Phân tích sức hấp dẫn hàng trăm năm không giảm của du học châu Âu: Tại sao Pháp, Đức, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha luôn hấp dẫn hơn các quốc gia khác?
Trong thời buổi hiện nay, xu hướng du học ngày càng tăng lên vì bố mẹ luôn muốn cho con cái có cơ hội đi xa để học hỏi, trải nghiệm và trưởng thành hơn thì du học châu Âu là một giải pháp tiềm năng cho bài toán kinh tế của những gia đình không quá khá giả.
Xu hướng du học châu Á tới những nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… hiện nay đang khá thịnh hành. Các nước này có nền văn hóa khá phù hợp và gần gũi đối với người Việt. Tuy vậy, xu hướng đi du học tới những nước phương Tây nói tiếng Anh bản địa như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada,… vẫn rất phổ biến. Tuy nhiên phần lớn khi nhắc đến chuyện du học, nhiều người đều phải từ bỏ ước mơ bởi khả năng tài chính không cho phép. Nếu không có học bổng và gia đình không thuộc dạng khá giả thì việc đi du học tới những nước kể trên sẽ luôn là một bài toán kinh tế đau đầu cho các bậc phụ huynh.
Giữa những làn sóng phân vân và lo toan, vẫn có một hi vọng vừa vặn đáng cân nhắc nổi lên, đó chính là du học châu Âu mà đại diện tiêu biểu là Pháp, Đức, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha,… (Nước Anh không được liệt kê vào danh sách này vì nó thuộc danh sách những nước nói tiếng Anh bản địa). Có rất nhiều lí do khiến cho lục địa già này tuy đã gạo cội những vẫn đầy sức hấp dẫn đối với người ngoài và vẫn là một mảnh đất đáng mơ ước đối với nhiều người nếu có ham muốn được học hỏi, trải nghiệm hay khám phá.
Thứ nhất về giáo dục, châu Âu phát triển không thua kém gì các châu lục khác. Một số nền giáo dục ở các nước Bắc Âu còn đạt đến mức độ hoàn hảo tới nỗi các nước bạn luôn luôn muốn học hỏi.
Ngoài ra khi đi học ở các nước châu Âu, du học sinh phần lớn sẽ luôn sở hữu khả năng song ngữ – một thứ tiếng bản địa, và tiếng Anh. Người châu Âu học tiếng Anh như ăn cơm, trình độ tiếng Anh của người dân phần lớn ít nhất đều đạt được đến trình độ đủ để giao tiếp hoặc cao hơn.
Thêm một điểm cộng nữa là khi đi du học châu Âu, du học sinh vẫn có cơ hội đi du học ở các nước khác thông qua các chương trình học trao đổi, học tiếp lên thạc sĩ hay tiến sĩ ở các nước nói tiếng Anh bản địa, ở Nhật, Hàn hay Trung Quốc,… và thông qua đó nâng cao trải nghiệm cá nhân, mở rộng khám phá tới nhiều nơi trên thế giới.
Hơn nữa, nếu muốn nghiên cứu về văn hóa châu Á, châu Mỹ hay châu Úc, du học sinh vẫn có thể lựa chọn tới châu Âu để học. Ở các trường đại học danh tiếng tại châu Âu vẫn luôn có những ngành nghiên cứu về văn hóa các nước khác nhau (ví dụ ngành Hán học, Nhật học, Việt Nam học…) Chất lượng của các ngành học này được đánh giá cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường trình độ học vấn và hiểu biết sâu rộng, có nhiều cơ hội việc làm. Có một sự thật không thể phủ nhận, là người nước ngoài đôi khi còn hiểu rõ về văn hóa nước nhà hơn chính người bản địa nếu họ thật sự nghiên cứu và tìm hiểu. Cho nên ví dụ nếu học ngành Việt học thì sang Đức học cũng không phải một lựa chọn tồi.
Thứ hai về kinh tế, so với mặt bằng chung thì học phí và chi phí sinh hoạt ở các nước châu Âu rẻ hơn các nước khác rất nhiều. Một phần là do các chính sách khuyến học của chính phủ châu Âu đặc biệt hỗ trợ sinh viên và người đi học. Nếu không hỗ trợ thẳng bằng tài chính thì cũng là giảm thuế, vé tàu, chi phí ngân hàng, bảo hiểm, trả góp điện thoại, hỗ trợ mua đồ dùng học tập.
An sinh xã hội ở các nước châu Âu đạt đến mức ổn định, nên mức sống cao và đảm bảo được cho người dân không thiếu thốn. Hơn nữa, các nước châu Âu dân số ít nên nền kinh tế đặc biệt mở cửa và khuyến khích người nước ngoài đến học và ở lại tìm việc. Trong thời gian đi học cũng có thể tự đi làm tăng thu nhập hoặc trang trải cuộc sống, sau khi tốt nghiệp được phép ở lại tìm việc trong vòng 18 tháng,…
Video đang HOT
Thứ ba về văn hóa, châu Âu là đại diện tiêu biểu cho nền kinh tế tư bản, thượng nguồn của các xu hướng thay đổi về kinh tế chính trị trên thế giới nhưng vẫn giữ được cho mình nét văn hóa truyền thống lâu đời. Âm nhạc cổ điển phát triển mạnh mẽ trong giới thượng lưu châu Âu thời xưa và cho đến ngày nay nó đã được bình dân hóa đi phần nào, người ta vẫn nghe nhạc cổ điển như một món ăn tinh thần cần có trong cuộc sống. Hay văn hóa ẩm thực châu Âu ví dụ như ẩm thực Ý, ẩm thực Pháp hoặc Tây Ban Nha vẫn mang đậm những dấu ấn không lẫn lộn, dù cho hội nhập toàn cầu cũng ảnh hưởng nhiều tới chúng. Lịch sử ở châu Âu thú vị với những câu chuyện từ xa xưa thời Hy Lạp, La Mã, Vikings hay gần hơn thì là Con đường tơ lụa, Thế chiến I, II,… rất phù hợp với những ai ưa thích tìm hiểu văn hóa phương Tây.
Một lợi thế cực lớn cho những ai đi du học châu Âu đó là đi du lịch còn rẻ hơn về quê hương! Thật vậy, tiền mua vé máy bay khứ hồi về Việt Nam một chuyến đủ cho bạn đi du lịch châu Âu nhòe mấy nước. Chính sách mở cửa biên giới của khối liên minh châu Âu cho phép đi lại tự do giữa các nước thuộc khối Schengen mà không cần phải xin Visa, giống như kiểu người Việt được đi lại tự do trong khối ASEAN vậy (nhưng mà Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hungary, Áo, Thụy Điển,… nghe vẫn cool ngầu hơn là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar,… đúng không?). Với cả từ châu Âu xin Visa du lịch tới các nước khác trên thế giới cũng đều dễ dàng hơn. Bởi bạn sẽ có lợi thế là hồ sơ của bạn sẽ được gửi từ một trong những nước thuộc dạng ưu tiên trong việc sử lí giấy tờ.
Điều cuối cùng, nhịp sống ở châu Âu thường không quá hối hả và áp lực. Ở những nước mà bạn phải trả nhiều tiền cho việc học như ở Mỹ, bạn sẽ có áp lực phải học cho nhanh. Hay ở Nhật bạn sẽ gặp phải những trường hợp bị trầm cảm vì áp lực làm việc tăng ca, hoặc ở Hàn thì những ca tự tử do cả gánh nặng học hành, bươn trải đè nén. Tât nhiên không ai bảo cuộc sống ở các nước châu Âu là dễ dàng và đơn giản. Nhưng nhìn chung môi trường châu Âu vẫn là một môi trường ôn hòa, nhẹ nhàng, khá là dễ sống và hòa nhập, song song với đó vẫn sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để khám phá, mở mang cho những ai chịu khó học hỏi và tìm tòi.
Du học ở đâu cũng sẽ có ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên trong thời buổi mà xu hướng du học ngày càng tăng lên, bố mẹ muốn cho con cái có cơ hội đi xa để học hỏi, trải nghiệm và trưởng thành hơn, thì du học châu Âu vẫn là một lựa chọn tiềm năng rất đáng cân nhắc.
Theo Helino
Người mẹ cho con học trường làng dù được 3 học bổng Mỹ
Giây phút Ngọc Anh hồ hởi khoe được học bổng toàn phần Đại học Brown (Mỹ), mẹ cô nói: 'Xin lỗi con, mẹ không thể cho con đi du học'.
Sinh ra giữa trập trùng núi đồi Võ Nhai (Thái Nguyên), giành được học bổng phổ thông danh giá UWC, tiếp tục giành học bổng toàn phần tại 3 đại học, cao đẳng Mỹ, nhưng Lương Bảo Ngọc Anh lại quyết định vào Khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên). Câu chuyện của Ngọc Anh gây ra nhiều tranh cãi.
"Tôi quan niệm thành công phụ thuộc vào quá trình tự học và ý thức vươn lên, sự mong cầu tiến bộ thì con học đại học ở đâu cũng thế", chị Giang, 45 tuổi nói. Để con có được như hiện tại là một quá trình xuyên suốt chị luôn ở bên con, khi định hướng, cố vấn, khi như một người bạn.
Lương Bảo Ngọc Anh (được mọi người biết đến với cái tên Gin Anh) đạt IELTS 8.0 - ba năm nay đồng sáng lập lớp học miễn phí "12h đột phá" nhằm chuẩn hóa nói tiếng Anh cho người Việt. Ảnh: NVCC.
Là giáo viên Văn, ngay từ khi con còn nhỏ, chị Giang đã chú trọng phát triển tâm hồn cho con. Mỗi khi thấy một hiện tượng tự nhiên hay nhành cây, ngọn cỏ chị đều giảng giải con nghe. Lương giáo viên ba cọc ba đồng, song người mẹ không tiếc cho con đi du lịch và từ thiện cùng mình. "Nhiều năm sau này đọc cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế, tôi vỡ ra mình đã dạy con y như cách người mẹ đó đã dạy", chị Giang cho biết.
Năm con gái học lớp 2, vợ chồng chị ly hôn. Một thời gian sau đó chị phát hiện những cuốn vở bị Ngọc Anh cắt thành hình xoáy ốc. "Tôi khiển trách thì con gái khóc òa lên: 'Mẹ ơi, không biết tại sao nhưng đến lớp con rất buồn'. Tôi nhận ra dù yêu thương con thế nào cũng không lấp được khoảng trống cha mẹ tan vỡ, đành chỉ biết bên con nhiều hơn, dùng thời gian để chữa lành và chấp nhận năm học lớp 2 lực học con kém hẳn", chị chia sẻ.
Đến năm Ngọc Anh học lớp 6, người mẹ ngày ngày vượt hơn 30 km đưa con xuống thành phố theo học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài - điều chưa từng có ở vùng quê nghèo miền núi Võ Nhai lúc bấy giờ.
Ngoài học tập, Ngọc Anh còn thường tham gia các hoạt động ngoại khóa và mỗi lần như vậy phải có kịch bản dẫn chương trình. Lần đầu tiên chị Giang hướng dẫn con viết, từ đó về sau cô bé tự làm và đưa mẹ duyệt. Tới năm 2014, khi học lớp 10, Ngọc Anh viết bài luận "Thư gửi bạn sau 20 năm nữa" để xin học bổng UWC.
"Lúc đó con dịch lại tiếng Anh cho tôi nghe, tôi bảo được. Thế là con đi gửi. Thật không ngờ con là một trong 5 học sinh được học bổng năm đó, trị giá 84.000 USD và sang Canada học 2 năm", chị chia sẻ.
Trong hơn 2 năm con ở phương xa, cũng đồng nghĩa chị Giang phải đi dạy thêm để có tiền cho con những kỳ ngoại khóa. Ảnh: NVCC.
Trong chương trình học tại Canada, Ngọc Anh rất thích môn kịch và nhiều lần được nhà trường tin tưởng giao cho làm phó tổng đạo diễn sân khấu. Mỗi lúc con gái khoe, người mẹ vui một, nhưng lo hai. "Học nghệ thuật phải có năng khiếu thực sự và nỗ lực khốc liệt. Thành quả con đạt được chỉ là sự cố gắng, không phải là năng khiếu", chị luôn nói với con như vậy.
Song sự tự do ở môi trường nước ngoài khiến Ngọc Anh bỏ ngoài tai những lời khuyên của mẹ. Cô khăng khăng săn học bổng theo ngành nghệ thuật này, cuối cùng chỉ nhận được một học bổng 75% từ trường Simon Fraser ở Vancouver. Với mức học bổng này, Ngọc Anh sẽ cần hỗ trợ rất nhiều, mà lương giáo viên của mẹ không thể đủ cho theo học. Ngọc Anh đành ngậm ngùi về nước.
Áp lực học tập trước đó cộng với sự thất bại lần này khiến Ngọc Anh bị stress, ít nói chuyện với mẹ, suốt ngày đeo tai nghe, ôm máy tính. Mối quan hệ hai mẹ con rơi vào khủng hoảng. "Đỉnh điểm có một hôm tôi bị ốm, con bé không nấu cơm, không quan tâm hỏi han mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy hai mẹ con cách xa nhau tới vậy", chị nhớ lại.
Trong người mẹ lúc đó là cảm giác bực bội, tổn thương, cũng như xót xa không biết cách nào để giúp con vui vẻ trở lại. Chị quyết định đi xa để có thời gian suy nghĩ. Hai đêm liền người mẹ vạch một dàn ý những điều cần nói với con, như: Bây giờ con trở thành người thế nào, tại sao con cần thay đổi, thay đổi thì con sẽ thế nào? mục tiêu của mẹ con mình là gì?...
Ngay đêm trở về, chị đã nói chuyện với con cả tối và cuối cùng hóa giải được những ẩn ức trong lòng con gái tồn tại trong hai năm mẹ con xa cách. Ngọc Anh đã khóc òa trong lòng mẹ: "Nếu mẹ không nói với con thế này thì con vẫn nghĩ mình đúng. Con không biết là con đang xấu, đang làm tổn thương mọi người trong gia đình".
Về phần chị Giang cũng thấy mình sai, khi giờ con đã lớn, không thể dùng quyền của người mẹ để con phải nghe theo, mà phải nói bằng lý lẽ. Từ đó chị không quản lý sát sao giờ giấc của con gái như trước.
Thời gian sau đó, Ngọc Anh nghe theo lời mẹ vào học tại trung tâm giáo dục thường xuyên để lấy bằng tốt nghiệp tại Việt Nam, song song tham gia giảng dạy tại trung tâm tiếng Anh và âm thầm nộp hồ sơ du học.
Tháng 2/2017, cô thông báo với mẹ gửi hồ sơ 3 đại học Mỹ và đều giành được học bổng toàn phần, trong đó có Đại học Brown - top 10 đại học Mỹ. Trước sự hồ hởi của con, người mẹ áy náy nói: "Mẹ rất xin lỗi con. Nhưng hiện tại mẹ không thể cho con đi du học được".
"Ở nhà tôi mỗi thế hệ đều đã có những lựa chọn, những hy sinh vì người thân trong gia đình. Tôi chỉ là một nhà giáo không đi dạy thêm nên kinh tế là một lý do. Nhà chỉ có hai mẹ con, những lúc mẹ con ốm đau xa nhau rất vất vả. Hơn nữa con lớn lên trong vòng tay ông bà ngoại, giờ ông bà già yếu rồi, ai đâu biết ngày sau", chị bộc bạch.
Trong căn gác phòng trọ đêm đó, Ngọc Anh dấm dứt khóc, người mẹ nằm dưới cũng rơi nước mắt trắng đêm. Sáng hôm sau, Ngọc Anh nói với mẹ: "Con săn học bổng không nhất thiết là để đi học, mà để chứng minh với mẹ con không vô dụng. Quãng thời gian vừa qua con cũng đã biết, được sống, được hy sinh vì người khác cũng là một hạnh phúc. Việc không đi học hay không với con đã không còn quan trọng nữa".
Cả Ngọc Anh và mẹ đều không ân hận khi năm 2017 quyết định bỏ cơ hội du học Mỹ, để học tập tại Việt Nam và có nhiều thời gian bên nhau hơn. Ảnh: NVCC.
Bỏ đại học Mỹ, Ngọc Anh cũng không thích vào các đại học lớn ở Việt Nam nữa, mà quyết định học tại quê nhà để gần mẹ. Vì có tiếng Anh vượt chuẩn đầu vào nên cô được tuyển thẳng vào năm 2 khoa Quốc Tế (Đại học Thái Nguyên). Hiện cô học năm 3 của trường. Ngoài ra còn cùng bạn mở một dự án dạy tiếng Anh, với mục tiêu "đỡ được phần học phí cho mẹ".
Khi kỳ nghỉ hè đến cũng là lúc cô mở lớp "12 giờ đột phá", dạy chuẩn phát âm tiếng Anh. Đây là năm thứ 3 cô gái trẻ dạy miễn phí, mỗi khóa chừng 60 học sinh.
"Giờ đây mình thực sự không còn nuối tiếc hay ân hận khi từ bỏ học bổng du học Mỹ, không thể ích kỷ vì ước mơ của bản thân mà để mẹ phải vất vả", Ngọc Anh nói. Cô gái trẻ cũng vừa quyết định tạm gác cơ hội đi vòng quanh thế giới từ tổ chức Peace Boat dù đã đủ điều kiện, vì thấy được đứng lớp thú vị hơn rất nhiều.
Sân trường dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, những chùm phượng đầu tiên đã nở. Là một phụ nữ cá tính nên những tiết học văn của chị Bằng Giang cũng có phần khác biệt. Học trò không cần học thuộc nhiều, luôn có cơ hội thể hiện suy nghĩ, cá tính và sáng tạo của bản thân trước những câu hỏi mở. Cũng như dạy con, chị Giang muốn truyền đến bao thế hệ học trò một điều giản dị "dù không thành công nhưng nhất định phải thành nhân" và "làm người phải sống có lửa".
Phan Dương
Theo VNE
Nên học liên kết hay du học? Hôm qua 31.7 là ngày cuối cùng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh chương trình đại trà đang tuyển sinh tại các trường, người học vẫn còn nhiều hướng đi khác thông qua những chương trình đặc biệt. Các chuyên gia tham gia chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều...