra việc không đóng bảo hiểm xã hội – y tế và sử dụng đội ngũ giáo viên trẻ chưa ổn định. Song, số lượng rất hạn hữu.
Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội
Ông Dũng cho rằng: Hiện 100% các trường, nhóm lớp mầm non tư thục được cấp phép khi có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định. Về cơ bản, các trường mầm non có đội ngũ giáo viên ổn định, được đóng bảo hiểm y tế. “Tuy nhiên, tại một số khu đông dân cư, các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu học tập của trẻ em. Các chủ đầu tư, các khu xây dựng cao tầng chưa xây dựng các trường như cam kết ban đầu. Do đó các nhóm lớp tư thục phát triển để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh với phần nhiều là con em công nhân, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì đội ngũ giáo viên” – ông Dũng bày tỏ.
Về nội dung giảng dạy liên kết ngoại ngữ mà đại biểu Đỗ Thùy Dương nêu, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, đơn vị đã có văn bản số 6083 về hướng dẫn qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông tại Hà Nội, qua đó Sở chịu trách nhiệm về thẩm định chương trình, căn cứ về tài liệu Bộ GD&ĐT ban hành sách giáo khoa.
“Bổ trợ ngoại ngữ là nâng cao năng lực nghe và nói cho học sinh với giáo viên là người nước ngoài. Sở GD&ĐT Hà Nội chịu trách nhiệm thẩm định, căn cứ vào đó, nhà trường lựa chọn bộ giáo trình và các đơn vị cung ứng dịch vụ, theo quy trình của văn bản 6083 mà Sở đã đưa ra” – ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan về việc công khai kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập đang được triển khai, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Hiện đã đánh giá ngoài đánh giá được 35 trường ở mức độ 1,2,3. Theo đó đã đạt được một số tiêu chí cứng. Sở GD&ĐT xin tiếp thu và triển khai tốt hơn công tác kiểm định và công khai nội dung này trên website của Sở.
Theo Dân Việt
Hà Nội điều chỉnh tăng học phí năm học 2018-2019 thế nào?
Chiều 5.7, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.
Áp dụng mức thu học phí mới cho năm học 2018-2019
Trình bày tờ trình về việc quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP.Hà Nội năm hoc 2018-2019, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2017-2018, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (trừ các cơ sở giáo dục chất lượng cao) thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND.
Cụ thể, học sinh ở vùng thành thị thu 110.000 đồng/tháng; vùng nông thôn thu 55.000 đồng/tháng và khu vực miền núi thu 14.000 đồng/tháng.
Với mức thu trên, tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của TP khoảng 675,351 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,3% trong tổng số chi (từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí); kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi theo định mức khoảng 7.426,241 tỷ đồng. Như vậy nguồn thu học phí đã hỗ trợ một phần cùng với ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục công lập.
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội trình bày tờ trình tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.Hà Nội. Ảnh. T.An
Theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp trong khung học phí theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) để chi phục vụ dạy và học là rất hạn hẹp.
So với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đồng bằng sông Hồng, mức thu học phí bình quân của TP.Hà Nội ở mức thấp nên chưa huy động được nguồn lực từ sự đóng góp của người dân cho giáo dục.
Theo đó, căn cứ vào khung quy định của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc điều chỉnh tăng dần được quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND và phù hợp với khả năng đóng góp thực tế của người dân, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm, UBND TP.Hà Nội đã đề xuất mức thu học phí năm học 2018 - 2019 cụ thể và được thông qua như sau: Học sinh theo học tại các cở sở giáo dục trên địa bàn thành thị (phường, thị trấn) mức thu học phí là 155.000 đồng/tháng/học sinh; học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn (trừ các xã miền núi) là 75.000 đồng/tháng/học sinh; học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi là 19.000 đồng/tháng/học sinh.
Số tăng thu học phí (chênh lệch giữa mức thu học phí đề xuất năm học 2018-2019 với mức thu học phí năm học 2017- 2018), một phần để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại dành để chi sự nghiệp giáo dục hằng năm.
UBND TP.Hà Nội cũng đánh giá, mức thu học phí đề xuất phù hợp với khả năng chi trả của người dân TP so với thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng. Với thu nhập hiện nay, việc tăng học phí năm học 2018-2019 làm tăng khả năng chi trả việc học khoảng 0,85% so với thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng ở khu vực thành thị.
Tổng số thu học phí theo mức thu năm học 2018-2019 là 939,864 tỷ đồng; tăng 264,513 tỷ đồng so với năm học trước, trong đó khu vực thành thị tăng 170,480 tỷ đồng, khu vực nông thôn tăng 93,267 tỷ đồng, khu vực miền núi tăng 0,766 tỷ đồng. Tiền thu học phí chiếm tỷ lệ 11,3% tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Vì vậy, dù học phí tăng nhưng nguồn kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục mầm non và phổ thông công lập vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
"Việc điều chỉnh tăng mức thu học phí không làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh diện chính sách vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của trung ương (riêng đối tượng nghèo và cận nghèo thực hiện theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của thành phố). Kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu đề xuất khoảng 26,732 tỷ đồng" - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho hay.
Trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học uống 1 hộp sữa/ngày
Tại kỳ họp, với với tỷ lệ 96,08% số đại biểu tán thành (đạt 100% đại biểu có mặt), HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương thực hiện Đề án chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo tờ trình của UBND TP do Giám đốc Sở GDĐT Chử Xuân Dũng trình bày, TP.Hà Nội đã và đang triển khai, tổ chức họp với các Sở, ngành có liên quan, Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã về triến khai xây dựng Đề án Sữa học đường...
Quang cảnh kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV, HĐND TP.Hà Nội. Ảnh: Thành An
Theo Nghị quyết của HĐND TP, đối tượng áp dụng Nghị quyết này là trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.Hà Nội và phụ huynh của các đối tượng này tự nguyện tham gia đề án sữa học đường. Doanh nghiệp (DN) cung cấp sữa, các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường trên địa bàn TP.
Theo đó, thời gian thụ hưởng, giai đoạn 2018-2020 (từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021, riêng năm học 2020-2021 chỉ tính đến hết ngày 31.12.2020). Về định mức thụ hưởng, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml và trong 9 tháng đến trường của mỗi năm học.
Về mức hỗ trợ, nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách hỗ trợ; phụ huynh học sinh đóng góp và nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp cung cấp sữa. Dự kiến kinh phí thực hiện đề án chương trình sữa học đường giai đoạn 2018-2020 là hơn 4.188 tỉ đồng, trong đó ngân sách TP, quận hỗ trợ hơn 1.293 tỉ đồng; DN cung cấp sữa hỗ trợ hơn 891 tỉ đồng; Phụ huynh học sinh đóp góp hơn 2.000 tỉ đồng.
Theo Dân Việt
Nhà trường lý giải về điểm chuẩn "nhảy múa" Đại diện trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vừa lý giải về điểm chuẩn "nhảy múa" từ 46 lên 50,5 điểm gây xôn xao dư luận. Mức điểm chuẩn tăng theo từng giờ như chứng khoán của trường Tạ Quang Bửu Trao đổi với PV Dân trí trưa ngày 3/7, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho...